Mô tả thực trạng điều trị người bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội năm 2023
Luận văn thạc sĩ y học cổ truyền Mô tả thực trạng điều trị người bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội năm 2023.Thoái hóa cột sống thắt lưng (THCSTL) là một bệnh phổ biến, hay gặp trong đời sống hằng ngày và trên lâm sang với triệu chứng điển hình là đau vùng cột sống thắt lưng. Thoái hóa cột sống thắt lưng có tính chất dai dẳng gây cho người bệnh cảm giác đau đớn khó chịu, người bệnh bị hạn chế vận động vùng thắt lưng, gây giảm sức khỏe, giảm khả năng học tập, lao động và sản xuất, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống [5]. Theo Nguyễn Thị Ngọc Lan (2010)tại Việt Nam bệnh chiếm tỷlệ2% trong cộng đồng và chiếm17% ởnhững người tuổi trên 60 [7].
Nguyên nhân gây đau vùng thắt lưng rất đa dạng, thường được chia làm hai nhóm chính: do nguyên nhân cơ học hoặc là triệu chứng của một bệnh toàn thể, trong đó nguyên nhân cơ học chiếm tới 90-95% hay gặp nhất ở lứa tuổilao động [19]. Thoái hóa cột sống là tình trạng khi lớp sụn khớp mòn dần, các đầu xương đốt sống sẽ trực tiếp ma sát với nhau khi cơ thể vận động gây ảnh hưởng đến xương đốt sống, rễ thần kinh và các mô mềm xung quanh, gây co rút các cơ cạnh sống, co kéo các tổ chức liên kết bao gồm gân cơ, dây chằng, bao khớp làm giảm hoạt động của cột sống thắt lưng từ đó gây ra đau; và đau làm cơ co cứng phản xạ, sự co cứng cơ tác động trở lại làm cho đau càng trầm trọng hơn, vì vậy điều trị để phục hồi vận động có ý nghĩa rất lớn trong điều trị cho người bệnh thoái hóa cột sống.Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị bệnh lý thoái hóa cột sống thắt lưng bằng Y học hiện đại, Y học cổ truyền hoặc phối hợp Y học hiện đại và Y học cổ truyền.
Ở Việt Nam đã có những công trình nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng và các phương pháp điều trị bệnh thoái hóa hóa cột sống thắt lưng khác nhau tại một số bệnh viện. Tuy nhiên, các nghiên cứu đều tập trung vào lâm sàng bệnh lý, các phương pháp điều trị cụ thể, chưa đề cập đến một số yếu tố liên quan tới người bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng và thực trạng điều trị người bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng.Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội là bệnh viện đầu tiên của cả nước thực hiện mô hình bệnh viện đa khoa kết hợp Y học hiện đại và Y học cổ truyền, với số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị ngày càng tăng.Để tìm hiểu sâu hơn vềmột số yếu tố liên quan tới người bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng và thực trạng điều trị người bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Mô tả thực trạng điều trị người bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội năm 2023” với hai mục tiêu:
1. Mô tả một số yếu tố liên quan đến bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng của người bệnh điều trị tại Bệnh viện đa khoa y học cổ truyền Hà Nội từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2023
2. Mô tả thực trạng điều trị người bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng tại Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội năm 2023.
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Giải phẫu cột sống thắt lưng 3
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu cột sống 3
1.1.2 Đặc điểm cột sống thắt lưng 4
1.1.3. Chức năng của cột sống thắt lưng. 6
1.2. Bệnh Thoái hóa cột sống thắt lưng theo y học hiện đại. 6
1.2.1. Định nghĩa Thoái hóa cột sống thắt lưng 6
1.2.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh 6
1.2.3. Triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng. 7
1.2.4. Chẩn đoán 8
1.2.5. Điều trị 9
1.2.6. Phòng bệnh 9
1.3. Thoái hóa cột sống thắt lưng theo Y học cổ truyền 10
1.3.1. Bệnh danh 10
1.3.2. Nguyên nhân của chứng Yêu thống theo yhọc cổ truyền 10
1.3.3. Các thể lâm sàng. 10
1.3.4. Điều trị chứng Yêu thống theo Y học cổ truyền 11
1.4. Các yếu tố liên quan đến bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng. 12
1.5. Tình hình Thoái hóa cột sống thắt lưng trên thế giới và Việt Nam. 14
1.5.1. Tình hình Thoái hóa cột sống thắt lưng trên thế giới 14
1.5.2. Tình hình Thoái hóa cột sống thắt lưng tạiViệt Nam. 15
1.6. Một số thông tin khái quát về địa bàn nghiên cứu. 16
