KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH MẠCH MÁU HẮC MẠC DẠNG POLYP BẰNG LASER

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH MẠCH MÁU HẮC MẠC DẠNG POLYP BẰNG LASER

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH MẠCH MÁU HẮC MẠC DẠNG POLYP BẰNG LASER
Đỗ Tấn1, Nguyễn Đỗ Ngọc Hiên2
1 Bệnh Viện Mắt Trung ương
2 Đại Học Y Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị laser bệnh mạch máu hắc mạc dạng polyp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không đối chứng trên toàn bộ các bệnh nhân được chẩn đoán bệnh mạch máu hắc mạc dạng polyp có vị trí polyp quanh gai thị, ngoài hoàng điểm và ngoài cung mạch, đến khám và điều trị tại khoa Dịch kính – Võng mạc, Bệnh viện Mắt Trung ương từ tháng 10 năm 2013 đến hết tháng 02 năm 2020. Kết quả: Điều trị laser cho 30 bệnh nhân (32 mắt) có polyp quanh gai thị, ngoài hoàng điểm và ngoài cung mạch gồm 16 nam và 14 nữ với độ tuổi trung bình là 59,23±7,53; thấp nhất là 45, cao nhất là 70 tuổi. Thị lực tăng từ 1,03(trước điều trị) còn 0,78 logMAR (thời điểm 6 tháng) với p<0,01. Độ dầy võng mạc trung tâm giảm từ 290; giảm tốt nhất và về mức bình thường là 232,81 µm sau 6 tháng theo dõi (p<0,01). Kết quả chung có 20 mắt điều trị tốt (62,5%), trung bình là 7 mắt (21,9%), kém ở 5 mắt (15,6 %), tỷ lệ thành công sau điều trị laser là 27/32 mắt (84,4%). Kết luận: Laser là một phương pháp điều trị polyp tương đối tốt, cho kết quả cải thiện về cả thị lực và chức năng đối với với các trường hợp polyp ngoài hoàng điểm trong điều kiện Việt Nam.

Bệnh  mạch  máu  hắc  mạc  dạng  polyp (Polypoidal choroidal vasculopathy –PCV) là một bệnh lý có thể gây xuất huyết vùng hoàng điểm làm giảm thị lực trầm trọng và dẫn tới mù loà [1].Cho  đến  nay,  việc  điều  trị  bệnh  mạch  máu hắc mạc dạng polyp vẫn còn là một thách thức. Các phương pháp đang được sử dụng là điều trị quang động (PDT), laser trực tiếp (quang đông) và tiêm chất chống tăng sinh nội mạc mạch với những  ưu  nhược  điểm  khác  nhau  [2].  Laser quang  đông  đem  lại  kết quả  khả  quan,  có  tác dụng  ngừngtiến  triển  polyp,  hồi  phục  thị  lực, được áp dụng đối với một số trường hợp polyp ngoài hoàng điểm [3]. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu ứng dụng laser trên đối tượng bệnh nhân Việt Nam nhằm đánh giá hiệu quả điều trị cũng như ưu nhược điểm của phươngpháp này.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1Đối  tượng   nghiên   cứu: Đối  tượng nghiên cứu là những bệnh nhân được chẩn đoán bệnh  mạch  máu  hắc  mạc  dạng polyp đến  khám và điều trịtại khoa Dịch kính –Võng mạc, Bệnh viện Mắt Trung ương từtháng 10 năm 2013 đến hết  tháng  02  năm  2020.  PCV  được  chẩn  đoán theo các tiêu chuẩn sau (i) bệnh nhân được chẩn đoán PCV trên chụp xanh indocyanine (ICG) theo tiêu  chuẩn  chẩn đoán EVEREST [4], (ii) các môi trường của mắt phải trong và đồng tửgiãn đủđểkhám  và  chụp đáymắt  tốt,  (iii)  bệnh nhân đủsức  khỏe  và  tựnguyện  tham  gia  nghiên  cứu.  Vịtrí polyp được xác định  trên  chụp  ICG ởngoài hoàng điểm, quanh gai thịvà ngoài cung mạch

 

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH MẠCH MÁU HẮC MẠC DẠNG POLYP BẰNG LASER

Leave a Comment