Mô tả kiến thức, thực hành quản lý chất thải rắn y tế của nhân viên y tế và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đa khoa huyện Lấp Vò, Đồng Tháp năm 2014

Mô tả kiến thức, thực hành quản lý chất thải rắn y tế của nhân viên y tế và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đa khoa huyện Lấp Vò, Đồng Tháp năm 2014

Luận văn thạc sĩ quản lý bệnh viện Mô tả kiến thức, thực hành quản lý chất thải rắn y tế của nhân viên y tế và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đa khoa huyện Lấp Vò, Đồng Tháp năm 2014.Hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân là nhiệm vụ quan trọng của ngành y tế. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, các cơ sở y tế đặc biệt là các bệnh viện đã thải ra môi trường một lượng lớn các chất thải y tế bao gồm: chất thải lỏng, chất thải rắn, chất thải khí; trong đó có chất thải lây nhiễm và chất thải độc hại
Hiện nay, cả nước có 13.640 cơ sở y tế các loại, với tổng lượng chất thải rắn phát sinh từ các cơ sở y tế vào khoảng 450 tấn/ngày, trong đó có khoảng 47 tấn là chất thải rắn y tế nguy hại. Hiện chất thải y tế ở Việt Nam được xử lý bằng hai phương án là đốt và chôn lấp. Trong đó vẫn còn 30,8% bệnh viện xử lý chất thải y tế bằng lò đốt 1 buồng, thiêu đốt thủ công hoặc tự chôn lấp tr ong khuôn viên của bệnh viện. Tỉ lệ bệnh viện chưa có hệ thống xử lý nước thải y tế chiếm 45,6% [12].


Để khắc phục các tồn tại nêu trên, thời gian tới ngành y tế cần tập trung hoàn thiện tổ chức, cơ chế, chính sách và văn bản qui phạm pháp luật về quản lý chất thải y tế; ưu tiên tập trung nguồn lực x ử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Bên cạnh đó Bộ Y Tế của ra thông tư 18/2011/BYT về việc hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiễm soát nhiễm khuẩn trong các cơ cở khám bệnh chữa bệnh , nhằm tăng cường thực hiện tốt quản lý chất thải y tế và kiểm soát nhiễm khuẩn trong thời gian tới [23]
Thực tế, gần như 100% bệnh viện có thực hiện phân loại chất thải từ nguồn, nhưng khó có thể đảm bảo thực hiện tốt hoàn toàn ở tất cả các bệnh viện do phương tiện thu gom như túi, thùng đựng chất thải còn thiếu và chưa đồng bộ, hầu hết chưa đạt tiêu chuẩn, vật sắc nhọn chưa được cô l ập an toàn. Không có phương tiện vận chuyển riêng biệt, chuyên dụng, nơi lưu giữ không bảo đảm vệ sinh, có nhiều nguy cơ gây rủi ro do vật sắc nhọn rơi vãi, nhiều côn trùng xâm nhập [1]. Bên cạnh đó, việc tấp huấn, đào tạo và tuyên truyền kiến thức về quản lý chất thải y tế của nhân viên y tế tại các bệnh viện chưa được triển khai đồng bộ, từ đó đã ảnh hưởng đến việc thực hành đúng về công tác quản lý chất thải y tế
Bệnh viện đa khoa Lấp Vò là bệnh viện hạng III thuộc tuyến huyện của tỉnh Đồng Tháp, được tách ra từ Trung tâm Y tế huyện vào ngày 20 tháng 10 năm 2005
Chất lượng khám và điều trị tại bệnh vi ện từng bước được nâng lên, đảm bảo an toàn và bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các bệnh nhân, được nhân dân khu vực huyện tin tưởng khi đến khám chữa bệnh; Không để xảy ra sai sót trong chuyên môn, đảm bảo thuốc và trang thiết bị cơ bản, đáp ứng cho yêu cầu phục vụ, duy trì hoạt động ngân hàng máu tại bệnh viện để phục vụ tốt cho công tác điều trị. Tuy nhiên để đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân thì trong quá trình hoạt động của bệnh viện cũng đã phát sinh chất thải rắn y tế.
Chính vì thế công tác quản lý tốt chất thải rắn y tế cũng là v ấn đề đặt ra, các hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển và lưu giữ CTRYT của bệnh viện ra sao, kiến thức, thực hành về các hoạt động trên của nhân viên y tế và vệ sinh viên như thế nào trong thực hiện nhiệm vụ của họ . Để đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải y tế của bệnh viện, chúng tôi tiến hành đề tài: “Mô tả kiến thức, thực hành quản lý chất thải rắn y tế của nhân viên y tế và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đa khoa huyện Lấp Vò, Đồng Tháp năm 2014
Mục tiêu nghiên cứu:
1- Mô tả kiến thức về phân loại, thu gom, vận chuyển và lưu giữ chất thải rắn y tế của nhân viên y tế Bệnh viện đa khoa huyện Lấp Vò, Đồng Tháp năm 2014.
2-Mô tả thực hành về phân loại của nhân viên y tế , và thực hành về phân loại, thu gom vận chuyển và lưu giữ của nhân viên vệ sinh về chất thải rắn y tế tại Bệnh viện đa khoa huyện Lấp Vò, Đồng Tháp năm 2014.
3-Xác định các yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phân loại của nhân viên y tế , và thực hành phân loại, thu gom vận chuyển và lưu giữ của nhân viên vệ sinh về chất thải rắn y tế tại Bệnh viện đa khoa huyện Lấp Vò, Đồng Tháp năm 2014

