GIÁ TRỊ CỦA SÓNG F TRONG CHẨN ĐOÁN CHÈN ÉP RỄ THẦN KINH

GIÁ TRỊ CỦA SÓNG F TRONG CHẨN ĐOÁN CHÈN ÉP RỄ THẦN KINH

GIÁ TRỊ CỦA SÓNG F TRONG CHẨN ĐOÁN CHÈN ÉP RỄ THẦN KINH
Hoàng Thu Soan1, Vũ Tiến Thăng1, Vi Thị Phương Lan1, Khương Hoàng Anh2, Đỗ Cảnh Dương2
1 Trường ĐH Y Dược Thái Nguyên
2 Sở Y tế Thái Nguyên
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi các thông số của sóng F trong trường hợp chèn ép rễ thần kinh đốt sống cổ và đốt sống thắt lưng. Phương pháp: nghiên cứu cắt ngang tiến hành trên 2 nhóm: nhóm chứng gồm 30 kết quả điện sinh lý thần kinh – cơ của đối tượng không có bệnh lý thần kinh ngoại biên; nhóm bệnh gồm 60 kết quả điện sinh lý thần kinh – cơ của các bệnh nhân được chẩn đoán có tình trạng chèn ép rễ thần kinh đốt sống cổ (30 kết quả) hoặc đốt sống thắt lưng (30 kết quả) trên lâm sàng. Các chỉ số sóng F được ghi trên tứ chi ở cả hai nhóm nghiên cứu bởi một người đo bằng máy điện cơ Nicolet Viking Quest/ Natus. Kết quả: thời gian tiềm ngắn nhất sóng F kéo dài ở chi trên từ 11-33%; ở chi dưới từ 0-8%, giảm tần số xuất hiện sóng F ở dây giữa là 76%, dây trụ là 39%, dây mác là 26%, dây chày là 0%. Chênh lệch tần số xuất hiện sóng F giữa chi lành và chi bệnh của dây thần kinh giữa (93%) và thần kinh mác (81%) chiếm tỷ lệ cao, tỷ lệ này ở dây trụ chiếm 57%, ở dây chày không có sự chênh lệch. Kết luận: Để tránh bỏ sót chẩn đoán chèn ép rễ thần kinh, cần phối hợp xem xét tất cả các chỉ số của sóng F. Trong các thông số, cần so sánh sự khác biệt về tần số xuất hiện sóng F giữa chi lành và chi bệnh, đây là chỉ số nhạy nhất, sau đó là dấu hiệu giảm tần số xuất hiện sóng F, chỉ số kéo dài thời gian tiềm ngắn nhất của sóng F xuất hiện không thường xuyên.

Rễthần  kinh  thường  bịchèn  ép  do  nhiều nguyên nhân như thoát vịđĩa đệm, viêm xương khớp ởcột  sống,  thoái  hóa  đốt  sống  cổ,  gai xương,  hẹp ống  sống,  khối  u  tủy,  đái  tháo đường…  Theo  nghiên  cứu  cộng đồng năm 2015 của  Hội  chống  đau  Hà  Nội,  điềutra ở48/63 Tỉnh/Thành  phốcảnước  tỷlệngười  đau  thắt lưng có hội  chứng  rễthần  kinh  là  27,75%  [7]. Đây là lứa  tuổi đang có hiệu  suất lao động  và khảnăng cống hiến tốt nhất cho xã hội.  Các  dấu  hiệu  của  chèn  ép  lên  rễthần  kinh liên quan đến các tư thế,  vận động khi làm  việc và sinh hoạt của người bệnh. Trên lâm sàng bác sỹcăn cứvào định  khu  chi  phối  của  dây  thần kinh đểxác định  rễbịchèn  ép,  tuy  nhiên  các triệu  chứng  phụthuộc  nhiều  vào  chủquan  của người bệnh, một sốdấu hiệu bịchồng lấp. Đểhỗtrợcho  chẩn đoán chính xác, các bác sĩ sau khi thăm  khám  thường  sửdụng  các  kết  quảcủa chẩn đoán hình ảnh đểđánh giá hình ảnh  chèn ép rễ. Đa sốcác bệnh nhân thường xuyên được chỉđịnh  chụp  cộng  hưởng  từ(MRI)  vì  nó  là phương pháp không xâm lấn,  kỹthuật  giúp  xác định  vịtrí  và  nguyên  nhân  của  sựchèn ép. Độchính  xác  của  MRI  trong  việc  phát  hiện  thoát  vịđĩa đệm  có  thểđạt  81,83%  [4].Tuy  nhiên,  MRI không  cung  cấp được  thông  tin  vềsựbiến đổi chức  năng  sinh  lý  của  rễcũng  như  dây  thần kinh.Khá  nhiều  trường  hợp  MRI  cho  thấy  các hình ảnh  bất thường ởnhững người  không  có triệu  chứng  hoặc không liên quan đến  các  triệu chứng  của  bệnh nhân. Do đó, việc đánh giá sựchèn  ép  rễthần  kinh  cần có phương pháp chẩn đoán bổsung và có thểkhẳng định thực sựdây thần kinh bịchèn ép có bịtổn thương hay không, đây  là  vấn  đềcần  thiết  giúp  hỗtrợcác  thầy thuốc trên lâm sàng có định hướng điều trịđúng.Hiện nay, điện cơ là một phương pháp được cho là hữu ích đểđánh giá bệnh nhân mắc bệnh lý rễthần kinh. Theo Wei Li[6] độchính xác của ghi điện cơ chẩn đoán rễthần kinh bịchèn ép ởbệnh nhân thoát vịđĩa đệm thắt lưng nằm trong khoảng  từ85,71%  đến  100%,  trung  bình  là 93,57%.ỞViệt Nam, tác giảNguyễn Hữu Công [1] đã viết thành y văn công bốgiá trịbình thường của sóng F trên người  Việt Nam trưởng  thành  khỏe mạnh. Theo Phan Việt Nga (2013) [3], sóng F có ý  nghĩa  trong  chẩn  đoán  chèn  ép  rễ,  nó  liên quan  chặt  chẽvới  sốlượng  tầng  thoát  vị.  Với mong  muốn xác định  vai  trò  của điện cơ trong hỗtrợchẩn đoán chèn ép rễtrên các bệnh nhân đến  khám  tại  bệnh  viện Trường đại  học Y Dược Thái Nguyên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu với mục tiêu: Đánh giá sựthay đổi các thông sốcủa sóng F trong trường  hợp  chèn  ép  rễthần  kinh đốt sống cổvà đốt sống thắt lưng.

Chi tiết bài viết
Từ khóa
Sóng F, chèn ép rễ thần kinh

Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Hữu Công (1998), Chẩn đoán điện và bệnh lý thần kinh cơ, Nhà xuất bản y học. 
2. Trần Công Chính và cộng sự, 2017, Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh cộng hưởng từ, dẫn truyền thần kinh ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, tạp chí Y-Dược học trường ĐH Y-Dược Huế, tập 7, số 4, tr. 107-112. 
3. Phan Việt Nga và cộng sự, 2017, Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ chẩn đoán và điều trị nội khoa, Nhà xuất bản Y học. 

GIÁ TRỊ CỦA SÓNG F TRONG CHẨN ĐOÁN CHÈN ÉP RỄ THẦN KINH

Leave a Comment