KHẢO SÁT SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG SAU HỌC THỰC HÀNH MÔ PHỎNG TẠI TRUNG TÂM TIỀN LÂM SÀNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH, NĂM 2017
KHẢO SÁT SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG SAU HỌC THỰC HÀNH MÔ PHỎNG TẠI TRUNG TÂM TIỀN LÂM SÀNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH, NĂM 2017
1 Mai Thị Yến, 1 Nguyễn Thị Minh Chính, 1 Vũ Thị Thúy Mai,
1 Đặng Thị Hân, 1 Bùi Thúy Ngọc
1Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát sự hài lòng của sinh viên điều dưỡng sau học thực hành mô phỏng tại trung tâm thực hành tiền lâmsàng trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. Phương pháp: Nghiên cứu định lượng được thực hiện trên 200 sinh viên đại học điều dưỡng chính quy sau học thực hành mô phỏng tại trung tâm thực hành tiền lâmsàng từ tháng 08-10/2017. Kết quả: Nghiên cứu chỉ ra rằng có 88% sinh viên rất hài lòng với phương pháp giảng dạy thực hành môphỏng. Trong đó, điểm trung bình nội dungthảo luận và phản hồi, lý luận lâm sàng, ápdụng lâm sàng và điểm trung bình hài lòngnói chung tương ứng: 3,95-4,22; 4,02-4,19;4,09-4,15; 4,13. Kết luận: Giảng viên cầnđịnh hướng nội dung, phương pháp học tậpcho sinh viên trước khi bắt đầu môn học thực hành mô phỏng
Mô phỏng là phương pháp đào tạo với mục đích nhân rộng các kinh nghiệm lâm sàng, chophép sinh viên học tập trong một môi trườngan toàn và được kiểm soát. Mô phỏng chophép sinh viên thực hành chăm sóc ngườibệnh dựa trên các tình huống lâm sàng mà không sợ thất bại hoặc ảnh hưởng đến sự antoàn của người bệnh. Giảng dạy mô phỏng đã được áp dụng trong giảng dạy thực hành điều dưỡng ở các nước trên Thế giới [6]. Tuy nhiênviệc triển khai phương pháp giảng dạy này ít được biết đến và hiệu quả của nó vẫn rất cần được đánh giá về sự phù hợp trong điều kiện thực tế ở Việt Nam. Để có thể đánh giá được toàn diện việc triển khai phương pháp giảngdạy này, hoạt động khảo sát sự hài lòng sinhviên là rất cần thiết. Sự hài lòng của sinh viênlà yếu tố quan trọng trong việc đánh giá hiệuquả của phương pháp giảng dạy [12]. Sự hàilòng của sinh viên có ý nghĩa tạo điều kiệncho sinh viên tham gia tích cực, có mục đíchvào các thực hành mô phỏng [7], [8]. Nhiềunghiên cứu trước đây chỉ ra rằng, sự hài lòngsinh viên trong thực hành mô phỏng liên quanmột số yếu tố như: giảng viên, cơ sở vật chất (trang thiết bị, âm thanh,..), phân nhóm học thực hành mô phỏng, thời gian phân nhóm, nhận thức sinh viên, sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên..
https://thuvieny.com/khao-sat-su-hai-long-cua-sinh-vien-dieu-duong-sau-hoc-thuc-hanh-mo-phong-tai-trung-tam-tien-lam-sang/