Hội chứng sốc Kawasaki: báo cáo ca bệnh
Hội chứng sốc Kawasaki: báo cáo ca bệnh
Đỗ Thị Đài Trang, Trần Thị Loan, Đào Hữu Nam, Đỗ Thiện Hải, Nguyễn Văn Lâm, Đỗ Thị Thúy Nga
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Hội chứng sốc Kawasaki là tình trạng bệnh Kawasaki nặng có rối loạn huyết động, hiếm gặp và thường xảy ra trong giai đoạn sớm. Bệnh có tỉ lệ kháng Immunoglobulin và biến chứng phình giãn động mạch vành cao hơn so với nhóm Kawasaki không rối loạn huyết động. Chúng tôi báo cáo một trường hợp trẻ nam, 4 tháng tuổi, có các triệu chứng nghi ngờ bệnh Kawasaki (viêm kết mạc mắt, môi đỏ, lưỡi nổi gai, phù nề lòng bàn tay bàn chân, ban đa dạng toàn thân) và xuất hiện tình trạng sốc vào ngày thứ 4 của bệnh. Trẻ được loại trừ sốc do các nguyên nhân khác và đáp ứng đủ tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng sốc Kawasaki. Chúng tôi điều trị sớm IVIG kết hợp Aspirin, trẻ không xuất hiện biến chứng giãn động mạch vành. Kết luận: Khi trẻ có biểu hiện lâm sàng nghi ngờ bệnh Kawasaki kèm tình trạng sốc cần nghĩ tới hội chứng sốc Kawasaki để điều trị kịp thời nhằm hạn chế các biến chứng và giảm nguy cơ tử vong.
Kawasaki là bệnh sốt, viêm mạch máu lan tỏa cấp tính ở trẻ em gây tổn thương chủ yếu là các mạch máu trung bình và nhỏ, trong đó quan trọng nhất là tổn thương động mạch vành(ĐMV).1,2 Bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ em, 80 – 90% là trẻ dưới 5 tuổi, nam gặp nhiều hơn nữ với tỉ lệ xấp xỉ 1,5/1.3Hiện nay, căn nguyên của bệnh Kawasaki vẫn chưa được biết chính xác, trong đó các giả thuyết về cơ chế bệnh sinh của Kawasaki được cho là có mối liên quan giữa tác nhân nhiễm trùng, đáp ứng miễn dịch của vật chủ, yếu tố gen và môi trường.4Biểu hiện lâm sàng của Kawasaki rất đa dạng, giống với nhiều bệnh sốt cấp tính khác nên dễ chẩn đoán nhầm hoặc bỏ sót. Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định bệnh Kawasaki theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ và Hội Tim mạch
Nguồn: https://luanvanyhoc.com