KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHUYỂN ĐỔI KHÁNG SINH TỪ ĐƯỜNG TIÊM/TRUYỀN SANG ĐƯỜNG UỐNG TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHUYỂN ĐỔI KHÁNG SINH TỪ ĐƯỜNG TIÊM/TRUYỀN SANG ĐƯỜNG UỐNG TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHUYỂN ĐỔI KHÁNG SINH TỪ ĐƯỜNG TIÊM/TRUYỀN SANG ĐƯỜNG UỐNG TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT
Nguyễn Nhật Thiên Tú1, Trần Thị Vân Anh2, Nguyễn Thanh Hải2, Trần Quỳnh Như2, Nguyễn Trúc Ý Nhi2, Phạm Thị Thu Hiền2, Trần Thị Phương Mai2, Nguyễn Minh Thành2, Bùi Thị Hương Quỳnh1,2
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Thống Nhất
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mở đầu: Chuyển đổi kháng sinh từ đường tiêm/truyền sang đường uống là một trong những can thiệp quan trọng trong chương trình quản lý sử dụng kháng sinh (QLSDKS). Việc chuyển đổi đường dùng kháng sinh ở những bệnh nhân (BN) phù hợp sẽ giúp giảm thiểu các biến chứng liên quan tới tiêm/truyền, giảm chi phí điều trị, rút ngắn thời gian nằm viện và giảm gánh nặng công việc cho nhân viên y tế. Mục tiêu: Khảo sát thực trạng chuyển đổi kháng sinh từ đường tiêm/truyền sang đường uống ở BN nội trú tại bệnh viện Thống Nhất. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên hồ sơ bệnh án của BN đủ 18 tuổi trở lên, được chỉ định ít nhất một kháng sinh đường tiêm/truyền từ tháng 1/2021 đến tháng 6/2021 tại khoa Nội Nhiễm, bệnh viện Thống Nhất. Tính hợp lý của việc chuyển đổi kháng sinh được đánh giá dựa trên hướng dẫn chuyển đổi kháng sinh từ đường tiêm/truyền sang đường uống theo quyết định 5631/QĐ-BYT. Kết quả: Trong 99 BN được đưa vào nghiên cứu, có 80 BN đủ điều kiện để chuyển đổi sang đường uống. Tỷ lệ BN được chuyển đổi là 44,4%. Tỷ lệ hợp lý chung trong việc chuyển đổi là 43,8%. Thời gian dùng kháng sinh tiêm/truyền và thời gian nằm viện trung vị của BN chuyển đổi ngắn hơn có ý nghĩa thống kê so với BN không chuyển đổi (p <0,001). Kết luận: Tỷ lệ chuyển đổi kháng sinh từ đường tiêm/truyền sang đường uống còn chưa cao. Chuyển đổi kháng sinh hợp lý giúp rút ngắn thời gian nằm viện của BN.

Đề kháng kháng  sinhlà mộtthách thức lớn mà ngành y tếthế giớiđang phải đối mặt. Việt Nam là một trong những nước đang phải chứng kiến  mối  đe  dọa  ngày  càng  gia  tăng  của  tình  trạng  đề  kháng  kháng  sinh  do  việc  sử  dụng kháng  sinh  không  hợp  lý  tại  các  cấp  của  hệ thống  chăm  sóc  sức  khỏe. Trước  thông  điệp “Không  hành  động  hôm  nay,  ngày  mai  không thuốc chữa”của Tổ chức Y tế Thế giới, Bộ Y tế đã ban  hành  hướng  dẫn  thực  hiện  quản  lý  sử dụng  kháng  sinh  (QLSDKS)  trong  bệnh  việnnhằm nâng cao hiệu quả điều trị, giảm thiểu các biến cố bất lợi, giảm nguy cơ đề kháng, tiết kiệm chi phí điều trị và thúc đẩy sử dụng kháng sinh hợp lý, an toàn. Một trong những can thiệpquan trọng,  được  khuyến  khích  thực  hiệntrong chương  trình  QLSDKS  là can  thiệp chuyển  đổi kháng  sinhtừ đường  tiêm/truyền  sang  đường uống. Việc áp dụng hướng dẫn chuyển đổi kháng sinhtừ đường tiêm/truyền sang đường uốngmột cách hợp lýsẽ mang lại nhiều lợi ích như giảm thiểu các biến chứng liên quan tới tiêm/truyền, giảm chi phí điều trị, rút ngắn thời gian nằm viện và giảm gánh nặng công việc cho nhân viên y tế. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nàyvới mục tiêu khảo  sát  tình  hình  chuyển  đổi  kháng  sinh  từ đường  tiêm/truyền  sang  đường  uống  trên  BN điều trị nội trú tại bệnh viện Thống Nhất.

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHUYỂN ĐỔI KHÁNG SINH TỪ ĐƯỜNG TIÊM/TRUYỀN SANG ĐƯỜNG UỐNG TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT

Leave a Comment