HIỆU QUẢ CỦA LACTOBACILLUS CASEI SHIROTA LÊN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG, TIÊU HÓA VÀ NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP Ở TRẺ 3-5 TUỔI TẠI 4 XÃ TỈNH THANH HÓA

HIỆU QUẢ CỦA LACTOBACILLUS CASEI SHIROTA LÊN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG, TIÊU HÓA VÀ NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP Ở TRẺ 3-5 TUỔI TẠI 4 XÃ TỈNH THANH HÓA

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HIỆU QUẢ CỦA LACTOBACILLUS CASEI SHIROTA LÊN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG, TIÊU HÓA VÀ NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP Ở TRẺ 3-5 TUỔI TẠI 4 XÃ TỈNH THANH HÓA.Suy dinh dưỡng (SDD) là tình trạng bệnh lý xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng, thường kèm theo tác động của nhiễm khuẩn và ngược lại thường tạo điều kiện cho nhiễm khuẩn phát triển và làm cho tình trạng thiếu dinh dưỡng càng nặng thêm. SDD là vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu, chủ yếu xảy ra ở châu Phi và châu Á. SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi không những làm trẻ chậm phát triển thể chất, trí tuệmà còn làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩnhô hấp cấp (NKHHC), tiêu chảy và dẫn đến tử vong [1],[2]. Theo ước tính có khoảng 45% số ca tử vong trên toàn cầu ở trẻ em dưới 5 tuổi là do SDD [3]. Ở nước ta trong những năm qua, mặc dù đã có nhiều thành tựu trong công tác phòng chống SDD, nhưng tỷ lệ SDDở trẻ em dưới 5 tuổi vẫn còn ở mức cao, đặc biệt là SDDthể thấp còi là 23,2%, thể nhẹ cân là 12,8% (năm 2018)[4].


Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nhiễm khuẩn hô hấp cấp (NKHHC) là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em, chiếm 15-16% tỷ lệ tử vong dưới 5 tuổi [5] và cũng là nguyên nhân chính gây ra bệnh tật và tử vong ở các nước đang phát triển ở trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi[6]. Tại Việt Nam, NKHHC cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em, chiếm 44% trong số các bệnh gây tử vong cho trẻ ở độ tuổi này [7]. NKHHC có tỷ lệ mắc cao và tái diễn nhiều lần trong năm, gây tốn kém về chi phí điều trị và thời gian chăm sóc trẻ của các bà mẹ, là gánh nặng đối với ngành y tế [8]. NKHHC có liên quan đến các yếu tố nguy cơ khác nhau bao gồm các yếu tố: dinh dưỡng, nhân khẩu học, môi trường và kinh tế xã hội[9],[10]. Nếu các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được thông qua việc thực hiện các chiến lược can thiệp khác nhau thì gánh nặng bệnh tật trong cộng đồng có thể được giảm bớt.
Bệnh tiêu chảy là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai trên thế giới ở trẻ em. Mỗi ngày trên toàn cầu có 1400 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do tiêu chảy[11].Suy dinh dưỡng (SDD) và tiêu chảy tạo thành một vòng xoắn bệnh lý, tiêu chảy dẫn đến suy dinh dưỡng và suy dinh dưỡng làm tăng nguy cơ mắc tiêu chảy, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ. Farzana F và cs (2013) nghiên cứu trên 2324 trẻ dưới 5 tuổi tại Bangladesh bị tiêu chảy cho thấy trẻ tiêu chảy có mức độ vừa và nặng có xu hướng bị suy dinh dưỡng nhiều hơn so với trẻ tiêu chảy nhẹ [12]. William J.I và cs (2015) nghiên cứu trên 176 trẻ mắc tiêu chảy cấp đang điều trị tại bệnh viện cho thấy trẻ SDD có mức độ bệnh nặng hơn và thời gian nằm viện dài hơn so với trẻ có tình trạng dinh dưỡng tốt [13]. Mối liên quan giữa tiêu chảy và suy dinh dưỡng là gánh nặng về kinh tế đối với các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Táo bón là một tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ em. Đây là vấn đề sức khoẻ cộng đồng ngày càng tăng trên toàn thế giới. Táo bón kéo dài nếu không được chăm sóc dinh dưỡng, điều trị và theo dõi hợp lý có thể dẫn đến các biến chứng gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tâm lý cho trẻ,tác động đáng kể đến y tế, xã hội, kinh tế, thậm chí có thể gây viêm đường tiêu hóa[14], làm cho trẻ biếng ăn, ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể.  Nguyên nhân gây táo bón rất đa dạng nhưng chủ yếu táo bón do nguyên nhân chức năng chiếm 90 – 95 %[15]. Tỷ lệ mắc táo bón chức năng ở trẻ em dao động từ 0,7% – 29 % ở cả các nước phát triển và đang phát triển với các yếu tố nguy cơ như căng thẳng tâm lý, thói quen ăn uống [16].Tại Việt Nam, một số nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ mắc táo bón ở trẻ 36-48 tháng tuổi là 54,9% (năm 2009) [17], 92,5 % trẻ mắc bệnh táo bón chức tại phòng khám tại bệnh viện Nhi Trung Ương (năm 2013) [18].Một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị táo bón an toàn và mang lại hiệu quả kéo dài là sử dụng probiotic. “Probiotic” là những vi khuẩn sống, khi sử dụng với một số lượng thích hợp sẽ có lợi cho sức khỏe con người. Probiotic được chứng minh có vai trò quan trọng trong giảm các triệu chứng bệnh táo bón[19],[20].
Lactobacillus casei Shirota (LcS) là một chủng vi khuẩn có lợi được nghiên cứu và được sử dụng tại Nhật Bản từ năm 1935. LcS đã được nghiên cứu về hiệu quả liên quan đếnmiễn dịch [21],[22]trong phòng và điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp[23],[24], trong sự tăng trưởng của trẻ [25], phòng và điều trị tiêu chảy[26],[27], phòng và điều trị táo bón trên các đối tượng khác nhau[28],[19].Tại Việt Nam, hiện chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả của Lactobacilluss casei Shirota đến tình trạng dinh dưỡng, tiêu hóa và NKHHC ở trẻ 3-5 tuổi, bổ sung Lactobacilluss casei Shirotathì hiệu quả lên tỷ lệ mắc mới tích lũy táo bón, tiêu chảy, NKHHC như thế nào và có cải thiện tình trạng táo bón, dinh dưỡng ở những trẻ táo bón chức năng hay không. Đây là những câu hỏi rất cần lời giải đáp. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với 3 mục tiêu: 
1. Mô tả tình trạng dinh dưỡng, tiêu hóa và nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ 3-5 tuổi tại 4 xã tỉnh Thanh Hóa, năm 2017.
2. Đánh giá hiệu quả của Lactobacillus casei Shirota lên tỷ lệ mắc mới về táo bón, tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ 3-5 tuổi tại 4 xã tỉnh Thanh Hóa.
3. Đánh giá hiệu quả Lactobacillus casei Shirota lên cải thiện táo bón, tình trạng dinh dưỡng ở trẻ 3-5 tuổi bị mắc táo bón chức năng tại 4 xã tỉnh Thanh Hóa.

MỤC LỤC
    Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………..    1
Chương 1. TỔNG QUAN…………………………………………………………………    4
1.1. Tình trạng dưỡng trẻ em…………………………………………………………………….    4
1.2. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em………………………….………………    11
1.3. Tình trạng tiêu hóa……………………………………………………….…    14
1.4. Probiotic…………………………………………………………………….    20
1.5. Các vấn đề tồn tại và những vấn đề cần tập trung nghiên cứu …………….     34
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………    36
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu…………………………………………….     36
2.2. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………………    38
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ………………………………………………………………………..    38
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu nghiên cứu ………………………………….    38
2.2.3. Các biến số và chỉ số nghiên cứu ……………………………………………………..    42
2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu và tiêu chuẩn đánh giá ………………………….    42
2.2.5. Tổ chức triển khai ………………………………………………………………………….    47
2.2.6. Sản phẩm sử dụng trong nghiên cứu ………………………………………………..    51
2.2.7. Xử lý và phân tích số liệu ………………………………………………………………    53
2.2.8. Các biện pháp khống chế sai số ………………………………………………………    55
2.2.9. Khía cạnh đạo đức nghiên cứu ……………………………………………………….    55
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………..    57
3.1. Tình trạng dinh dưỡng, tình trạng tiêu hóa và nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ 3-5 tuổi tại 4 xã tỉnh Thanh Hóa…………………………………………………………….    
57
3.2. Hiệu quả của Lactobacillus casei Shirota lên tỷ lệ mắc mới tích lũy táo bón, tiêu chảy và bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ 3-5 tuổi tại 4 xã tỉnh Thanh Hóa………………………………………………………………………………………………    

61
3.3. Đánh giá hiệu quả Lactobacillus casei Shirota lên cải thiện tình trạng táo bón, dinh dưỡng ở trẻ từ 3-5 tuổi bị mắc táo bón chức năng tại 4 xã tỉnh Thanh Hóa……………………………………………………………………………………………………………..    

