Nghiên cứu ảnh hưởng của simvastatin và fenofibrat lên một số chỉ số đông – cầm máu ở người rối loạn lipid máu

Nghiên cứu ảnh hưởng của simvastatin và fenofibrat lên một số chỉ số đông – cầm máu ở người rối loạn lipid máu

Rối loạn lipid máu từ lâu đã được coi là một yếu tố nguy cơ quan trọng của bênh vữa xơ động mạch (VXĐM) và các bênh mạch vành. Cholesterol là thành phần quan trọng nhất trong các lipid ứ đọng ở mảng vữa. Cholesterol máu càng cao thì tần xuất mắc các bênh VXĐM và các tai biến tim mạch càng lớn, nhất là ở những người cao tuổi [6], [19], [44].
Tuổi càng cao, tỷ lê bị VXĐM càng tăng, tỷ lê này chiếm tới 46,8% những người trên 45 tuổi [16]. Đồng thời VXĐM lại là một trong những bênh tim mạch dễ gây tử vong nhất do các biến chứng của nó như nhồi máu cơ tim, tắc mạch não, nhồi máu não, rối loạn tuần hoàn não,… Các biến chứng nặng của VXĐM thường xảy ra đột ngột, đặc biệt là ở những người trên 40 tuổi [19].
Theo tài liêu của Tổ chức Y tế thế giới, những bênh lý của hê tim mạch chiếm tỷ lê tử vong cao nhất. Ở các nước phát triển tỷ lê này là 32%, ở Mỹ là trên 50% trong đó chủ yếu là do bênh VXĐM [7], [44]. Ở nước ta, bênh VXĐM với các biểu hiên lâm sàng như suy vành, đột tử, nhồi máu não, nhồi máu cơ tim… trước đây ít gặp, nay đang có xu hướng tăng nhanh theo nhịp độ phát triển của xã hội và tuổi thọ người dân ngày càng được nâng cao, đang trở thành một bênh đáng lo ngại cho sức khoẻ của người có tuổi. Cho đến nay nguyên nhân gây XVĐM còn chưa xác định được rõ nhưng nhiều yếu tố nguy cơ tác động đến sự hình thành và phát triển bênh đã được phát hiên trong đó rối loạn lipid máu được coi là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng nhất [7].
Ở những người cao tuổi, do có sự hoá già của hê tim mạch nên dễ gây xơ cứng động mạch, làm giảm trương lực và độ đàn hồi tĩnh mạch. Mặt khác, khi tuổi cao, hoạt tính của men lipoprotein lipase phân huỷ lipoprotein lại giảm vì vậy khi ăn mỡ, lượng lipid trong máu dễ tăng, gây lắng đọng ở thành mạch, xung quanh phát triển các tổ chức liên kết (sự xơ hoá) tạo điều kiên hình thành mảng vữa xơ [19]. Tại mảng vữa xơ dễ xảy ra hiên tượng tăng đông vì lòng đông mạch bị hẹp lại khiến dòng máu bị cản trở gây kích hoạt hê đông máu, tiểu cầu dễ bị kết dính tại mảng vữa xơ. Thêm nữa, vùng thành đông mạch bị xơ mỡ không sinh ra đủ các yếu tố chống đông như khi chưa bị tổn thương mà hê thống tiêu fibrin lại không tăng tương ứng, dẫn đến sự mất cân bằng giữa hai quá trình đông máu và tiêu sợi huyết, ảnh hưởng trực tiếp tới sự lưu thông của dòng máu, tạo điều kiên thuận lợi cho sự hình thành các cục máu đông trong lòng mạch [4]. Các nghiên cứu gần đây trên thế giới đã chứng minh được tác dụng của các thuốc điều trị rối loạn lipid máu trên hê đông cầm máu, các thuốc này không những làm giảm được lượng lipid trong huyết tương mà còn làm giảm nguy cơ tai biến mạch máu trên bênh nhân rối loạn lipid.
Ở Việt Nam đã có môt số nghiên cứu về sự thay đổi đông – cầm máu ở bênh nhân rối loạn lipid máu đã có biến chứng của bênh, tuy nhiên nhóm bênh nhân rối loạn lipid máu nguyên phát chưa có triêu chứng lâm sàng và biến chứng thì hầu như chưa được đề cập đến nhất là những nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc điều trị rối loạn chuyển hóa lipid trên đông cầm máu. Vì vậy, đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của simvastatin và fenofibrat lên một số chỉ số đông – cầm máu ở người rối loạn lipid máu” được tiến hành nhằm những mục tiêu chính sau:
1. Nghiên cứu một số chỉ số đông cầm máu ở người trung cao tuổi có rối loạn chuyển hoá lipid máu và mối liên quan của những chỉ số đó với các typ rối loạn lipid máu.
2. Đánh giá ảnh hưởng của thuốc hạ lipid máu simvastatin và fenofibrat đến một số chỉ số đông cầm máu ở người rối loạn lipid máu.

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỂ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIÊU 3
1.1. Sơ lược về quá trình cầm máu 3
1.1.1. Giai đoạn cầm máu ban đầu 5
1.1.2. Giai đoạn đông máu huyết tương 12
1.1.3. Giai đoạn tiêu sợi huyết 17
1.2. Rối loạn chuyển hoá lipid và các thuốc sử dụng trong điều trị rối
loạn chuyển hóa lipid 19
1.2.1. Hôi chứng rối loạn chuyển hoá lipid 19
1.2.2. Các thuốc sử dụng trong điều trị rối loạn chuyển hóa lipid 26
1.2.2.1. Dẫn xuất statin 28
1.2.2.2. Dẫn xuất của acid fibric 31
1.2.2.3. Nguyên tắc điều trị RLLP 33
1.3. Thay đổi đông cầm máu trên BN có RLLP 34
1.3.1. RLLP và VXĐM 34
1.3.2. Thay đổi đông cầm máu trên BN có RLLP 35
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 42
2.1. Đối tượng nghiên cứu 42
2.1.1. Nhóm bênh nhân RLLP 42
2.1.2. Nhóm can thiệp 43
2.1.3. Nhóm chứng 44
2.2. Phương pháp nghiên cứu 44
2.2.1. Thiết kế’ nghiên cứu 44
2.2.2. Nôi dung nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá 47
2.3. Phương pháp xử lý số liệu 52
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN cứu 53
3.1. Các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 53
3.1.1. Các đặc điểm về tuổi và giới 53
3.1.2. Đặc điểm về các chỉ số lipid trong huyết tương 54
3.1.3. Các chỉ số đông cầm máu giữa 2 nhóm tuổi trong nhóm chứng.. 55
3.2. Các chỉ số của tiểu cầu và NTTC ở các nhóm đối tượng 56
3.2.1. Các chỉ số của tiểu cầu 56
3.2.2. Ngưng tập tiểu cầu 57
3.3. Các chỉ số về đông máu ở các nhóm đối tượng 60
3.3.1. Các chỉ số PT ở nhóm BN và nhóm chứng 60
3.3.2. Các chỉ số APTT của nhóm BN và nhóm chứng 62
3.3.3. Nồng đô fibrinogen của nhóm BN và nhóm chứng 63
3.3.4. Hoạt tính các yếu tố đông máu của nhóm BN và nhóm chứng 66
3.4. Mối tương quan giữa các chỉ số lipid huyết tương với các chỉ số
đông máu 68
3.5. Ảnh hưởng của thuốc điều trị rối loạn lipid trên đông cầm máu 70
3.5.1. Số lượng BN tham gia điều trị 71
3.5.2. Các chỉ số lipid và Đ-C máu trước và sau điều trị 72
3.5.3. Hiệu quả của thuốc điều trị rối loạn lipid máu trên các chỉ số
lipid và đông cầm máu 75
Chương 4: BÀN LUẬN 79
4.1. Về đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 79
4.1.1. Mối liên quan giữa các chỉ số đông cầm máu với tuổi 79
4.1.2. Sự thay đổi các thành phần lipid huyết tương của các nhóm đối
tượng 80
4.2. Về sự thay đổi các chỉ số đông cầm máu ở các nhóm rối loạn 82
lipid
4.2.1. Các chỉ số của tiểu cầu 82
4.2.2. Các chỉ số đông máu 87
4.3. Về mối liên quan giữa các thành phần lipid trong huyết tương
với các yếu tố đông máu 97
4.4. Về ảnh hưởng của simvastatin và fenofibrat trên đông cầm máu
ở BN rối loạn chuyển hoá lipid 102
4.4.1. So sánh các chỉ số trước và sau điều trị 103
4.4.2. Hiệu quả của thuốc điều trị giảm lipid máu trên các chỉ số lipid
và đông cầm máu 110
KẾT LUẬN 112
KIẾN NGHỊ 114
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN cứu TÀI LIÊU THAM KHẢO DANH SÁCH BN 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment