NGHIÊN CỨU BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP TẠI XÃ KỲ LONG, HUYỆN KỲ ANH, TỈNH HÀ TĨNH NĂM 2014

NGHIÊN CỨU BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP TẠI XÃ KỲ LONG, HUYỆN KỲ ANH, TỈNH HÀ TĨNH NĂM 2014

NGHIÊN CỨU BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP TẠI XÃ KỲ LONG, HUYỆN KỲ ANH, TỈNH HÀ TĨNH NĂM 2014

 Tăng huyết áp là một triệu chứng thường gặp trong lâm sàng. Tăng huyết áp tâm thu và tâm trương ở người trưởng thành được định nghĩa theo quy ước là 140/90mmHg trở lên.
Tăng huyết áp nếu không được kiểm soát tốt thì sẽ tổn thương cơ quan đích như: Tim, mắt, não, thận và bệnh lý mạch máu ngoại biên, phình tắc động mạch chủ, chúng tạo nên các bệnh lý nguy hiểm. Mặc dù tăng huyết áp là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng và có thể dẫn đến tử vong. Nhưng tăng huyết áp lại là yếu tố nguy cơ tim mạch có thể kiểm soát được.
Ở Việt Nam thực trạng tăng huyết áp và kiểm soát tăng huyết áp rất đáng được quan tâm và đã có nhiều nghiên cứu. Tại Hà Tĩnh đã có một số nghiên cứu tình hình tăng huyết áp ở một số vùng, nhưng tại huyện Kỳ Anh chưa có công trình hoặc đề tài nào nghiên cứu về bệnh tăng huyết áp. Cho nên việc nghiên cứu bệnh THA và các yếu tố liên quan, góp phần đánh giá được các nguy cơ phát triển của bệnh. Để có biện pháp dự phòng và quản lý bệnh tăng huyết áp tại bệnh viện đa khoa và các trạm y tế xã.
Xuất phát từ các đặc điểm và thực tiễn đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu bệnh tăng huyết áp tại xã Kỳ Long, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh năm 2014”  với các mục tiêu sau:
1. Đánh giá tỷ lệ bệnh tăng huyết áp  tại xã Kỳ Long thuộc huyện Kỳ Anh.
2. Xác định tỷ lệ các yếu tố liên quan đến bệnh tăng huyết áp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Xuân Anh “Dịch tễ học tăng huyết áp cụm dân cư trên địa bàn thị xã Hà Tĩnh 2004”. Hội nghị Tim mạch Miền trung mở rộng 2005, tr 522-526.
2. Phạm Tử Dương (2007), “Bệnh tăng huyết áp”, NXB Y học, tr 17 – 47.
3. Phan Thu Hà, Lê Thanh Hồng (2005-2006), nhận xét rối loạn Lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp ở cán bộ tỉnh Phú Yên “Hội nghị nội khoa toàn quốc lần thứ II” 2009, Tr 166-171
4. Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt, Đỗ Quốc Hùng, Nguyễn Thị Bạch Yến (2000), “Đặc điểm dịch tễ học bệnh tăng huyết áp tại Hà Nội”, Tạp chí Tim mạch học, số 21, tr 258–282.
5. Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt, Phạm Thái Sơn, Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Thị Bạch Yến và cộng sự (2003), “Tần suất tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ của các tỉnh phía Bắc Việt Nam 2001- 2002”. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, tr 9-33.
6. Trương Tấn Minh, Lê Tấn Phùng & cộng sự “Tình hình tăng huyết áp và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi tỉnh Khánh Hòa 2008”
7. Phạm Hồng Nam “ Nghiên cứu tình hình bệnh tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại thị xã Hưng Yên Năm 2006” Luận văn thạc sỹ, trường đại học Y Thái Nguyên.
8. Lê Vinh Nam “ Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp của người dân từ 50 tuổi trở lên ở xã Thiệu Lý – Huyện Thiệu Hóa – Tỉnh Thanh Hóa 2006”
9. Nguyễn Lân Việt và cộng sự (2007) “Tình hình tăng huyết áp tại Hà Nội” Tạp chí y học (15), tr 108 – 117.
10. Nguyễn Lân Việt và cộng sự (2009) “Phòng chống bệnh tăng huyết áp và giảm gánh nặng bệnh tật”. Sức khỏe đời sống ngày 05/04/2010.

 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment