KHẢO SÁT VÙNG ẢNH HƯỞNG NGOÀI DA KHI CHÂM TỪNG CẶP VÀ MỘT BÊN NHÓM HUYỆT HOA ĐÀ GIÁP TÍCH ĐOẠN L1 – L5

KHẢO SÁT VÙNG ẢNH HƯỞNG NGOÀI DA KHI CHÂM TỪNG CẶP VÀ MỘT BÊN NHÓM HUYỆT HOA ĐÀ GIÁP TÍCH ĐOẠN L1 – L5

KHẢO SÁT VÙNG ẢNH HƯỞNG NGOÀI DA KHI CHÂM TỪNG CẶP VÀ MỘT BÊN NHÓM HUYỆT HOA ĐÀ GIÁP TÍCH ĐOẠN L1 – L5

Phan Quan Chí Hiếu*, Đặng Thế Vũ**
TÓM TẮT 
Đặt vấn đề:  Huyệt Hoa Đà giáp tích (HĐGT) từ lâu đã được sử dụng trong việc điều trị các bệnh lý liên 
quan đến vùng thắt lưng, chi dưới và nội tạng khungchậu. Tại Việt Nam, đã bắt đầu có những đề tài thực hiện 
những nghiên cứu cơ bản khảo sát vùng ảnh hưởng ngoài da của các huyệt Hoa Đà giáp tích. Những nghiên cứu 
trên ghi nhận vùng ảnh hưởng ngoài da của các HĐGT có quan hệ chặt chẽ với các tiết đoạn thần kinh cộtsống. 
Nhưng các đề tài này khi tiến hành đã khảo sát toànbộ các huyệt Hoa Đà giáp tích trong một nhóm mà chưa chú 
ý đến huyệt riêng lẻ cũng như ảnh hưởng của huyệt Hoa Đà giáp tích một bên cơ thể. Góp phần tìm hiểu thêm về 
HĐGT đồng thời hướng đến ứng dụng cụ thể vào các chỉ định điều trị, đề tài này tiếp tục nghiên cứu vùng ảnh 
hưởng ngoài da của các huyệt HĐGT thắt lưng L1-L5 khi châm 1 bên và châm từng cặp. 
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định vùng ảnh hưởng ngoài da của từng cặp và một bên huyệt Hoa Đà giáp tích 
L1 – L5. 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cơ bản mô tả hàng loạt ca, thực hiện tạiViện Y Dược 
Học Dân Tộc TPHCM từ 10/2012 – 8/2013 trên 125 người tình nguyện, khoẻ mạnh được châm tê (dòng điện 
xung tần số 100Hz, trong 20 phút) từng cặp và một bên huyệt Hoa Đà giáp tích L1 – L5. Ngưỡng đau được khảo 
sát trước và ngay sau châm tê tại 50 điểm quy ước (tương ứng với các tiết đoạn thần kinh từ T12 (lưng 12) đến 
S3 (cùng 3). 
Kết quả: Đề tài thực hiện với 125 người tình nguyện khoẻ mạnh (trong đó nữ chiếm 47%, độ tuổi 20 – 29 
chiếm 55%) chia làm 5 nhóm sau châm có kết quả: HoaĐà giáp tích L1 – L2: vùng tăng ngưỡng đau là vùngchi 
phối của tiết đoạn T12 – L4, mức tăng cao nhất tại L2 và giảm dần về 2 phía, sự tăng ngưỡng đau giữa 2bên trái 
phải giống nhau. Hoa Đà giáp tích L2 – L3: vùng tăng ngưỡng đau là vùng chi phối của tiết đoạn L1 – L5, mức 
tăng cao nhất tại L3 và giảm dần về 2 phía, sự tăngngưỡng đau giữa 2 bên trái phải giống nhau. Hoa Đàgiáp 
tích L3 – L4: vùng tăng ngưỡng đau là vùng chi phốicủa tiết đoạn L2 – S1, mức tăng cao nhất tại L4 vàgiảm 
dần về 2 phía, sự tăng ngưỡng đau giữa 2 bên trái phải giống nhau. Hoa Đà giáp tích L4 – L5:  vùng  tăng
ngưỡng đau là vùng chi phối của tiết đoạn L3 – S2,  mức tăng cao nhất tại L5 và giảm dần về 2 phía, sự tăng 
ngưỡng đau giữa 2 bên trái phải giống nhau. Hoa Đà giáp tích 1 bên L1 – L5: vùng tăng ngưỡng đau là vùng chi 
phối các tiết đoạn thần kinh T12 – S2, vùng ảnh hưởng cùng bên rộng và mạnh hơn nhiều so với vùng đối bên. 
Kết luận: Vùng ảnh hưởng ngoài da của các cặp huyệt Hoa Đà giáp tích L1 – L2, L2 – L3, L3 – L4, L4 – L5 
lần lượt là các tiết đoạn thần kinh T12 – L4, L1 – L5, L2 – S1, L3 – S2. Vùng ảnh hưởng ngoài da của huyệt Hoa 
Đà giáp tích 1 bên L1 – L5 là các tiết đoạn thần kinh T12 – S2. Huyệt HĐGT thắt lưng có ảnh hưởng đến vùng 
da cả 2 bên cơ thể, nhưng mạnh và rộng hơn với cùngbên và yếu và hẹp hơn ở bên đối diện

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment