KẾT QUẢ XẠ TRỊ KỸ THUẬT VMAT KẾT HỢP ĐỒNG THỜI HOÁ TRỊ PHÁC ĐỒ PACLITAXEL-CARBOPLATIN

KẾT QUẢ XẠ TRỊ KỸ THUẬT VMAT KẾT HỢP ĐỒNG THỜI HOÁ TRỊ PHÁC ĐỒ PACLITAXEL-CARBOPLATIN

KẾT QUẢ XẠ TRỊ KỸ THUẬT VMAT KẾT HỢP ĐỒNG THỜI HOÁ TRỊ PHÁC ĐỒ PACLITAXEL-CARBOPLATIN BỆNH UNG THƯ THỰC QUẢN 1/3 TRÊN TẠI BỆNH VIỆN K
Nguyễn Quang Duy1, Vũ Xuân Huy1, Võ Văn Xuân1
1 Bệnh viện K
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả xạ trị kỹ thuật VMAT kết hợp đồng thời hoá trị phác đồ paclitaxel – carboplatin bệnh ung thư thực quản 1/3 trên tại bệnh viện K. Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không đối chứng thực hiện trên 51 người bệnh UTTQ trong thời gian từ tháng 8 năm 2021 đến tháng 7 năm 2022. Kết quả: 100% người bệnh đáp ứng với điều trị, trong đó đáp ứng hoàn toàn chiêm 45,1%. Về mức độ cải thiện lâm sàng, đa phần người bệnh có đáp ứng hoàn toàn (70,6%). Tác dụng không mong muốn trong quá trình hóa trị thường gặp như giảm huyết sác tố (9,8%), giảm bạch cầu (15,4%), độc tính lên gan (13,7%), độc tính lên thận (17,6%). Các tác động lên cơ quan khác như buồn nôn (27,4%), nôn (13,7%), viêm miệng (5,9%), rụng tóc (39,1%). Tác dụng không mong muốn trong quá trình xạ trị như viêm thực quản do tia xạ (86,3%), viêm da (76,5%). Kết luận: Phác đồ điều trị này nên được áp dụng phổ biến hơn trong điều trị ung thư thực quản do an toàn và đáp ứng tốt.

Ung thư thực quản (UTTQ) là một trong số các bệnh ung thư phổ biến ở nhiều nước trên thế giới  cũng  như  ở  Việt  Nam.Theo  GLOBOCAN 2020,  ung thư thực quản đứng thứ 7trong  các bệnh ác tính,phổ biến nhất trên thế giới và đứng thứ 3 trong các ung thư đường tiêu hóa sau ung thư đại trực tràng và dạ dày.Tỉ lệ mắc ung thư thực quản ở châu Á lên đến 481552 ca.[1]Ở Việt Nam  năm  2020  ghi  nhận có  tổng  cộng 3281 trường hợp ung thư thực quản chiếm tỷ lệ 1,7%, trong đó có 3080 (2,5%) trường hợp tử vong do bệnh này.[2]Điều trị ung thư thực quản chủ yếu phụ thuộc vào giai đoạn bệnh và thể trạng của bệnh nhân. Phẫu thuật, xạ trị, hoá trị là ba phương pháp chủ yếu, đối với giai đoạn sớm phương pháp phẫu thuật đem lại hiệu quả tốt hơn với thời gian sống thêm cao hơn. Ở các giai đoạn muộn hơn việc phối hợp hoá xạ trị đang được ưu tiên hang đầu trong điều trị UTTQ trên thế giới. Xạ trị điều biến thể tích hình cung (VMAT) là một kỹ thuật xạ trị mới theo hình cung, cho phép trường chiếu xạ từ tất cả các góc (3600) nhờ vậy tạo ra sự phận phối liều xạ theo hình dạng khối u ở mức độ cao, cải thiện được khả năng đưa liều xạ cao và bao phủ được hết thể tích điều trị đồng thời bảo vệ được cơ quan nguy cấp so với kỹ thuật xạ trịthường quy. Bên cạnh đó việc sử dụng phác đồ hóa trị Paclitaxel –Carboplatin chu kỳ hàng tuần cũng cho thấy hiệu quả đáp ứng cao và ít độc tính[3]. Trên thế giới có một số nghiên cứu về xạ trị  VMAT  (Volumetric  modulated  arc  therapy) đồng  thời  hóa  chất  trong  UTTQ  như  Wu-Zhe Zhang[4], Jin Xiance[5]…cho thấy kết quả tối ưu hóa liều tại u và giảm liều đáng kể lên các cơ quan nguy cấpTại Việt Nam xạ trị điều biến liều với kỹ thuật hình vòng cung (VMAT) được áp dụng trong thời gian gần đây và hiện nay chưa có nghiên cứu nào đánh giá kết quả điều trị hoáxạ đồng thời với kĩ thuật xạ trị VMAT kết hợp với phác đồ hoá chất Paclitaxel –Carboplatin tuần cho bệnh nhân ung thư thực quản 1/3 trên. Với mong muốn cải thiện thời gian sống thêm, nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và không ngừng cải thiện kết quả trong điều trị ung thư thực quản 1/3 trên, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu này với mục tiêu: “Đánh giá kết quả xạ trị kỹ thuật VMAT kết hợp đồng thời hoá trị phác đồ paclitaxel –carboplatin bệnh ung thư thực quản 1/3 trên tại bệnh viện K”

KẾT QUẢ XẠ TRỊ KỸ THUẬT VMAT KẾT HỢP ĐỒNG THỜI HOÁ TRỊ PHÁC ĐỒ PACLITAXEL-CARBOPLATIN

Leave a Comment