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………………… .1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU …………………………………………………………. 3
1.1. Khái niệm và định nghĩa ……………………………………………………………………….. 3
1.2. Phân loại CTRYT…………………………………………………………………………………. 3
1.3. Nguy cơ của chất thải y tế với sức khoẻ ………………………………………………….. 6
1.4. Ảnh hưởng của chất thải y tế đối với môi trường và cộng đồng ………………… 9
1.5. Xử lý chất thải rắn y tế ……………………………………………………………………….. 11
1.6. Thực trạng công tác quản lý chất thải y tế ………………………………………………. 14
1.3.1. Trên thế giới ……………………………………………………………………………………… 14
1.3.2. Ở Việt Nam ………………………………………………………………………………………. 15
1.3.3. Công tác quản lý chất thải rắn tại bệnh viện đa khoa Lấp Vò …………………. 21
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………. 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………………. 26
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ………………………………………………………….. 26
2.3. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………………….. 26
2.4. Phương pháp thu thập số liệu…………………………………………………………………. 26
2.5. Các biến số nghiên cứu và khái niệm ……………………………………………………… 28
2.6. Phương pháp đánh giá trong nghiên cứu …………………………………………………. 30
2.7. Xử lý số liệu và phân tích số liệu……………………………………………………………. 30
2.8. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu ……………………………………………………………… 31
2.9. Sai số và biện pháp khắc phục ……………………………………………………………….. 31
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………………….. 32
3.1. Thông tin chung về đối tượng được phỏng vấn ………………………………………… 32
3.2. Khảo sát kiến thức………………………………………………………………………………… 34
3.3. Thực hành về phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ CTRYT………………… 40
3.4. Xác định các yếu tố liên quan ………………………………………………………………… 42
3.5. Kết quả định tính …………………………………………………………………………………. 44
HUPHiii
Chương 4: BÀN LUẬN……………………………………………………………………………… 46
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………. 55
KIẾN NGHỊ ……………………………………………………………………………………………… 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………………. 58
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Khung lý thuyết kiến thức, thực hành quản lý chất thải rắn y tế và các
yếu tố liên quan ………………………………………………………………………………………….. 61
Phụ lục 2: Phiếu khảo sát kiến thức và thực hành quản lý chất thải y tế của NVYT
khoa phòng ………………………………………………………………………………………………… 62
Phụ lục 3: Phiếu phỏng vấn Trưởng khoa KSNK và Trưởng phòng Điều dưỡng về
quản lý chất thải rắn y tế ……………………………………………………………………………… 71
Phụ lục 4: Phiếu phỏng vấn Điều dưỡng Trưởng khoa về quản lý chất thải rắn y tế
tại bệnh viện ………………………………………………………………………………………………. 72
Phụ lục 5: Dự trù kin h phí nghiên cứu ………………………………………………………….. 73
Phụ lục 6: Một số hình ảnh hoạt động QLCTRYT tại bệnh viện ………………………. 7

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Những nguy cơ NK và tác nhân gây bệnh có trong CTRYT ……………… 8
Bảng 1. 2: Nguy cơ tổn thương và lây nhiễm qua các vật sắc nhọn ………………….. 9
Bảng 1.3: Chất thải y tế theo giường bệnh trên thế giới …………………………………… 14
Bảng 1.4: Chất thải rắn y tế phát sinh theo giường bệnh tại Việt Nam ………………. 15
Bảng 1.5: So sánh chất thải rắn y tế phát sinh tại Việt Nam và một số
nước trong khu vực …………………………………………………………… 16
Bảng 1.6: Phân bố chất thải y tế nguy hại theo vùng sinh thái ………………………….. 16
Bảng 1.7: Vai trò của NVYT và NVVS trong quản lý CTRYT ………………………… 24
Bảng 3.1 Thông tin về tuổi của đối tượng được phỏng vấn………………………………. 33
Bảng 3.2: Thông tin về giới của đối tượng được phỏng vấn …………………………….. 33
Bảng 3.3 : Thông tin về thời gian công tác của đối tượng được phỏng vấn ………… 33
Bảng 3.4: Thông tin về vị trí việc làm của đối tượng được phỏng vấn ………………. 34
Bảng 3.5: Thông tin về bộ phận làm việc của đối tượng được phỏng vấn ………….. 34
Bảng 3.6: Thông tin về tập huấn QLCT của đối tượng được phỏng vấn…………….. 35
Bảng 3.7: Thực hành thu gom vận chuyển của nhân viên v ệ sinh …………………….. 41
Bảng 3.8: Thực hành lưu giử của nhân viên vệ sinh ……………………………………….. 41
Bảng 3.9: Cơ sở vật chất phục vụ ………………………………………………………………… 42
Bảng 3.10: Liên quan giữa TG công tác với kiến thức cơ bản …………………………. 42
Bảng 3.11: Liên quan giữa bộ phận công tác với kiến thức cơ bản …………………… 43
Bảng 3.12: Liên quan giữa thời gian công tác với kiến thức phân loại ………………. 43
Bảng 3.13: Liên quan giữa bộ phận công tác với kiến thức phân loại………………… 43
Bảng 3.14: Liên quan giữa ĐD và các đối tượng khác với kiến thức phân loại ….. 44
Bảng 3.15: Liên quan giữa ĐD và các đối tượng khác với thực hành phân loại ….. 44
Bảng 3.16: Liên quan giữa tập huấn với kiến thức cơ bản ……………………………… 44
Bảng 3.17: Liên quan giữa tập huấn với kiến thức phân loại …………………………… 45
Bảng 3.18: Liên quan giữa tập huấn với kiến thức thu gom vận chuyển …………… 45
Bảng 3.19: Liên quan giữa kiến thức phân loại với thực hành phân loại ……………. 45
Bảng 3.20: Liên quan giữa kiến thức TG,VC với thực hành TG,VC ………………… 46
Bảng 3.21: Liên quan giữa kiến thức lưu giữ với thực hành lưu giữ …………………. 46
HUPHvii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1: Ảnh hưởng của chất thải y tế đối với và môi trường và cộng đồng …….. 9
Sơ đồ 2: Sơ đồ phân loại, thu gom, vận chuyển CTRYT tại Bệnh viện Lấp Vò … 23
Sơ đồ 3: Sơ đồ xử lý CTRYT tại Bệnh viện đa khoa Lấp Vò …………………………. 24
Biểu đồ 3.1: Kiến thức cơ bản với bộ phận làm việc ……………………………………… 35
Biểu đồ 3.2: Kiến thức cơ bản với vị trí việc làm việc ……………………….. 36
Biểu đồ 3.3: Kiến thức về các qui định chung với bộ phận làm việc ………………. 36
Biểu đồ 3.4: Kiến thức về các qui định chung với vị trí làm việc ……………………. 37
Biểu đồ 3.5: Kết quả chung về phân loại với bộ phận làm việc ………………………. 37
Biểu đồ 3.6: Kết thức chung về phân loại với vị trí việc làm ………………….. 38
Biểu đồ 3.7: Kiến thức chung về thu gom vận chuyển theo bộ phận làm việc ….. 38
Biểu đồ 3.8: Kết quả chung về thu gom vận chuyển theo vị trí việc làm ………….. 39
Biểu đồ 3.9: Kết quả chung về kiến thức lưu giử theo bộ phận làm việc …………. 39
Biểu đồ 3.10: Kết quả chung về kiến thức lưu giử theo vị trí việc làm ……….. 40
Biểu đồ 3.11: Thực hành phân loại theo bộ phận công tác …………………………….. 40
Biểu đồ 3.12: Thực hành phân loại theo vị trí việc làm …………………………………. 4

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment