Khám Các Dây Thần Kinh Ngoại Biên – Bài Giảng ĐHYD TPHCM

Khám Các Dây Thần Kinh Ngoại Biên – Bài Giảng ĐHYD TPHCM

I. ĐẠI CƯƠNG

– Điều khiển chi trên là các dây thần kinh xuất phát từ đám rối cánh tay: dây cơ bì, dây giữa, dây trụ, dây bì cánh tay trong, dây bì cẳng tay trong và dây quay.

– Đám rối thần kinh thắt lưng cùng cho các dây thần kinh đùi, thần kinh ngồi, thần kinh mác chung và thần kinh chày chi phối hoạt động của chi dưới.

– Bài này trình bày triệu chứng của các dây thần kinh: giữa, trụ, quay ở chi trên, đùi mác chung, chày và thần kinh ngồi ở chi dưới.

– Bệnh lý thần kinh ngoại biên chiếm tỷ lệ nhỏ so với các bệnh ở sọ não và tủy sống. Nguyên nhân hàng đầu là do chấn thương làm đứt dây thần kinh, dây thần kinh bị kéo dãn, dập hoặc chèn ép. Nguyên nhân không do chấn thương gồm: bệnh tiểu đường, viêm nút quanh động mạch, bệnh phong, zona. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân hiếm gặp: bệnh Sarcoidosis, chảy máu trong dây thần kinh ở người bị hemophilie, dị ứng…

– Nguyên nhân có thể khác nhau nhưng những biến đổi mô học của dây thần kinh sau khi bị tổn thương đều là quá trình thoái hóa Waller và mất myêlin từng đoạn.

– Khi một dây thần kinh ngoại biên bị gián đoạn dẫn truyền (đứt, chèn ép,…) sẽ có liệt vận động, giảm hoặc mất cảm giác và rối loạn đinh dưỡng ở lĩnh vực nó chi phối với các mức độ khác nhau, tùy thuộc vào thương tổn và từng dây cụ thể.

II. TRIỆU CHỨNG HỌC CÁC DÂY THẦN KINH NGOẠI BIÊN

1. THẦN KINH GIỮA

2. THẦN KINH TRỤ

3. THẦN KINH QUAY

4. THẦN KINH ĐÙI

5. THẦN KINH NGỒI

III. CHẨN ĐOÁN THƯƠNG TỔN DÂY THẦN KINH NGOẠI BIÊN

Khám lâm sàng cho phép nhận định có thương tổn thần kinh ngoại biên, xác định vị trí: rễ thần kinh, đám rối hay đoạn nào của dây thần kinh. Chẩn đoán điện thần kinh bao gồm:

– Kích thích điện thần kinh.

– Đo điện cơ.

– Đo vận tốc dẫn truyền thần kinh.

– Các kết quả đo được.

– Khẳng định có thương tổn thần kinh (ngoại biên).

– Xác định vị trí của thương tổn.

– Đánh giá tiên lượng các thương tổn cấp tính (do chấn thương hoặc nguyên nhân khác).

IV. KẾT LUẬN

– Phải nắm vững nhóm cơ và vùng da cảm giác do từng dây thần kinh ngoại biên chịu trách nhiệm.

– Khám tĩ mĩ tìm các nhóm cơ theo chức năng (nhóm cơ duỗi, nhóm cơ gấp…) bị yếu liệt; các vùng da (mặt trước, mặt sau, mặt mu, mặt gan.,.) bị giảm, hay mất cảm giác hoặc đau, dị cảm bất thường, rối loạn dinh dưỡng… là những yếu tố quan trọng nhất để chẩn đoán thương tổn dây thần kinh ngoại biên.

– Chẩn đoán điện thần kinh có tác dụng hỗ trợ xác định chẩn đoán lâm sàng, phần nào dùng để đánh giá tiên lượng trong các trường hợp dây thần kinh bị tổn thương cấp tính, không hoàn toàn.

TÀI LIỆU ĐỌC THÊM

Jean de Recondo. Sémiologie du système nerveux, du symptome au diagnostic, Médecine-Science Flammarion, 2001: 239-58.

Leave a Comment