MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG BỆNH LOÃNG XƯƠNG TẠI KHOA LÃO BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TRUNG ƯƠNG

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG BỆNH LOÃNG XƯƠNG TẠI KHOA LÃO BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TRUNG ƯƠNG

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG BỆNH LOÃNG XƯƠNG TẠI KHOA LÃO BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TRUNG ƯƠNG
Nguyễn Thị Thanh Tú1, Nguyễn Thị Dung2, Nguyễn Thanh Thủy1
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Cục quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh Loãng xương tại khoa Lão – Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang trên 72 bệnh nhân bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, thời gian thực hiện từ 6/2019 – 6/2020. Kết quả: Triệu chứng lâm sàng theo Y học hiện đại thường gặp: đau cột sống thắt lưng (94,4%), rối loạn tư thế cột sống (44,4%), giảm chiều cao (44,4%), đau cột sống cổ (27,8%), đau dọc xương dài (23,6%). Thể bệnh lâm sàng theo y học cổ truyền: thận âm hư (81,9%), tỳ vị hư nhược (9,7%), can thận âm hư phong thấp xâm nhập (5,6%), thận dương hư (2,8%). Nồng độ Calci máu trung bình là 2,21 ± 0,12 mmol/l. X quang cột sống: lún xẹp đốt sống (40,4%), giảm mật độ xương (31,6%). Mật độ xương trung bình tại các vị trí: cột sống thắt lưng là -3,00 ± 1,45 SD và cổ xương đùi là -3,26 ± 1,01 SD. Tỷ lệ loãng xương tại các vị trí: cổ xương đùi (83,3%), L1 (73,6%), L3 (72,2%), L4 (61,1%), L2 (65,3%).

Loãng xương là bệnh lý chuyển hóa mãn tính, liên quan mật thiết với sự lão hóa và mãn kinh. Đây là một căn bệnh thầm lặng cho đến khi gãy xương xảy ra, gây ra các vấn đề sức khỏe thứ cấp quan trọng và thậm chí tử vong [3]. Hiện tại, trên thế giới ước tính có hơn 200 triệu người bị loãng xương và 1/3 nữ giới và 1/5 nam giới trên 50 tuổi bị gãy xương do loãng xương. Ở châu Âu, cứ 3 giây có 1 người gãy xương do loãng xương [8]. Các nghiên cứu ở Việt Nam ước tính rằng tỷ lệ mắc bệnh loãng xương trongdân số nói chung là 4,7%. Tỷ lệ này tương tự như tỷ lệ mắc viêm khớp dạng thấp. Theo Hiệp hội Thấp khớp Việt Nam, ước tính đến năm 2050 số phụ nữ loãng xương từ 50 tuổi trở lên có thể sẽ hơn 7 triệu người [6].Trong  những  năm  gần  đây,  số  lượng  bệnh nhân loãng xương điều trị tại khoa Lão Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương chiếm tỷ lệ ngày càng tăng. Với mong muốn tìm hiểu những đặc điểm bệnh loãng xương để góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục tiêu: “Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân Loãng xương tại khoa Lão Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương”.

Chi tiết bài viết
Từ khóa
Đặc đểm lâm sàng và cận lâm sàng, loãng xương

Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Hữu Thành Đạt, Trần Văn Hưởng, Nguyễn Văn Tập. Tỷ lệ loãng xương, giảm mật độ xương và những yếu tố liên quan ở người dân đến khám tại trung tâm phòng chống chấn thương và các bệnh không lây Thành phố Hồ Chí Minh năm 2015. Y học Việt Nam. 2017, 453 (số chuyên đề), 222-30. 
2. Phạm Vũ Khánh. Lão khoa Y học cổ truyền, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 2009, 163-72. 
3. Nguyễn Thị Ngọc Lan. Bệnh học cơ xương khớp nội khoa. Nhà xuất bản y học. 2016. 272-84. 
4. Ninh Thị Nhung, Phạm Ngọc Khải. Một số chỉ số sinh hóa liên quan đến chuyển hóa xương ở phụ nữ 40-65 tuổi tại Thái Bình. Y học Việt Nam. 2007, 10-5. 
5. Nguyễn Đình Nguyên. Vai trò của các yếu tố nguy cơ trong tiên đoán gãy xương. Kỷ yếu các báo cáo hội nghị khoa học loãng xương, gãy xương và vitamin D, Cần Thơ. 2010, 35-40. 
6. International Osteoporosis Foundation. Epidemiology, costs & burden of osteoporosis in 2013, Viet Nam. The Asia- Pacific regional audit. 2013, 119-23. 
7. Cooper C, Shah S, Hand D.J, et al. Screening for vertebralosteoporosis using individual risk factors. Osteoporosis Int. 1990, 2, 48-53. 
8. Tumay Sozen, Lale Ozisik, Nursel Calik Basaran. An overview and management of osteoporosis. Eur J Rheumatol. 2016, 46-56. 

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG BỆNH LOÃNG XƯƠNG TẠI KHOA LÃO BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TRUNG ƯƠNG

Leave a Comment