KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHÁC ĐỒ m-DCF TRONG UNG THƯ BIỂU MÔ THỰC QUẢN GIAI ĐOẠN DI CĂN TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHÁC ĐỒ m-DCF TRONG UNG THƯ BIỂU MÔ THỰC QUẢN GIAI ĐOẠN DI CĂN TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHÁC ĐỒ m-DCF TRONG UNG THƯ BIỂU MÔ THỰC QUẢN GIAI ĐOẠN DI CĂN TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Trần Thị Kim Anh1, Trịnh Lê Huy2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị của phác đồ mDCF trong ung thư biểu mô thực quản giai đoạn di căn tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2019-2022.Đối tượng và phương  pháp nghiên cứu:  Nghiên cứu mô tả chùm ca bệnh, gồm hồi cứu kết hợp tiến cứu trên 42 bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn di căn điều trị phác đồ m-DCF tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 08/2019 đến tháng 06/2022. Kết quả: Đặc điểm lâm sàng: Tuổi trung bình 57.1±7.4, tất cả các bệnh nhân là nam giới. Thể trạng bệnh nhân trước điều trị chủ yếu PS=0,1 (97.6%). 95.2% bệnh nhân có liên quan đến rượu và/ hoặc thuốc lá. Ung thư biểu mô vảy độ II chiếm tỉ lệ cao nhất. Kết quả điều trị: Tỷ lệ đáp ứng là 61,9%, đáp ứng hoàn toàn 4.8%, đáp ứng một phần 57.1%, lợi ích lâm sàng đạt 85.7%. Trung vị PFS là 6 tháng, Trung vị OS là 13 tháng. Bệnh nhân dung nạp thuốc tốt, tác dụng phụ của thuốc thường gặp nhất là hạ bạch cầu đa nhân trung tính chủ yếu độ 2,3. Các tác dụng phụ khác chủ yếu gặp ở độ 1,2. Kết luận: Phác đồ hóa trị m-DCF có kết quả đáp ứng tốt và hồ sơ dung nạp an toàn cho những bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn di căn xa.

Theo GLOBOCAN 2020, ung thư biểu mô thực quản (UTBMTQ) đứng thứ 8 về số ca mới mắc, nhưng đứng thứ 6 về số ca tử vong do ung thư trên toàn cầu, khoảng 604 nghìn trường hợp mới mắc,  544  nghìn  trường  hợp  tử  vong.  Tại  Việt Nam, UTBMTQ đứng thứ 14 về tỉ lệ mới mắc, và đứng thứ 9 về tỉ lệ tử vong, nằm trong số 10 loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới. UTBMTQ giai đoạn di căn xa có tiên lượng xấu thời gian sống trung vị là 6 tháng, tỉ lệ sống còn sau 1 và 2 năm tương ứng là 21,1% và 11,8%. Sống thêm toàn bộ 5 năm chỉ đạt <5%. Ung thư thực quản đứng thứ 8 trong các ung thư phổ biến nhất trên toàn cầu, với ước tính456.000 trường hợp mới mắc trong năm 2020(chiếm 3,2% tổng số ung thư), và đứng thứ 6 trong các nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong do ung thư ước tính 400.000 trường hợp tử vong (4,9% trong tổng số)1. Cải  thiện  triệu  chứng,  nângcao  chất  lượng cuộc sống và kéo dài thời gian sống thêm là mục tiêu  trong  điều  trị  UTBMTQ  giai  đoạn  di  căn. Nhiều nghiên cứu đối chứng, phân tích gộp cho thấy điều trị hóa trị so với chăm sóc giảm nhẹ cải thiện đáng kể sống thêm toàn bộ từ 4,3 lên 11 tháng.Phác đồ được lựa chọn phụ thuộc vào thể trạng bệnh nhân, bệnh đồng mắc, độc tính, và khả  năng  chi  trả  cho  dịch  vụ  y  tế.  Liệu  pháp miễn dịch, và điều trị đích được chứng minh là cải thiện có ý nghĩa sống thêm toàn bộ (OS) so với phác đồ hóa chất đơn thuần trong điều trị UTBMTQ di căn. Tuy nhiên gánh nặng chi phí, là một vấn đề lớn đối đối với bệnh nhân Việt Nam, vì thế phác đồ hóa chất đơn thuần vẫn là sự lựa chọn tối ưu trong bối cảnh hiện tại.Điều trị ung thư thực quản tùy thuộc vào giai đoạn bệnh và thể trạng của bệnh nhân.Phẫu thuật cắt đoạn hoặc toàn bộ thực quản, hóa xạ trị đồng thời là các phương pháp chỉ thực hiện được cho 20 -25% bệnh nhân ở giai đoạn tổn thương tại chỗ, tại  vùng.Đa  số  các  bệnh  nhân  ung  thư  thực quản gặp ở giai đoạn muộn, hoặctái phát di căn, theo nghiên  cứu  của Hàn Thanh  Bình, bệnh ở giai đoạn này chiếm 60,6%.Phác đồ kết hợp hai hóa chất độc tính thấp nhưng tỉ lệ đáp ứng không cao, trong khi phác đồ ba thuốc cho kết quả tốt hơn và phù hợp với bệnh nhân có thể trạng tốt.Phácđồ ba thuốc Docetaxel, Cisplatin, và Fluorouracil (DCF) được chấp thuậnsử dụng trong điều trị UTBMTQ di căn, nghiên cứu pha III (V325) cho thấy phác đồ DCF cải thiện có ý nghĩa thống kê TTP, OS, ORR, nhưng  độc  tính  độ  3-4  cao,  ghi  nhận  ở  69% bệnh nhân2. Đó là lý do dẫn đến sự ra đời của phác đồ modified DCF (m-DCF), với chu kỳ 14 ngày, trong đó liều của Docetaxel, và Cisplatin thấp hơn so với phác đồ gốc, cho thấy cải thiện kết quả điều trị, và đặc biệt là ít độc tính và khả năng dung  nạp tốt  phù hợp với thể trạng của bệnh nhân ở giai đoạn muộn.Tại Việt Nam, phác đồ m-DCF đã được áp dụng điều trị nhưng chưa có nhiều nghiên cứu đánh hiệu quả và tính an toàn của phác đồ.Vìvậy, chúngtôitiến hành nghiên cứu nàyvới hai mục tiêu:Nhận xét một số đặc điểmlâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân ung thư biểu mô thực quản giai đoạn di căn điều trị phác đồ m-DCF tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội.Đánh giá kết quả điều trị và tác dụng không mong muốn của phác đồ m-DCF trong ung thư biểu mô thực quản giai đoạn di căn.

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHÁC ĐỒ m-DCF TRONG UNG THƯ BIỂU MÔ THỰC QUẢN GIAI ĐOẠN DI CĂN TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Leave a Comment