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1. Đối tượng nghiên cứu. 18
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn. 18
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ. 18
2.2. Địa điểm nghiên cứu. 18
2.3. Thời gian nghiên cứu. 18
2.4. Phương pháp nghiên cứu. 18
2.5. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu. 18
2.5.1. Cỡ mẫu: 18
2.5.2. Phương pháp chọn mẫu: 19
2.6. Các biến số và chỉ số trong nghiên cứu. 19
2.7. Phương pháp thu thập số liệu 23
2.7.1. Phỏng vấn người bệnh 23
2.7.2. Khám lâm sàng để thu thập các chỉ số 24
2.7.3. Cách thức tổ chức điều tra. 24
2.8. Xử lý và phân tích số liệu. 25
2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu. 25
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26
3.1 Một số yếu tố liên quan bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng của người bệnh điều trị tại Bệnh viện đa khoa y học cổ truyền Hà Nội 26
3.1.1 Phân bố tỷ lệ người bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng theo nhóm tuổi 26
3.1.2. Phân bố tỷ lệ người bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng theo giới tính 27
3.1.3. Phân bố tỷ lệ thoái hóa cột sống thắt lưng theo nghề nghiệp 27
3.1.4. Phân bố người bệnh Thoái hóa cột sống thắt lưng theo chỉ số BMI 28
3.1.5. Phân bố người bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng theo thời gian mắc bệnh. 29
3.1.6. Phân bố người bệnh theo một số đặc điểm đau. 29
3.2. Thực trạng điều trị người bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng tại Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội 31
3.2.1. Những phương pháp điều trị đã được sử dụng. 31
3.2.2. Đánh giá kết quả điều trị chung của các phương pháp điều trị 33
3.2.3. Mức độ tin tưởng của người bệnh với các phương pháp điều trị 37
3.2.4. Tỷ lệ lựa chọn tái sử dụng các phương pháp điều trị. 37
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 39
4.1. Một số yếu tố liên quan bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng của người bệnh điều trị tại Bệnh viện đa khoa y học cổ truyền Hà Nội 39
4.1.1. Tuổi 39
4.1.2. Giới 40
4.1.3. Nghề nghiệp 40
4.1.4. BMI 41
4.1.5. Thời gian mắc bệnh 43
4.1.6. Một số đặc điểm đau 43
4.2. Thực trạng điều trị người bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng tại Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội 44
4.2.1. Các phương pháp điều trị người bệnh đã được sử dụng. 45
4.2.2. Kết quả điều trị chung của các phương pháp điều trị 46
4.2.3. Mức độ tin tưởng vào các phương pháp điều trị và tỷ lệ lựa chọn tái sử dụng các phương pháp trên. 47
KẾT LUẬN 49
KHUYẾN NGHỊ 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố người bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng theo nhóm tuổi 26
Bảng 3.2: Phân bố người bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng theo giới tính 27
Bảng 3.3. Phân bố tỷ lệ thoái hóa cột sống thắt lưng theo nghề nghiệp 27
Bảng 3.4. Phân bố bệnh nhân theo hoàn cảnh xuất hiện đau. 30
Bảng 3.5. Phân bố bệnh nhân theo mức độ đau theo VAS 30
Bảng 3.6. Phân bố bệnh nhân theo tần suất đau. 31
Bảng 3.7. Phân bố bệnh nhân theo yếu tố lao động ảnh hưởng đến đau. 31
Bảng 3.8. Những phương pháp điều trị ngườibệnh được sử dụng. 32
Bảng 3.9. Bảng tỷ lệ đánh giá kết quả điều trị chung của các phương pháp điều trị 33
Bảng 3.10. Bảng tỷ lệ đánh giá kết quả điều trị tốt của các phương pháp điều trị 34
Bảng 3.11. Bảng tỷ lệ đánh giá kết quả điều trị khá của các phương pháp điều trị 35
Bảng 3.12. Bảng tỷ lệ đánh giá kết quả điều trị trung bình của các phương pháp điều trị 36
Bảng 3.13. Mức độ tin tưởng của người bệnh với các phương pháp điều trị. 37
Bảng 3.14. Tỷ lệ lựa chọn tái sử dụng các phương pháp điều trị. 37
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Phân bố nhóm đối tượng mắc thoái hoá cột sống thắt lưng theo chỉ số BMI 28
Biểu đồ 3.2: Phân bố nhóm đối tượng mắc thoái hóa cột sống thắt lưng theo thời gian mắc. 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng việt
1. Phạm Thị Minh Đức (1998), “Sinh lý đau”, Chuyên đề sinh lý học, trường đại học Y Hà Nội, tr138 – 153.
2. Trần Ngọc Ân, Nguyễn Thị Ngọc Lan (2000). Điều trị thoái hóa khớp và cột sống. Điều trị học nội khoa. Nhà Xuất bản Y học; tr 212-224.
3. Vũ Quang Bích (2001), “Phòng và chữa các chứng bệnh đau lưng”, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr11.
4. Trường Đại học Y Hà Nội, Bộ môn Giải phẫu (2004), “Bài giảng giải phẫu học”, Nhà xuất bản Y học, tr297 – 299.
5. Nguyễn Quang Quyền (2007), Bài giảng giải phẫu học, tập II, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr22 – 23
6. Trường Đại học Y Hà Nội, Bộ môn Sinh lý học (2008), “Sinh lý đau”, Chuyên đề sinh lý học, dùng cho đối tượng sau đại học (Hệ nội), tr112-127.
7. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2010), Bệnh học cơ xương khớp nội khoa. Nhà Xuất bản Y học, Hà Nội, tr.138-163, 363-365.
8. Nguyễn Văn Bản (2011), “Bệnh học nội khoa đông y”, Nhà xuất bản Y Học, tr236-244.
9. Hồ Hữu Lương (2012), “Đau thắt lưng và thoát vị đĩa đệm”, Nhà xuất bản Y học, tr78 – 88.
10. Trần Đình Hải (2013), “Nghiên cứu hiệu quả giảm đau trong điều trị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống bằng thủy châm kết hợp với thuốc y học cổ truyền”, Trường Đại học Y Dược Huế.
11. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp (Ban hành kèm theo Quyết định số 361/QĐ-BYT Ngày 25 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế), tr131-133
12. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2015), “Bệnh học cơ xương khớp nội khoa”, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, tr152-162.
13. Hoàng Minh Hùng (2017), “Đánh giá tác dụng điều trị của “Đai hộp Ngải cứu Việt” kết hợp xoa bóp bấm huyệt trên bệnh nhân đau cột sống thắt lưng”. Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam
14. Nguyễn Đức Minh, Nguyễn Vinh Quốc (2018). “Đánh giá tình trạng đau thắt lưng do thoái hóa cột sống trên bệnh nhân điều trị tại Khoa Lão khoa, Bệnh viện Châm cứu Trung ương”. Tạp chí Y dược lâm sàng 108, 13(4), 87-92.
15. Nguyễn Vinh Quốc về “Điện châm kết hợp thuốc hoàn chỉ thống điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng”. Tạp chí y học Việt Nam tập 473 – Tháng 12 – Số 1&2 – 2018
16. Quyết định số 5013/ QĐ-BYT của Bộ y tế ngày 01/12/2020 về việc Ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh theo Y học cổ truyền, kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại”.
17. Nguyễn Đức Minh & Nguyễn Vinh Quốc (2021). “Tác dụng điều trị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống bằng điện châm kết hợp siêu âm điều trị”. Tạp Chí Y học Việt Nam, 504(1).
18. Đỗ Thị Nhung (2021). “Đánh giá tác dụng của Phúc châm kết hợp Độc hoạt ký sinh thang trong điều trị đau dây thần kinh hông to do Thoái hóa cột sống thắt lưng”. Tạp Chí Y học Việt Nam
19. Phạm Văn Minh, Phục hồi chức năng một số bệnh thường gặp, Nhà xuất bản Y Học, Hà Nội 2021, tr75-84.
20. Ngô Quỳnh Hoa (2022). “Hiệu quả cải thiện tầm vận động và chức năng sinh hoạt hàng ngày của Độc hoạt thang trong điều trị hội chứng thắt lưng hông do thoái hóa cột sống thắt lưng”. Tạp chí nghiên cứu y học Trường Đại học Y Hà Nội tập 158 – Số 10 – Tháng 10 năm 2022.
21. Nguyễn Duy Phúc, & Tôn Chi Nhân (2022). Đánh giá kết quả điều trị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống bằng bài thuốc Độc hoạt ký sinh thang kết hợp điện châm và siêu âm trị liệu tại Bệnh viện Y học cổ truyền thành phố Cần Thơ và Bệnh viện Y Dược cổ truyền tỉnh Kiên Giang. Tạp Chí Y học Việt Nam, 519(2).
22. Phan Minh Hoàng, & Nguyễn Hồng Hà (2023) “Mức độ cải thiện chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân đau thắt lưng do thoái hóa cột sống tại bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp”. Tạp Chí Y học Việt Nam, 537(1).
23. Đặng Thành Long, Phạm Hồng Vân, & Đỗ Thị Phương (2023) “Hiệu quả cải thiện vận động trên bệnh nhân đau thắt lưng do thoái hóa cột sống của bài thuốc Thư cân thang kết hợp điện châm và tác động cột sống”. Tạp Chí Y học Việt Nam, 535(2).
24. Trần Thị Huyền Trang, & Trần Thái Hà (2023). “Đặc điểm lâm sàng y học cổ truyền của bệnh nhân đau thắt lưng do thoái hóa cột sống tại trạm y tế phường 1 quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh”. Tạp Chí Y học Việt Nam, 530(2)
25. Nguyễn Mai Hồng. Thoái hóa khớp và cột sống. Tài liệu đào tạo chuyên ngành cơ – xương – khớp bệnh viện Bạch Mai, tr166 – 177.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com