MÔ TẢ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN XƠ GAN

MÔ TẢ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN XƠ GAN

MÔ TẢ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN XƠ GAN.Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân xơ gan. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 102 đối tượng xơ gan do virus và không do virus. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân xơ gan là 56,97±11,59, tỉ lệ nam/nữ là 5,8/1. Các nguyên nhân gây xơ gan đa phần là do viêm gan B, và do rượu. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp trong nhóm xơ gan là chán ăn, mệt mỏi, đau tức hạ sườn phải, tuần hoàn bàng hệ với tỉ lệ   38,2%, 46,1%, 40,2% 40,2%. Các triệu chứng lâm sàng ít gặp là buồn nôn, ngứa, rối loạn tiêu hoá, gan to. Nồng độ trung bình AFP, AFP- L3% và PIVKA-II ở nhóm bệnh nhân xơ gan nói chung lần lượt là 86,8ng/mL, 6,2% và 246,98 mAU/mL. Nồng độ trung bình AFP, AFP-L3% và PIVKA-II ở nhóm bệnh nhân xơ gan có tăng một trong ba chỉ số là 163,99 ng/mL, 11% và 458,4 mAU/mL. Kết luận: Ở các bệnh nhân xơ gan; nồng độ AFP, AFP-L3 và PIVKA-II  có  thể  tăng  không  cao  nhiều  so  với  người bình thường.

Xơ gan là một bệnh lý rất thường gặp, nguyên nhân thường do viêm gan virus B (chiếm khoảng 37%), viêm gan virus C (chiếm khoảng 20%), do rượu (chiếm khoảng 20%) và các nguyên nhân khác [1]. Xơ gan thường xảy ra sau mười đến hai mươi năm ở khoảng 20 đến 30% bệnh nhân bị viêm gan B, C. Việt Nam nằm trong vùng dịch tễ lưu hành viêm gan B với tỷ lệ mắc chiếm khoảng 15 – 20% và viêm gan C chiếm tỷ lệ khoảng 8 – 10% dân số, biến chứng thường gặp nhất là xơ gan và ung thư gan [1], [2]. Ngoài viêm gan virus B, C mạn tính, các yếu tố nguy cơ khác dẫn đến xơ gan gồm có: uống rượu, thiếu men anpha1 – antitrypsin…
Trong chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan thì alphafetoprotein (AFP) được coi là một chất chỉ  dấu  ung  thư  và  được  ứng  dụng  trong  lâm sàng  nhiều  nhất.  Ở  người  lớn  khỏe  mạnh (phụ nữ không mang thai), mức độ AFP huyết thanh chỉ  từ  0‐10ng/ml.  Tuy  nhiên,  ở  bệnh  nhân  xơ gan nồng độ AFP có thể tăng lên đến 40%. Bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan có thể có nồng độ AFP dao động từ ngưỡng bình thường cho đến > 100.000 ng/mL [3]. AFP-L3 là dạng đồng phân của AFP có đặc tính ái lực cao với Lens culinaris agglutinin (LCA). AFP-L3 tăng trong huyết thanh có độ đặc hiệu cao cho ung thư biểu mô tế bào gan. PIVKA-II là một dạng bất thường được tạo ra bởi sự thiếu Vitamin K của prothrombin, một yếu tố đông máu được sản xuất bởi gan, nồng độ PIVKA-II bình thường thấp hơn 40 mAU/mL. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy PIVKA-II có độ nhạy cao hơn và có giá  trị  chẩn  đoán  độc  lập  so  với  chỉ  điểm  AFP trong việc chẩn đoán sớm ung thư biểu mô tế bào gan. Khi  kết  hợp  3 chất  chỉ  điểm  PIVKA-II với  AFP  và  AFP-L3  sẽ  làm  tăng  tỷ  lệ  phát  hiện ung thư biểu mô tế bào gan [4]. Ung thư gan có tỷ  lệ  sống  sót  sau  5  năm  trên  70%  nếu  bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn sớm, tuy nhiên để chẩn đoán sớm HCC là phức tạp bởi sự cùng tồn tại của viêm gan mạn hoặc xơ gan [5]. Đa số HCC  phát  triển  trên  nền  gan  xơ  (châu  Á:  70-

 

MÔ TẢ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN XƠ GAN

Leave a Comment