70
Chương 4. BÀN LUẬN………………………………………………………..    87
4.1. Tình trạng dinh dưỡng, tiêu hóa và nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ 3-5 tuổi tại 4 xã tỉnh Thanh Hóa………………………………………………………….    
87
4.2. Hiệu quả của Lactobacillus casei Shirota lên tỷ lệ mắc mới tích lũy táo bón, tiêu chảy và bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ 3-5 tuổi tại 4 xã tỉnh Thanh Hóa……………………………………………………………………………………………..    

91
4.3. Hiệu quả củaLactobacillus casei Shirota lên cải thiện tình trạng táo bón, dinh dưỡng ở trẻ 3 – 5 tuổi bị mắc táo bón chức năng …………………………    
103
KẾT LUẬN……………………………………………………………………..    118
KHUYẾN NGHỊ…………………………………………………….………….    120
ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN……………………………………………………    121
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ ĐĂNG LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN……    122
TÀI LIỆU THAM KHẢO    
PHỤ LỤC    

DANH MỤC BẢNG
    Trang
Bảng 2.1. Các biến số và chỉ số nghiên cứu    42
Bảng 2.2. Phân loại tình trạng dinh dưỡng của trẻ theo phân loại tăng
trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2006………………………….…    46
Bảng 2.3. Giá trị dinh dưỡng trong 100ml  ………………………………………    51
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của bà mẹ tại 4 xã, tỉnh Thanh Hóa…………….    57
Bảng 3.2. Phân bố trẻ theo nhóm tuổi tại 4 xã, tỉnh Thanh Hóa…………….    58
Bảng 3.3.Tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ tại 4 xã, tỉnh Thanh Hóa…..    58
Bảng 3.4. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ theo nhóm tuổi ……………………    59
Bảng 3.5.Tỷ lệ trẻ táo bón, tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp tại 4 xã, tỉnh Thanh Hóa …………………………………………………………………………………….    
60
Bảng 3.6. Tỷ lệ táo bón, tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp cấp theo nhóm tuổi tại 4 xã, tỉnh Thanh Hóa …………………………………………………………..    
60
Bảng 3.7. Đặc điểm về giới, nhóm tuổi của 2 nhóm nghiên cứu ………….    61
Bảng 3.8. Đặc điểm về nghề nghiệp, học vấn của bà mẹ/ người chăm sóc chính cho trẻ ở 2 nhóm nghiên cứu………………………………………….    
62
Bảng 3.9. Tỷ lệ trẻ bị tiêu chảy, táo bón, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tại thời điểm ban đầu (T0)……………………………………………………….    
62
Bảng 3.10. Tình trạng sử dụng sữa chua, men vi sinh, kháng sinh trong 2 tuần trước can thiệp ……………………………………………………    
63
Bảng 3.11. Hiệu quả của Lactobacillus casei Shirota lên tỷ lệ mắc mớitích lũy táo bón trong 12 tuần can thiệp và sau 4 tuần dừng can thiệp ….    
63
Bảng 3.12. Hiệu quả phòng bệnh đến tình trạng mắc mới táo bón sau 12 tuần can thiệp ……………………………………………………………    
65
Bảng 3.13. Hiệu quả của Lactobacillus casei Shirota đối với tỷ lệ mắc mới tích lũy tiêu chảy sau 12 tuần can thiệp……………………………………..    
65
Bảng 3.14. Hiệu quả phòng bệnh đến tình trạng mắc mới tiêu chảy sau 12 tuần can thiệp ……………………………………………..…………    
67
Bảng 3.15.  Hiệu quả của Lactobacillus casei Shirota lên tỷ lệ mắc mới tích lũy nhiễm khuẩn hô hấp cấp trong 12 tuần can thiệp và sau 4 tuần dừng can thiệp……………………………………………………………    

67
Bảng 3.16. Hiệu quả phòng bệnh đến tình trạng mắc mới nhiễm khuẩn hô hấp cấp sau 12 tuần can thiệp ……………………………………….    
69
Bảng 3.17. Tình trạng sử dụng sữa chua, men vi sinh, kháng sinh trong 12 tuần can thiệp ……………………………………………………….    
69
Bảng 3.18. Phân bố trẻ theo nhóm tuổi và giới………………………..…    70
Bảng 3.19. Triệu chứng cơ năng của trẻ táo bón trước can thiệp………..    72
Bảng 3.20. Hiệu quả của Lactobacillus casei Shirotađến số lần đại tiện/tuần của những trẻ có số lần đại điện/tuần ≤ 2 lần/tuần sau can thiệp    73
Bảng 3.21. Hiệu quả của Lactobacillus casei Shirotađến sự thay đổi tính chất phân của các đối tượng sau can thiệp .………….……………..    
74
Bảng 3.22. Hiệu quả của Lactobacillus casei Shirotađến sự thay đổi són phân của các đối tượng sau can thiệp ………..………………………..    
75
Bảng 3.23: Hiệu quả của Lactobacillus casei Shirotađến sự thay đổi nhịn đi đại tiện của các đối tượng sau can thiệp …………………………………    
76
Bảng 3.24: Hiệu quả của Lactobacillus casei Shirotađến sự thay đổi phân cứng/đau hậu môn của các đối tượng sau can thiệp ………………    77
Bảng 3.25. Hiệu quả của Lactobacillus casei Shirotađến sự thay đổi phân to của các đối tượng sau can thiệp …………………….…………..     
78

Bảng 3.26. Hiệu quả của Lactobacillus casei Shirotađến sự thay đổi đi đại tiện phân có máu của các đối tượng sau can thiệp …..………………    
79
Bảng 3.27. Hiệu quả của Lactobacillus casei Shirotađến sự thay đổi gắng sức khi đi đại tiện của các đối tượng sau can thiệp …………………     
80
Bảng 3.28. Hiệu quả của Lactobacillus casei Shirotađến sự thay đổi tư thế giữ phân của các đối tượng sau can thiệp …………………………….     
81
Bảng 3.29. Hiệu quả phòng bệnh đến tình trạng táo bón sau 12 tuần can thiệp ……………………………………………………………………..    
81
Bảng 3.30. Hiệu quả của Lactobacillus casei Shirota đến sự cải thiện tình trạng táo bón của các đối tượng sau 12 tuần can thiệp và sau 4 tuần dừng can thiệp …………………………………………………………..    

82
Bảng 3.31. Thay đổi về trung bình cân nặng của hai nhóm sau can thiệp    83
Bảng 3.32. Thay đổi về trung bình chiều cao của hai nhóm sau can thiệp………………………………………………………………………    
84
Bảng 3.33. Thay đổi về Z-score cân nặng/tuổi của hai nhóm sau can thiệp………………………………………………………………………    
85
Bảng 3.34. Thay đổi về Z-score chiều cao/tuổi của hai nhóm sau can thiệp………………………………………………………………………    

DANH MỤC HÌNH
    Trang
Hình 1.1. Mô hình nguyên nhân suy dinh dưỡng trẻ em…………………    6
Hình 1.2. Số liệu thống kê về tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi Việt Nam 2008 – 2020…………………………………………………..    
9
Hình 1.3. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng theo nhóm tháng tuổi………………    10
Hình 2.1. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu………………………………………………….    41
Hình 3.1. Biểu đồ Kaplan–Meier về mắc mới táo bón của nhóm can thiệp và nhóm chứng………………………………………………………    
64
Hình 3.2. Biểu đồ Kaplan–Meier về mắc mới tiêu chảy của nhóm can thiệp và nhóm chứng………………………………………….…………..    
66
Hình 3.3. Biểu đồ Kaplan–Meier về mắc mới nhiễm khuẩn hô hấp cấp của nhóm can thiệp và nhóm chứng………………………………………    
68
Hình 3.4. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ trước can thiệp………………..    71
Hình 3.5. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ sau 12 tuần can thiệp…………    83

 

https://thuvieny.com/hieu-qua-cua-lactobacillus-casei-shirota-len-tinh-trang-dinh-duong-tieu-hoa-va-nhiem-khuan-ho-hap-cap-o-tre/

Leave a Comment