KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU CỦA PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC TRẺ ĐẺ NON GIAI ĐOẠN IV, V
KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU CỦA PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC TRẺ ĐẺ NON GIAI ĐOẠN IV, V
Đỗ Như Hơn*; Phạm Thu Minh*; Trần Thu Hà*
Vũ Bích Thủy*; Phạm Minh Châu*; Đoàn Lê Trang*
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị bệnh võng mạc (VM) trẻ đẻ non (ROP) giai đoạn 4, 5.
Đối tƣợng và phƣơng pháp: bệnh nhân (BN) ROP giai đoạn 4, 5 đƣợc phẫu thuật tại Khoa Mắt Trẻ em, Bệnh viện Mắt TW tháng 1 – 2012 đến 12 – 2013. Thiết kế nghiên cứu can thiệp, tiến cứu, gồm 23 BN (37 mắt), 13 nam và 10 nữ.
Kết quả và bàn luận: 91,3% trẻ có tiền sử nằm lồng ấp thở oxy cao áp. Cân nặng khi sinh trung bình 1.417 g ± 177 g, tuổi thai trung bình khi sinh 30 ± 1,8 tu ần. Tuổi trung bình của BN khi phẫu thuật 6,6 ± 3,1 tháng. Trong số 37 mắt, 2 mắt giai đoạn 4a (5,4%), 2 mắt giai đoạn 4b
(5,4%), 33 mắt giai đoạn 5 (89,2%). 11 BN (18 mắt = 48,6%) đã điều trị trƣớc phẫu thuật: 16 mắt tiêm avastin, 2 mắt laser. Về mặt giải phẫu: 11 mắt VM áp hoàn toàn, 5 mắt VM áp một phần. Về mặt chức năng: 7 BN (30,4%) mắt có khả năng định thị nhìn theo, 4 BN cảm giác ST (+), 12 BN không cảm giác ánh sáng. Biến chứng sớm hay gặp xuất huy ết nội nhãn (3 mắt = 8,1%),3 mắt tăng nhãn áp (8,1%).
Kết luận: phẫu thuật cắt thể thủy tinh, dịch kính và màng xơ ở giai đoạn 5 ít biến chứng, tỷ lệthành công thấp 24,2%. Phẫu thuật ở giai đoạn 4, can thiệp phẫu thuật ít phức tạp, VM áp tốt ở cả 2 mắt.
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất