Hiệu quả mô hình sản xuất thức ăn bổ sung đến an ninh thực phẩm hộ gia đình và tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 24 tháng tuổi tại một số tỉnh miền núi phía Bắc

Hiệu quả mô hình sản xuất thức ăn bổ sung đến an ninh thực phẩm hộ gia đình và tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 24 tháng tuổi tại một số tỉnh miền núi phía Bắc

Luận án tiến sĩ y học Hiệu quả mô hình sản xuất thức ăn bổ sung đến an ninh thực phẩm hộ gia đình và tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 24 tháng tuổi tại một số tỉnh miền núi phía Bắc.Suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi trên thế giới hiện vẫn còn chiếm tỉ lệ rất cao và có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng, đồng thời suy dinh dưỡng ở trẻ em cũng là  một trong những nguyên nhân gây ra gánh nặng đối với hệ thống y tế và kìm hãm sự phát triển kinh tế – xã hội [1]. Hiện nay, trên toàn thế giới vẫn còn khoảng 162 triệu (chiếm 25%) trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi; khoảng 99 triệu trẻ nhẹ cân và gần 55 triệu trẻ suy dinh dưỡng thể gầy còm [1]. Tình trạng suy dinh dưỡng phổ biến khi trẻ được 6 tháng tuổi và có xu hướng tăng theo tuổi, suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi cao, có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam [2],[3]. 
Ở nước ta, trong những năm gần đây tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi (nhất là nhóm trẻ dưới 24 tháng tuổi) đã có chiều hướng giảm. Tuy nhiên, tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 24 tháng tuổi vẫn còn cao và có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới [4]. Tỉ lệ suy dinh dưỡng đặc biệt cao ở nhóm trẻ là người dân tộc thiểu số, sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, những nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề do thiên tai và biến đổi khí hậu [4],[5].


Suy dinh dưỡng ở trẻ em có nguyên nhân cơ bản là do cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng, chất dinh dưỡng cần thiết vì thiếu thức ăn, thức ăn không đảm bảo vệ sinh và thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình. Trẻ em bị suy dinh dưỡng có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn, ảnh hưởng xấu tới sự phát triển thể lực và trí tuệ. Cùng với đó suy dinh dưỡng cùng là yếu tố nguy cơ của một số bệnh không lây nhiễm khi trẻ đến tuổi trưởng thành. Giai đoạn đầu đời của trẻ từ 0-24 tháng tuổi là thời điểm trẻ dễ bị tổn thương nhất, đặc biệt là khi gia đình của chúng bị thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình [6],[7]. 
Thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình là vấn đề thường xuyên xảy ra ở hầu hết các nước trên thế giới và đặc biệt nghiêm trọng ở các nước đang và chậm phát triển. Theo Tổ chức Nông lương thế giới-FAO (2015), trên thế giới cứ 9 người thì có một người không có đủ thực phẩm để duy trì một cuộc sống khỏe mạnh [8]. Trong những năm gần đây, số người thiếu an ninh thực phẩm trên toàn thế giới giảm không đáng kể năm 2014 khoảng 647 triệu người; năm 2015 khoảng 618,4 triệu người. Những khu vực thường xuyên bị mất an ninh thực phẩm hộ gia đình ở mức độ nặng, đó là Mỹ la tinh và Caribe; khu vực châu Phi, khu vực Nam Á và Đông Nam Á [8].
Tình trạng nghèo đói và thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình ở nước ta vẫn thường xuyên xảy ra ở các vùng khó khăn, đặc biệt là ở khu vực Tây Nguyên và vùng núi phía Bắc. Theo niên giám thống kê (2015) cho thấy, tỉ lệ hộ gia đình nghèo chung trên toàn quốc là 7%, trong đó khu vực trung du và miền núi phía Bắc là 16,0%; các tỉnh Lào Cai là 25,3%, Hà Giang là 28,2% và Lai Châu là 35,3% [9]. Số người thiếu ăn trên toàn quốc còn phổ biến và chiếm tỉ lệ cao, đặc biệt ở các khu vực khó khăn, những vùng có điều kinh tế-xã hội chậm phát triển. Nghèo đói là nguyên nhân dẫn đến mất an ninh thực phẩm hộ gia đình, nhất là những hộ gia đình có con nhỏ, người dân tộc thiểu số và người có trình độ học vấn thấp [10].
Trong thời gian vừa qua, ở nước ta đã có nhiều chương trình can thiệp về phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em và đảm bảo an ninh thực phẩm hộ gia đình đã được triển khai thành công và đem lại sự cải thiện đáng kể về giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng và đảm bảo an ninh thực phẩm hộ gia đình [11],[12],[13]. Tuy nhiên trên thực tế, tình trạng đói nghèo, thiếu ăn và suy dinh dưỡng ở trẻ em vẫn còn phổ biến và khá nghiêm trọng ở nhiều vùng trên toàn quốc, đặc biệt là ở khu vực miền núi phía Bắc. Câu hỏi đặt ra ở đây cho các nhà khoa học, nhà quản lý là vì sao tỉ lệ suy dinh dưỡng giảm trong thời kì có chương trình can thiệp nhưng lại tăng cao sau khi chương trình can thiệp kết thúc? Vì sao tình trạng thiếu ăn, nghèo và tái nghèo ở hộ gia đình tại khu vực khó khăn không giảm? Mô hình can thiệp nào sẽ giúp giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em, cải thiện tình trạng thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình, giảm ngheo đói giảm một cách bền vững? 
Với mong muốn cung cấp thêm bằng chứng khoa học góp phần tìm ra mô hình can thiệp hiệu quả, bền vững hơn để cải thiện an ninh thực phẩm hộ gia đình và giảm suy dinh dưỡng ở trẻ em. Đề tài “Hiệu quả mô hình sản xuất thức ăn bổ sung đến an ninh thực phẩm hộ gia đình và tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 24 tháng tuổi tại một số tỉnh miền núi phía Bắc” được thực hiện nhằm mục tiêu.
MỤC TIÊU

