Một số yếu tố liên quan đến thực trạng sâu răng của sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Y Hà Nội năm học 2020 – 2021

Một số yếu tố liên quan đến thực trạng sâu răng của sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Y Hà Nội năm học 2020 – 2021

Một số yếu tố liên quan đến thực trạng sâu răng của sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Y Hà Nội năm học 2020 – 2021
Trịnh Minh Báu, Hồng Thúy Hạnh, Nguyễn Thị Khánh Huyền, Đỗ Sơn Tùng, Phùng Lâm Tới, Khúc Thị Hồng Hạnh, Hoàng Bảo Duy
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu mô tả cắt ngang để mô tả một yếu tố liên quan đến sâu răng được thực hiện trên 770 sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Y Hà Nội từ tháng 10 năm 2020 đến tháng 5 năm 2021. Kết quả cho thấy:
Thói quen chải răng < 2 phút/lần, không súc miệng, chỉ súc miệng bằng nước đun sôi để nguội, không khám răng định kì, ăn vặt > 2 lần/ngày, chen chúc răng > 3 vị trí có nguy cơ sâu răng cao hơn lần lượt là (OR = 1,67; 95% CI: 1,1 – 2,54); (OR = 1,9; 95%CI: 1,06 – 3,42); (OR = 1,74; 95% CI: 1,01 – 3,03); (OR = 2,1; 95%CI: 1,04 – 4,21); (OR = 2,09; 95%CI: 1,01 – 4,05), (OR = 2,72; 95%CI: 1,68 – 4,4), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Sâu răng là một bệnh phổ biến nhất của loài người và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố.1 Một số nghiên cứu trong nước và thế giới chỉ ra tỷ lệ sâu răng của lứa tuổi 18 – 19 cao và có liên quan với một số yếu tố chăm sóc răng miệng: Nghiên cứu của Hà Thị Nga (2015), Ngô Thị Thu Hà (2016), Drachev (2017) chỉ ra mối liên quan giữa sâu răng và số lần chải răng, loại kem đánh răng, thăm khám nha khoa định kỳ…2-4 Sinh viên năm thứ nhất đang ở lứa tuổi 18 – 19 là tuổi đang lớn, nhu cầu về thể chất, trí tuệ cũng như vẻ bề ngoài rất cao. Nhu cầu hiểu biết và chăm sóc răng miệng để có một hàm răng đẹp được nhiều em quan tâm. Đây cũng là thời điểm bộ răng viễn ổn định và hoàn thiện. Cùng với đó, việc bước vào môi trường đại học là hoàn toàn mới với nhiều em từ các xã, huyện, tỉnh lẻ, nếu sớm có nhận thức đúng và thói quen thực hành đúng sẽ giúp các em chăm sóc sức khỏe nói chung và sức khỏe răng miệng nói riêng được tốt hơn. Tuy nhiên trong 5 năm trở lại đây có rất ít nghiên cứu chỉ ra mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ và tình trạng sâu răng để từ đó có kế hoạch dự phòng, khuyến cáo, hướng dẫn chăm sóc răng miệng hiệu quả trong tương lai. Với mục tiêu sinh viên trường Y sẽ trở thành những bác sĩ không chỉ giỏi chuyên môn mà còn có một thể lực khỏe mạnh, trí tuệ sáng suốt thì công tác đào tạo cũng như giáo dục sức khỏe nói chung và sức khỏe răng miệng nói riêng là một yêu cầu cần thiết đối với trường Đại học Y Hà Nội.Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, tôi thực hiện đề tài với mục tiêu: “Mô tả một số yếu tố liên  quan  đến  bệnh  sâu  răng  trên  đối  tượng nghiên cứu”.

Chi tiết bài viết
Từ khóa
sâu răng, yếu tố liên quan, sinh viên Y, chải răng, súc miệng, khám răng định kì

Tài liệu tham khảo
1. Trịnh Thị Thái Hà, Nguyễn Thị Châu, Võ Trương Như Ngọc. Bệnh Sâu Răng , Chữa Răng và Nội Nha Tập 1. Viện Đào tạo Răng hàm mặt, trường Đại học Y Hà Nội; 2018.
2. Hà Thị Nga. Thực trạng sâu răng và liên quan giữa thói quen chăm sóc răng miệng với sâu răng của sinh viên Y1 trường Đại học Y Hà Nội năm học 2014 – 2015. Trường Đại Học Hà Nội. Published online 2015:31-49.
3. Ngô Thị Thu Hà. Thực trạng sâu răng, nhu cầu điều trj và một số yếu tố ảnh hưởng tới bệnh sâu răng của sinh viên năm thứ nhất Đại học Y Hà Nội năm học 2015 – 2016. Trường Đại học Y Hà Nội; 2016.
4. Drachev SN, Brenn T, Trovik TA. Dental caries experience and determinants in young adults of the Northern State Medical University, Arkhangelsk, North-West Russia: a cross-sectional study. BMC Oral Health. 2017;17(1):136. doi: 10.1186/s12903-017-042 6-x.
5. WHO. Oral Health Survey, Basic Method. 5th ed. World Health Organization; 2013.
6. Ismail Ai , Sohn W, Tellez M, Amaya A, Sen A, Hasson H, et al. The International Caries Detection and Asseessment Syste (ICDAS): an integrated system for measuring dental caries. Community Dent Oral Epidemiol. Published online 2007.
7. Lương Xuân Quỳnh. Thực trạng bệnh sâu răng và nhu cầu điều trị và một số yếu tố ảnh hưởng trên sinh viên năm thứ nhất trường đại học Y dược Hải Phòng năm 2013 – 2014. Trường Đại học Hà Nội. Published online 2014:30-45.

https://luanvanyhoc.com/mot-so-yeu-to-lien-quan-den-thuc-trang-sau-rang-cua-sinh-vien-nam-thu-nhat-truong-dai-hoc-y-ha-noi-nam-hoc-2020-2021/

Leave a Comment