KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN GIẤC NGỦ Ở NGƯỜI BỆNH NỘI TRÚ GIAI ĐOẠN TRẦM CẢM TẠI VIỆN SỨC KHỎE TÂM THẦN

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN GIẤC NGỦ Ở NGƯỜI BỆNH NỘI TRÚ GIAI ĐOẠN TRẦM CẢM TẠI VIỆN SỨC KHỎE TÂM THẦN

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN GIẤC NGỦ Ở NGƯỜI BỆNH NỘI TRÚ GIAI ĐOẠN TRẦM CẢM TẠI VIỆN SỨC KHỎE TÂM THẦN
Lê Thị Cẩm Hương1,2, Lê Thị Thu Hà2,3, Nguyễn Văn Tuấn2,3
1 Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Viện Sức khỏe Tâm thần
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả kết quả điều trị rối loạn giấc ngủ ở người bệnh giai đoạn trầm cảm điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có so sánh trước và sau khi điều trị 14 ngày ở người bệnh giai đoạn trầm cảm điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 5 năm 2022. Kết quả: Người bệnh giai đoạn trầm cảm có tỉ lệ nữ gấp 1,62 lần nam, nhóm tuổi thường gặp là 50 – 59 tuổi (30,9%), thời gian diễn biến bệnh cho tới khi đi khám phổ biến từ 3 – 6 tháng (45,5%) với mức độ bệnh thường gặp nhất khi nhập viện là giai đoạn trầm cảm nặng không có triệu chứng loạn thần (52,7%). Đa số người bệnh được điều trị phối hợp thuốc chống trầm cảm, chống loạn thần và bình thần (72,73%), sau 14 ngày điều trị, có sự giảm về thời gian đi vào giấc ngủ, số lần thức giấc giữa đêm, thời gian thức dậy sớm hơn so với thường lệ; tăng về thời gian ngủ được mỗi đêm và tăng hiệu quả giấc ngủ có ý nghĩa thống kê với α = 0,01. Sự cải thiện tình trạng bệnh cũng được thể hiện qua thang điểm PSQI và HAMD; điểm HAMD trung bình giảm từ 22,96 xuống 9,15 điểm, trong khi thang PSQI giảm từ 16,07 xuống 11,65 điểm. Tác dụng không mong muốn ít gặp, thường ở mức độ nhẹ và vừa, hay gặp nhất là táo bón, khô miệng (58,2%) Kết luận: Rối loạn giấc ngủ trong giai đoạn trầm cảm là triệu chứng còn tồn tại lâu hơn so với các triệu chứng khác của trầm cảm, phối hợp các biện pháp điều trị làm tăng hiệu quả điều trị, ít xuất hiện của các tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị.

Trầm cảm là một trạng thái bệnh lý của cảm xúc,  biểu  hiện  bằng  quá  trình  ức  chế  toàn  bộ hoạt động tâm thần: chủ yếu là ức chế cảm xúc, ức chế tư duy, và ức chế vận động.1Triệu chứng lâm sàng của trầm cảm vô cùng đa dạng, trong đó rốiloạn giấc ngủ là triệu chứng thường gặp trong  trầm  cảm.Rối  loạn  giấc  ngủ  kéo  dài  là triệu chứng tồn tại phổ biến nhất ở người bệnh trầm cảm và được coi là một yếu tố dự báo quan trọng của việc tái phát trầm cảm, nó có thể góp phần vào các tình trạng lâm sàng khó chịu cho người bệnh.2Người bệnh trầm cảm có rối loạn giấc ngủ có khả năng xuất hiện các triệu chứng trầm trọng hơn và gây khó khăn trong việc điều trị. Trong thực hành lâm sàng, các liệu pháp dược lý như thuốc chống trầm cảm, chống loạn thần, bình thần và các liệu pháp không dùng thuốc (liệu pháp tâm lý, TMS,…) thường được áp dụng.3Việc điều trị đúng và kịp thời rối loạn giấc ngủ ở người bệnh giai đoạn trầm cảm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh, giảm tải các gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Với mong muốn tìm hiểu các phương pháp điều trị rối loạn giấc ngủ ở người bệnh giai đoạn trầm cảm hiện đang được áp dụng tại Viện Sức khỏe Tâm thần –Bệnh  viện  Bạch  Mai  và  hiệu  quả  của  chúng trong điều trị, chúng tôi tiến hành đề tài với mục tiêu: Mô tả kết quả điều trị rối loạn giấc ngủ ở người bệnh giai đoạn trầm cảm điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần

Chi tiết bài viết
Từ khóa
rối loạn giấc ngủ, trầm cảm

Tài liệu tham khảo
1. Trần Hữu Bình. Giáo Trình Bệnh Học Tâm Thần. Đại học Y Hà Nội; 2016. 
2. Murphy M, Peterson MJ. Sleep Disturbances in Depression. Sleep Med Clin. 2015;10(1):17-23. doi:10.1016/j.jsmc.2014.11.009  
3. Fang H, Tu S, Sheng J, Shao A. Depression in sleep disturbance: A review on a bidirectional relationship, mechanisms and treatment. J Cell Mol Med. 2019;23(4):2324-2332. doi:10.1111/ jcmm.14170  
4. Đặng Trần Khang. Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng Rối Loạn Giấc Ngủ ở Bệnh Nhân Trầm Cảm. Học viện Quân Y; 2015. 
5. Krishnan V, Collop NA. Gender differences in sleep disorders. Curr Opin Pulm Med. 2006;12(6):383-389. doi:10.1097/01.mcp.0000245705.69440.6a  
6. Trần Đình Trọng. Đặc Điểm Lâm Sàng Rối Loạn Giấc Ngủ ở Bệnh Nhân Trầm Cảm Nội Sinh Điều Trị Nội Trú Tại Viện Sức Khỏe Tâm Thần. Đại học Y Hà Nội; 2015. 
7. Nguyễn Thị Minh Hương. Nghiên Cứu Các Yếu Tố Liên Quan Đến Rối Loạn Trầm Cảm ở Người Cao Tuổi Điều Trị Nội Trú. Đại học Y Hà Nội; 2013. 

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN GIẤC NGỦ Ở NGƯỜI BỆNH NỘI TRÚ GIAI ĐOẠN TRẦM CẢM TẠI VIỆN SỨC KHỎE TÂM THẦN

Leave a Comment