1.   Mô tả tình trạng dinh dưỡng ở trẻ dưới 24 tháng tuổi và một số yếu tố liên quan tại 3 tỉnh Lai Châu, Lào Cai và Hà Giang năm 2016.
2.    Đánh giá sự cải thiện an ninh thực phẩm hộ gia đình thông qua mô hình sản xuất và tiếp thị xã hội thức ăn bổ sung tại 3 tỉnh Lai Châu, Lào Cai và Hà Giang. 
3.    Đánh giá sự cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi thông qua mô hình sản xuất và tiếp thị xã hội thức ăn bổ sung tại 3 tỉnh Lai Châu, Lào Cai và Hà Giang. 

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN    i
LỜI CẢM ƠN    ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT    iii
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
MỤC TIÊU    4
Chương 1    5
TỔNG QUAN    5
1.1. TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG Ở TRẺ DƯỚI 24 THÁNG TUỔI    5
1.1.1. Khái niệm    5
1.1.2. Thực trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em    6
1.1.3. Nguyên nhân suy dinh dưỡng    13
1.1.4. Giải pháp phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em    17
1.2. AN NINH THỰC PHẨM HỘ GIA ĐÌNH    20
1.2.1. Khái niệm    20
1.2.2. Các cấp độ của an ninh thực phẩm    21
1.2.3. Các thành tố của an ninh thực phẩm    21
1.2.4. Các phương pháp đánh giá an ninh thực phẩm hộ gia đình    22
1.2.5. Thực trạng an ninh thực phẩm hộ gia đình    25
1.2.6. Một số mô hình cải thiện an ninh thực phẩm hộ gia đình    29
1.3. TIẾP THỊ XÃ HỘI VÀ ÁP DỤNG TRONG CAN THIỆP SỨC KHỎE    32
1.3.1. Khái niệm    32
1.3.2. Mục đích    32
1.3.3. Đặc điểm của tiếp thị xã hội    33
1.3.4. Nguyên tắc và thành phần của tiếp thị xã hội    34
1.3.5. Một số chương trình tiếp thị xã hội phòng chống suy dinh dưỡng    35
1.4. GIỚI THIỆU MÔ HÌNH CAN THIỆP    37
1.4.1. Tên mô hình    37
1.4.2. Mục tiêu    37
1.4.3. Tổ chức thực hiện    37
1.4.4. Kết quả của mô hình    38
Chương 2    41
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    41
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU    41
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU    41
2.2.1. Thời gian nghiên cứu    41
2.2.2. Địa điểm    42
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    42
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu    42
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu    43
2.3.3. Phương pháp chọn mẫu    45
2.3.4. Các số liệu và thời điểm thu thập    47
2.3.5. Phương pháp và công cụ thu thập thông tin    48
2.3.6. Biến số, chỉ số nghiên cứu    49
2.4. SAI SỐ VÀ PHƯƠNG PHÁP HẠN CHẾ SAI SỐ    61
2.4.1. Sai số hệ thống    61
2.4.2. Sai số ngẫu nhiên    62
2.5. XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU    62
2.6. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU    64
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    65
3.1. TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG Ở TRẺ DƯỚI 24 THÁNG TUỔI    65
3.1.1. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi tại 3 tỉnh    65
3.1.2. Thực hành nuôi con của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi    71
3.1.3. Tình trạng an ninh thực phẩm hộ gia đình có trẻ dưới 24 tháng tuổi    72
3.1.4. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng ở trẻ    76
3.2. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI CAN THIỆP    81
3.3. CẢI THIỆN AN NINH THỰC PHẨM HỘ GIA ĐÌNH    84
3.3.1. Cải thiện tình trạng thiếu thực phẩm tại hộ gia đình    84
3.3.2. Cải thiện khả năng tiếp cận thực phẩm của hộ gia đình    89
3.3.3. Cải thiện an ninh thực phẩm hộ gia đình theo điểm    90
3.3.4. Cải thiện an ninh thực phẩm hộ gia đình theo mức độ    91
3.4. CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG Ở TRẺ    92
Chương 4: BÀN LUẬN    95
4.1.1. Tình trạng dinh dưỡng ở trẻ dưới 24 tháng tuổi    95
4.1.2. Thực hành nuôi dưỡng, chăm sóc con của các bà mẹ    101
4.1.3. An ninh thực phẩm hộ gia đình năm 2016.    103
4.1.4. Liên quan đến suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 24 tháng tuổi    111
4.2. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI MÔ HÌNH CAN THIỆP    114
4.3. CẢI THIỆN AN NINH THỰC PHẨM HỘ GIA ĐÌNH    119
4.3.1. Cải thiện tình trạng thiếu thực phẩm tại hộ gia đình    119
4.3.2. Cải thiện khả năng tiếp cận thực phẩm của hộ gia đình    123
4.4. CẢI THIỆN SUY DINH DƯỠNG Ở TRẺ DƯỚI 24 THÁNG TUỔI    125
4.4.1. Cải thiện suy dinh dưỡng thể nhẹ cân    126
4.4.2. Cải thiện suy dinh dưỡng thể thấp còi    127
KẾT LUẬN    133
1. Tình trạng dinh dưỡng và yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng    133
2.  An ninh thực phẩm hộ gia đình tại địa bàn nghiên cứu năm 2016    133
3. Cải thiện tình trạng dinh dưỡng ở trẻ dưới 24 tháng tuổi.    134
KHUYẾN NGHỊ    135
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thời điểm và các loại số liệu cần thu thập.    48
Bảng 2.2. Phân loại suy dinh dưỡng các thể ở trẻ theo WHO-2006    50
Bảng 2.3. Phân loại tình trạng dinh dưỡng của mẹ theo chỉ số BMI.    50
Bảng 2.4.  Cách tính mức độ thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình.    54
Bảng 2.5. Minh họa các mức độ thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình    55
Bảng 3.1. Đặc điểm trẻ dưới 24 tháng tuổi theo giới tính, dân tộc.    65
Bảng 3.2. Trung bình cân nặng, chiều cao của trẻ dưới 24 tháng tuổi    66
Bảng 3.3. Trung bình chỉ số Z-score của trẻ dưới 24 tháng tuổi.    67
Bảng 3.4. Tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 24 tháng tuổi    68
Bảng 3.5. Tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ theo nhóm tuổi    70
Bảng 3.6. Thực hành nuôi dưỡng trẻ ở bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi    71
Bảng 3.7. Tỉ lệ thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình    72
Bảng 3.8. Tỉ lệ thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình    73
Bảng 3.9. Trung bình điểm an ninh thực phẩm hộ gia đình -HFIAS    73
Bảng 3.10. Tỉ lệ thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình    74
Bảng 3.11. Tỉ lệ thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình    75
Bảng 3.12. Liên quan giữa suy dinh dưỡng thể nhẹ cân với một số yếu tố    76
Bảng 3.13. Liên quan giữa suy dinh dưỡng thể thấp còi với một số yếu tố    77
Bảng 3.14. Một số yếu tố liên quan tới suy dinh dưỡng thể gầy còm    78
Bảng 3.15. Hồi quy đa biến xác định yếu tố liên quan tới suy dinh dưỡng    79
Bảng 3.16. Hồi quy đa biến xác định yếu tố liên quan tới suy dinh dưỡng.    79
Bảng 3.17. Số buổi truyền thông-giáo dục và lượng người tiếp cận    81
Bảng 3.18. Số lượng các sản phẩm thức ăn bổ sung đã bán    82
Bảng 3.19. Thay đổi tỉ lệ thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình    84
Bảng 3.20. Thay đổi tỉ lệ thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình    86
Bảng 3.21. Thay đổi tỉ lệ thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình    87
Bảng 3.22. Thay đổi tỉ lệ thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình    89
Bảng 3.23. Thay đổi trung bình điểm đánh giá thiếu an ninh thực phẩm    90
Bảng 3.24. Thay đổi trung bình điểm đánh giá thiếu an ninh thực phẩm    90
Bảng 3.25. Thay đổi tỉ lệ thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình.    91
Bảng 3.26. Thay đổi trung bình chỉ số Z-score ở trẻ dưới 24 tháng tuổi    92

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Tỉ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng thể    6
Hình 1.2. Diễn biến chỉ số Z-scores ở trẻ 1 đến 59 tháng tuổi trên thế giới.    7
Hình 1.3. Diễn biến suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi tại Việt Nam    8
Hình 1.4. Tỉ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi theo giới và nơi ở    9
Hình 1.5. Tỉ lệ suy dinh dưỡng theo nhóm tuổi    11
Hình 1.6. Mô hình nguyên nhân – hậu quả của suy dinh dưỡng trẻ em.    14
Hình 1.7. Vòng xoắn bệnh lý: Bệnh tật – Suy dinh dưỡng – Nhiễm khuẩn.    15
Hình 1.8. Con đường từ thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình.    19
Hình 1.9. Khung phân tích an ninh thực phẩm hộ gia đình (Maxwell-1996)    22
Hình 1.10. Thiếu an ninh thực phẩm trên thế giới giai đoạn 2014-2017    25
Hình 1.11. Mô hình sản xuất thức ăn bổ sung từ sản phẩm tại địa phương    39
Hình 1.12. Mô hình tiếp thị – đưa thức ăn bổ sung ở địa bàn nghiên cứu.    40
Hình 2.1. Bản đồ địa bàn nghiên cứu (nguồn: Cục bản đồ Việt Nam)    42
Hình 2.2. Sơ đồ qui trình nghiên cứu    46
Hình 3.1. Tỉ lệ suy dinh dưỡng các thể theo mức độ ở trẻ dưới 24 tháng tuổi    69
Hình 3.2. Tỉ lệ thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình.    75
Hình 3.3. Sự thay đổi thực hành chăm sóc thai và nuôi con    83
Hình 3.4. Sự thay dổi mức độ và tần suất thiếu an ninh thực phẩm    85
Hình 3.5. Tần suất xảy ra thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình    87
Hình 3.6. Tần suất xảy ra thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình    88
Hình 3.7. Thay đổi tỉ lệ thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình    91
Hình 3.8. Thay đổi tỉ lệ suy dinh dưỡng các thể ở trẻ dưới 24 tháng tuổi    93
Hình 3.9. Thay đổi tỉ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ.    93
Hình 3.10. Thay đổi tỉ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ.    94

https://thuvieny.com/hieu-qua-mo-hinh-san-xuat-thuc-an-bo-sung-den-an-ninh-thuc-pham-ho-gia-dinh-va-tinh-trang-dinh-duong-tre-em-duoi-24-thang-tuoi/

Leave a Comment