NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH CHIẾT NẤM XỐP GÂY NÔN (RUSSULA EMETICA) LÊN MỘT SỐ CHỈ TIÊU HÓA SINH, HUYẾT HỌC
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH CHIẾT NẤM XỐP GÂY NÔN (RUSSULA EMETICA) LÊN MỘT SỐ CHỈ TIÊU HÓA SINH, HUYẾT HỌC
VÀ TIM MẠCH TRÊN ĐỘNG VẬT
Nguyễn Tiến Dũng*; Nguyễn Kim Sơn*; Hoàng Công Minh**
TÓM TẮT
Nấm xốp gây nôn (Russula emetica) là loài nấm thường gặp ở Việt Nam, loại nấm này chứa nhiều độc tố gây ngộ độc. Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài này với mục tiêu: ®ánh giá ảnh hưởng của dịch chiết nấm xốp gây nôn (NXGN) lên một số chỉ tiêu hóa sinh, huyết học, tim mạch trên động vật. Đối tượng nghiên cứu: NXGN, thỏ, chuột cống trắng. Phương pháp: thực nghiệm trên động vật bằng cách gây ngộ độc động vật qua đường tiêu hóa với liều nấm khô trên thỏ 6,628 g/kg, trên chuột cống 5,865 g/kg thể trọng. Lấy máu thỏ để xác định các chỉ tiêu hóa sinh, huyết học và đo mạch, huyết áp trên chuột cống trắng. Kết quả cho thấy hoạt độ ALT, GGT huyết thanh tăng, nồng độ glucose máu giảm ở ngày thứ nhất sau ngộ độc so với trước ngộ độc (p < 0,001). Hoạt độ AST, nồng độ billirubin toàn phần, ure, creatinin không thay đổi rõ rệt (p > 0,05) trong toàn bộ thời gian theo dõi. Số lượng hồng cầu, bạch cầu, nồng độ hemoglobin tăng ở ngày thứ nhất sau ngộ độc. Tỷ lệ bạch cầu trung tính tăng, bạch cầu lympho giảm có ý nghĩa thống kê ở ngày thứ nhất và thứ 5 sau ngộ độc. Bạch cầu ưa axít tăng trong toàn bộ thời gian theo dõi. Sự thay đổi mạch, huyết áp ở chuột cống trắng giữa trước và sau ngộ độc không có ý nghĩa thống kê.
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất