Một số yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm, lo âu, stress ở học sinh tại trường trung học cơ sở

Một số yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm, lo âu, stress ở học sinh tại trường trung học cơ sở

Một số yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm, lo âu, stress ở học sinh tại trường trung học cơ sở Tây Sơn và Nguyễn Du – Hà Nội
Ngô Anh Vinh, Đỗ Minh Loan, Đặng Hải Tú, Phùng Thị Vân

Mục tiêu: Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến các rối loạn trầm cảm, lo âu và stress ở học sinh tại trường trung học cơ sở Tây Sơn và Nguyễn Du tại Hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 1.111 học sinh tại 2 trường Trung học cơ sở công lập ở nội thành Hà Nội sử dụng thang đo sàng lọc DASS 42 do trẻ tự điền. Kết quả: Nguy cơ mắc trầm cảm, lo âu và stress ở khối lớp cuối cấp (lớp 8 và 9) cao gấp 1,7 lần so với với khối đầu cấp (lớp 6 và 7). Học sinh nữ có nguy cơ mắc trầm cảm gấp 1,6 lần so với học sinh nam. Học sinh có mối quan hệ mâu thuẫn với bố mẹ có có nguy cơ mắc trầm cảm, lo âu và stress cao hơn so với học sinh có mối quan hệ hoà hợp. Kết luận: Mối quan hệ giữa con với bố mẹ, khối lớp, giới tính nữ là những yếu tố có liên quan đến các rối loạn trầm cảm, lo âu và stress ở học sinh trung học cơ sở.

Hiện nay, ở Việt Nam và trên thế giới các rối loạn tâm thần ở trẻ học đường tuổi vị thành niên ngày càng có xu hướng gia tăng.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, ước tính có 10 đến 20% trẻ vị thành niên đã từng trải qua các vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm, lo âu, rối loạn hành vi,…[1]. Tại Việt Nam, có khoảng 8% đến 21% trẻ em và vị thành niên mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần nói chung [2]. Trong giai đoạn vị thành niên, trẻ rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương trước các tác động của nhiều yếu tố từ xã hội, gia đình, trường học… và đây là những yếu tố nguy cơ dẫn đến các rối loạn tâm thần [3].
Trầm cảm, lo âu, stress là các rối loạn thường gặp ở trẻ học đường trong giai đoạn vị thành niên [4]. Các vấn đề về sức khỏe tâm thần ở trẻ học đường trong giai đoạn này nếu không được can thiệp và điều trị kịp thời sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng hòa nhập cuộc sống cũng như tương lai của trẻ. Tuy nhiên hiện nay, có rất ít nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến trầm cảm, lo âu, stress ở học sinh trung học cơ sở (THCS) tại Hà Nội.

 

Một số yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm, lo âu, stress ở học sinh tại trường trung học cơ sở

Leave a Comment