Hiệu quả của hai phác đồ sử dụng polyethylene glycol 3350 và lactulose trong điều trị táo bón mạn tính chức năng ở trẻ em dưới 6 tuổi
Hiệu quả của hai phác đồ sử dụng polyethylene glycol 3350 và lactulose trong điều trị táo bón mạn tính chức năng ở trẻ em dưới 6 tuổi
Nguyễn Thị Việt Hà, Đào Thị Trân Huyền
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Táo bón là một bệnh lý tiêu hóa thường gặp ở trẻ em. Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả của hai phác đồ có sử dụng polyethylene glycol 3350 và lactulose trong điều trị táo bón mạn tính chức năng ở trẻ em dưới 6 tuổi. Thực hiện thử nghiệm lâm sàng mở, ngẫu nhiên có đối chứng trên trẻ từ 12 tháng đến 72 tháng tuổi được chẩn đoán táo bón mạn tính theo tiêu chuẩn ROME IV. 156 trẻ được ngẫu nhiên chia vào hai nhóm điều trị bằng lactulose (1,5ml/kg/ngày) hoặc polyethylene glycol 3350 (0,5g/kg/ngày) trong 3 tháng. Nghiên cứu thu được kết quả số lần đại tiện trung bình trong tuần và tỷ lệ đại tiện phân mềm của cả hai nhóm tăng rõ rệt tại các thời điểm 1, 2 và 3 tháng sau điều trị (p < 0,001). Tỷ lệ trẻ cải thiện số lần đại tiện trung bình trong tuần, phân mềm và không có máu, đau hậu môn, gắng sức khi đại tiện và tư thế giữ phân ở nhóm sử dụng polyethylene glycol 3350 cao hơn nhóm sử dung lactulose ở các thời điểm đánh giá (p < 0,05). Các tác dụng không mong muốn ở nhóm polyethylene glycol 3350 ít hơn nhóm lactulose, p < 0,05. Hiệu quả điều trị của nhóm trẻ sử dụng phác đồ có polyethylene glycol 3350 cao hơn so với phác đồ có lactulose tại các thời điểm đánh giá, p < 0,05. Phác đồ sử dụng polyethylene glycol 3350 có hiệu quả điều trị cao hơn và tác dụng không mong muốn thấp hơn so với phác đồ sử dụng lactulose.
Táo bón là một bệnh lý tiêu hóa thường gặp ở trẻ em có tỷ lệ mắc từ 5% đến 30%1 với 90 – 95% là do nguyên nhân chức năng.2 Táo bón kéo dài không được điều trị và theo dõi hợp lý, có thể dẫn đến các biến chứng gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tâm lý cho trẻ em, tăng chi phí điều trị và chăm sóc y tế cho gia đình và xã hội cũng như ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của cha mẹ và người chăm sóc trẻ.3 Lactulose và polyethylene glycol (PEG) là hai thuốc nhuận tràng được chứng minh có hiệu quả, an toàn hơn các thuốc khác và được Hội tiêu hóa, gan mật và dinh dưỡng Nhi khoa Bắc Mỹ (NASPGHAN) và Châu Âu HIỆU QUẢ CỦA HAI PHÁC ĐỒ SỬ DỤNG POLYETHYLENE GLYCOL 3350 VÀ LACTULOSE TRONG ĐIỀU TRỊ TÁO BÓN MẠN TÍNH CHỨC NĂNG Ở TRẺ EM DƯỚI 6 TUỔIĐào Thị Trân Huyền¹ và Nguyễn Thị Việt Hà1,2, ¹Trường Đại học Y Hà Nội²Bệnh viện Nhi Trung ươngTáo bón là một bệnh lý tiêu hóa thường gặp ở trẻ em. Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả của hai phác đồ có sử dụng polyethylene glycol 3350 và lactulose trong điều trị táo bón mạn tính chức năng ở trẻ em dưới 6 tuổi. Thực hiện thử nghiệm lâm sàng mở, ngẫu nhiên có đối chứng trên trẻ từ 12 tháng đến 72 tháng tuổi được chẩn đoán táo bón mạn tính theo tiêu chuẩn ROME IV. 156 trẻ được ngẫu nhiên chia vào hai nhóm điều trị bằng lactulose (1,5ml/kg/ngày) hoặc polyethylene glycol 3350 (0,5g/kg/ngày) trong 3 tháng. Nghiên cứu thu được kết quả số lần đại tiện trung bình trong tuần và tỷ lệ đại tiện phân mềm của cả hai nhóm tăng rõ rệt tại các thời điểm 1, 2 và 3 tháng sau điều trị (p < 0,001). Tỷ lệ trẻ cải thiện số lần đại tiện trung bình trong tuần, phân mềm và không có máu, đau hậu môn, gắng sức khi đại tiện và tư thế giữ phân ở nhóm sử dụng polyethylene glycol 3350 cao hơn nhóm sử dung lactulose ở các thời điểm đánh giá (p < 0,05). Các tác dụng không mong muốn ở nhóm polyethylene glycol 3350 ít hơn nhóm lactulose, p < 0,05. Hiệu quả điều trị của nhóm trẻ sử dụng phác đồ có polyethylene glycol 3350 cao hơn so với phác đồ có lactulose tại các thời điểm đánh giá, p < 0,05. Phác đồ sử dụng polyethylene glycol 3350 có hiệu quả điều trị cao hơn và tác dụng không mong muốn thấp hơn so với phác đồ sử dụng lactulose.Từ khóa: Táo bón chức năng, mạn tính, polyethylene glycol 3350, lactulose, trẻ em.I. ĐẶT VẤN ĐỀ(ESPGHAN) khuyến cáo sử dụng trong điều trị táo bón cho trẻ em.4 Nghiên cứu của Đỗ Thị Minh Phương trên nhóm trẻ dưới 5 tuổi mắc táo bón mạn tính chức năng nhận thấy sử dụng lactulose cải thiện số lần đại tiện và són phân ở 72,8% trẻ em sau 3 tháng điều trị.5 Phác đồ sử dụng polyethylene glycol 4000 (PEG 4000) đạt hiệu quả tới 89,8%, ít tác dụng không mong muốn và chi phí hợp lý trên nhóm trẻ 6 – 11 tuổi được ghi nhận bởi Phạm Thị Thanh Nga.6Polyethylene glycol 3350 (PEG 3350) là thuốc nhuận tràng đang được khuyến cáo sử dụng trong điều trị táo bón chức năng cho trẻ em ở mọi nhóm tuổi bởi Hội tiêu hóa, gan mật và dinh dưỡng Nhi khoa Bắc Mỹ (NASPGHAN) và Châu Âu (ESPGHAN).
https://thuvieny.com/hieu-qua-cua-hai-phac-do-su-dung-polyethylene-glycol-3350-va-lactulose-trong-dieu-tri-tao-bon/