Giám sát tình hình kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn lậu tại Hà Nội từ 2002 – 2003

Giám sát tình hình kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn lậu tại Hà Nội từ 2002 – 2003

Đề tài Giám sát tình hình kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn lậu tại Hà Nội từ 2002 – 2003.– Lần đầu tiên có một công trình nghiên cứu cấp bô với thời gian tương đói dài (3 năm) với số bênh nhân khá lớn (8662 bênh nhân) và số chủng vi khuẩn phân lập được khá cao (880 chủng). Nghiên cứu có tính hê thống liên tục, giúp chúng ta thấy được tình hình mắc bênh lậu và tỷ lê phân lập được vi khuẩn lậu ở Hà Nội ngày một tăng.

– Đánh giá được mức độ kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn lậu phân lập được ở Hà Nội đối với từng kháng sinh đang được sử dụng ở Việt nam và Thế giới qua 3 năm liên tục. Lựa chọn ra được những kháng sinh có tác dụng tốt nhất trong điều trị bênh lậu.

– Đưa ra được nồng độ ức chế’ tối thiểu của từng kháng sinh (MIC) đối với vi khuẩn lậu, giúp chúng ta xác định được liều lượng cần thiết của từng kháng sinh để điều trị bênh lậu có hiêu quả nhất.

– Phát hiên được tỷ lê các chủng vi khuẩn lậu có ß-lactamase chiếm tường đối cao, nhưng có xu thế’ giảm dần qua 3 năm nghiên cứu.

1.2. Kết quả cụ thể:

– Đưa ra được 4 bảng số liêu và 3 biểu đồ về kết quả phân lập vi khuẩn lậu, so sánh tỷ lê mắc bênh giữa nam và nữ, giữa các lứa tuổi, giữa các nghề nghiêp trong 3 năm 2001,2002,2003.

– Đưa ra được 19 bảng số liêu và 10 biểu đồ về kết quả các chủng vi

khuẩn lậu đề kháng với các kháng sinh, tỷ lê các chủng vi khuẩn lậu có ß- lactamase và nồng độ ức chế’ tối thiểu của từng kháng sinh (MIC) đối với vi

1.3. Hiệu quả về đào tạo:

Với số liêu thu được trong 1 năm đã giúp 1 học viên cao học viết được luận văn Thạc sỹ, bảo vê đạt xuất sắc.

1.4. Hiệu quả về kinh tế:

Khi xác định được tính nhậy cảm của vi khuẩn lậu với từng kháng sinh, chúng ta có thể loại bỏ được nhứng kháng sinh đã bị lậu cầu kháng lại cao; trên cơ sở đó nhà nước chỉ cần mua những kháng sinh vi khuẩn lậu còn nhậy cảm. Chỉ riêng việc này cũng tiết kiêm được hàng tỷ đồng cho một năm.

1.5. Hiệu quả về xã hội:

Các kết quả nghiên cứu có thể áp dụng ở các bệnh viện và cộng đồng, lựa chọn được kháng sính tốt nhất, liều lượng thích hợp nhất để điều trị có kết quả cao, hạn chế được tính kháng thuốc của vi khuẩn lậu, góp phần hạn chế bệnh lậu ở Việt Nam.

2. ÁP DỤNG VÀO THỰC TIÊN ĐIỂU TRỊ

Các kết quả nghiên cứu trên đã được các bác sỹ lâm sàng ứng dụng trong việc điều trị những bệnh nhân bị lậu bằng kháng sinh, đang được điều trị tại Viên Da liễu Trung ương. Kết quả cho thấy việc điều trị bằng những kháng sinh còn có tác dụng tốt đối với vi khuẩn lậu đã rút ngắn được thời gian điều trị cho bệnh nhân, giảm bớt được chi phí về kinh tế, hạn chế được sự lây truyền chéo tính kháng thuốc kháng sinh của các chủng vi khuẩn lậu trong bệnh viện cũng như trong cộng đồng.

3. ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN ĐỂ TÀI ĐỐI CHIỂU VỚI ĐỂ CƯƠNG NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐƯỢC PHÊ DUYỆT

Đối chiếu với đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt, việc thực hiên đề tài của chúng tôi đã đảm bảo:

a. Tiến độ:

Thực hiện đúng tiến đô

b. Thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đề ra

Thực hiện đầy đủ các mục tiêu đề ra

c. Các sản phẩm tạo ra so với dự kiến trong bản đề cương

– Tạo ra đầy đủ các sản phẩm đã dự kiến trong đề cương

– Chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu như đã ghi trong đề cương

d. Đánh giá việc sử dụng kinh phí:

Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 150 triệu đồng

Trong đó kinh phí sự nghiệp khoa học: 150 triệu đồng Kinh phí từ nguồn khác: 0 triệu đồng

Trang thiết bị đã được đầu tư từ nguồn kinh phí đề tài : không Toàn bô kinh phí đã được thanh quyết toán: 150 triệu.

4. CÁC Ý KIẾN ĐỂ XUẤT:

a. Đề xuất về tài chính:

– Kinh phí cấp phát quá chậm nên ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai đề tài, kế hoạch thực hiện không đúng tiến đô ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu. 

MỤC LỤC 
4. Các ý kiến đề xuất 3
Phần B. Nôi dung báo cáo chi tiết kết quả nghiên cứu
1. Đặt vấn đề 5
2. Tổng quan tài liệu 7
2.1. Vi khuẩn lậu 7
2.1.1. Lịch sử về bệnh lậu 7
2.1.2. Đặc điểm sinh học vủa vi khuẩn lậu 8
2.1.3. Khả năng gây bệnh 12
2.1.4. Chẩn đoán vi khuẩn lậu trong phòng xét nghiệm 15
2.2. Bệnh lậu và sự kháng kháng sinh của vi khuẩn lậu
trên Thế giới 17
2.3. Bệnh lậu và sự kháng kháng sinh của vi khuẩn lậu ở
Việt Nam 19
3. Đối tượng, vật liệu và phương pháp nghiên cứu 22
3.1. Đối tượng nghiên cứu 22
3.2. Vật liệu nghiên cứu 23
3.3. Phương pháp nghiên cứu 26
4. Kết quả nghiên cứu 36
4.1. Kết quả phân lập vi khuẩn 36
4.2. Kết quả vi khuẩn lậu đề kháng với các kháng sinh 41
4.3. So sánh tỷ lệ kháng kháng sinh qua từng năm 47
4.4. Kết quả các chủng vi khuẩn lậu đề kháng với 2 kháng sinh 49 
4.5. Kết quả các chủng vi khuẩn lậu đề kháng với 3 kháng sinh 51
4.6. Kết quả các chủng vi khuẩn lậu đề kháng với 4 kháng sinh 52
4.7. Kết quả các chủng vi khuẩn lậu đề kháng với 5 kháng sinh 52
4.8. Kết quả các chủng vi khuẩn lậu đề kháng với đa kháng sinh
qua các năm 53
4.9. Kết quả vi khuẩn lậu có p – Lactamase 54
4.10. MIC của một số kháng sinh với vi khuẩn lậu 55
5. Bàn luận 56
5.1. Kết quả phân lập vi khuẩn 56
5.2. Kết quả các chủng vi khuẩn lậu đề kháng
với các kháng sinh 62
5.3. Tỷ lê các chủng vi khuẩn lậu đa đề kháng kháng sinh 66
5.4. Tỷ lê các chủng vi khuẩn lậu có p – Lactamase 67
5.5. MIC của một số kháng sinh với vi khuẩn lậu 67
6. Kết luận 70 
7. Tài liêu tham khảo
8. Phụ lục
Phiếu điều tra nghiên cứu bênh nhân ( Đánh dấu vào ô thích hợp)
Số phiếu: Số bênh phẩm cấy:
1. Họ và tên: 2.tuổi
4. Địa chỉ:
5. Trình độ văn hoá:

Leave a Comment