KIỂM SOÁT CƠN ĐAU ĐỘT XUẤT TRONG UNG THƯ
KIỂM SOÁT CƠN ĐAU ĐỘT XUẤT TRONG UNG THƯ
QUÁCH THANH KHÁNH1
1 ThS.BSCKII. Trưởng Phòng Kế hoạch Tổng hợp, kiêm Trưởng Khoa Chăm sóc Giảm nhẹ – Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM
TỔNG QUAN ĐIỀU TRỊ ĐAU
Theo Bộ Y tế Việt Nam (2006): “CSGN đối với người mắc bệnh ung thư và người bệnh AIDS là sự phối hợp các biện pháp nhằm cải thiện chất lượng sống của người bệnh bằng cách phòng ngừa, phát hiện sớm, điều trị đau và xử trí các triệu chứng thực thể, tư vấn và hỗ trợ giải quyết các vấn đề tâm lý – xã hội mà người bệnh và gia đình họ phải chịu đựng”[1].
Thực tế cho thấy rằng triệu chứng đau và những chịu đựng về đau là những biểu hiện thường gặp ở người có HIV, ung thư và những người mắc các bệnh đe dọa đến tính mạng nói chung. Theo kết quả nghiên cứu, trên thế giới 60-80% người nhiễm HIV và BN ung thư có các biểu hiện đau đớn, suy sụp tinh thần, đặc biệt là trong thời gian cuối của bệnh. Ở nước ta mới chỉ có một số ít những BN này được tiếp cận tới các dịch vụ CSGN. Vụ Điều trị – Bộ Y tế đã phối hợp với các tổ chức quốc tế tiến hành một phân tích đánh giá nhanh (Rapid Situational Analysis) tại 5 tỉnh/ thành phố là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, TP. HCM và An Giang (1/1/2001 – 31/12/2004). Triệu chứng đau là biểu hiện thường gặp ở BN ung thư, đặc biệt là trên những người bệnh ở giai đoạn cuối: 79,5% BN ung thư chịu đựng đau. Tuy nhiên các biện pháp xử trí đau còn rất hạn chế. 77% BN ung thư báo cáo rằng vẫn bị đau mặc dù được điều trị đau. Phần lớn các BN đã từng phải chịu đựng những triệu chứng khó chịu về thể xác: 97,4% ở BN ung thư[10].
Thực tế cho thấy điều trị đau trong ung thư ở Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức. Điều trị đau hiệu quả khi đánh giá đau tốt, phải nhìn nhận đau trong ung thư là đau toàn thể (total pain) nghĩa là cơn đau liên quan thể chất, tinh thần, xã hội và cả tâm linh của người bệnh. Điều trị đau hiệu quả khi ta phân biệt được cơ chế đau là đau cảm thụ (đau thân thể, đau tạng), đau do viêm, đau thần kinh, đau xương, đau hỗn hợp[18-22]
Nguồn: https://luanvanyhoc.com