Một số thông số đánh giá chất lượng máu và chế phẩm máu tại Viện Huyết học Truyền máu Trung ương từ năm 2000-2004

Một số thông số đánh giá chất lượng máu và chế phẩm máu tại Viện Huyết học Truyền máu Trung ương từ năm 2000-2004

Tên bài báo:Một số thông số đánh giá chất lượng máu và chế phẩm máu tại Viện Huyết học Truyền máu Trung ương từ năm 2000-2004

Tác giả:Trần Thị Hồng Thủy, Phạm Quang Vinh, Hoàng Nhật Lệ, Đỗ Mạnh Tuấn, Phạm Tuấn Dương, Lê Anh Thư, Nguyễn Thị Hồng, Đỗ Trung Phấn, Nguyễn Anh Trí

Tên tạp chí:Y học thực hành

Năm xuất bản:2004Số:497Trang:160-165

Tóm tắt:

Sau 5 năm (2000-2004) tiến hành khảo sát các đơn vị máu toàn phần, khối hồng cầu, khối tiểu cầu sản xuất tại Viện Huyết học-Truyền máu cho thấy: Đảm bảo 100% được sàng lọc đủ 5 bệnh nhiễm trùng truyền qua đường máu (giang mai, sốt rét, HIV, HBV, HCV) và đều âm tính. Đạt tiêu chuẩn châu Âu về các thông số sau: Thể tích và Hb của MTP; Thể tích, Hb, Hct, BC còn của KHC; Thể tích tiểu cầu và BC còn của KTC. Nhưng chất lượng MTP, KHC, KTC còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: Máu lấy từ người cho máu tình nguyện, không lấy tiền trong quần thể có nguy cơ thấp, hoặc người cho máu nhắc lại thì chất lượng bảo đảm. Máu lấy vào túi 3, túi 4, số lượng 350, 450 ml thì kinh tế hơn và dễ dàng sản xuất lại an toàn. Thời gian thu gom lấy máu không quá 10 phút/người, sản xuất khối tiểu cầu mới đảm bảo chất lượng. Nếu máu để ở nhiệt độ + 20-40 độ C trong vòng 24 giờ thì sản xuất khối tiểu cầu mới có chất lượng. Thùng đựng các túi máu phải đủ đá và không đặt trực tiếp với túi máu.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment