NGHIÊN CỨU CHẨN ĐOÁN SỚM VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT U MÀNG NÃO VÙNG CỦ YÊN

NGHIÊN CỨU CHẨN ĐOÁN SỚM VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT U MÀNG NÃO VÙNG CỦ YÊN

LUẬN ÁN NGHIÊN CỨU CHẨN ĐOÁN SỚM VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT U MÀNG NÃO VÙNG CỦ YÊN.U màng não (UMN) được biết đến rất sớm, Felix Plater có lẽ là người đầu tiên mô tả khối UMN vào năm 1614. Harvey Cushing đã đưa ra thuật ngữ Meningioma vào 1922 để mô tả loại u lành tính xuất phát từ hệ thần kinh trung ương.

U màng não là một tổ chức tân sinh lành tính xuất phát từ màng nhện, u chiếm một tỷ lệ đáng kể từ 15% – 23% các loại u trong hộp sọ. UMN phát triển chậm và ít khi xâm lấn vào nhu mô não.
U màng não vùng củ yên (UMNVCY) chiếm tỷ lệ 7 – 12% các u màng não nội sọ, đây là u lành tính và thường được phát hiện muộn, vì vậy khi có biểu hiện lâm sàng thì kích thước u khá lớn. U chèn ép vào dây thị và giao thoa gây giảm thị lực dần tới mù một hoặc cả hai mắt, nếu để muộn dù có mổ lấy hết u giải phóng được dây thị thì thị lực cũng chỉ hồi phục được một phần, nên UMNVCY cần được chẩn đoán sớm, phẫu thuật sớm mới có hy vọng chữa khỏi loại bệnh này.
Do vị trí của u nằm ở giữa sàn sọ, xung quanh có rất nhiều thành phần quan trọng như mạch máu, thần kinh, tuyến yên và cuống tuyến yên nên đây là một loại u khó phẫu thuật và nhiều tai biến. Để phẫu thuật loại u này đòi hỏi phẫu thuật viên cần có kiến thức về loại bệnh này và có kinh nghiệm trong phẫu thuật u vùng sàn sọ.
Hiện nay nhiều bệnh viện trong cả nước đã được trang bị các phương tiện chẩn đoán hình ảnh hiện đại như cắt lớp vi tính (CT scan), cộng hưởng từ (MRI).v.v… Với hình ảnh của cộng hưởng từ chúng ta có thể chẩn đoán chính xác và khảo sát được liên quan của u với các tổ chức xung quanh trước khi phẫu thuật.
Tại khoa phẫu thuật thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy mỗi năm trung bình điều trị phẫu thuật trên 300 ca u màng não, trong đó u màng não vùng củ yên chiếm tỷ lệ khoảng 8%.
Cho đến nay ở trong nước chỉ có một báo cáo của Võ Văn Nho nghiên cứu sơ bộ về phẫu thuật điều trị UMNVCY. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu kỹ về các đặc điểm của loại bệnh này nhằm đóng góp những kiến thức giúp các phẫu thuật viên hiểu biết thêm và phẫu thuật điều trị tốt UMNVCY.
Công trình này chúng tôi nghiên cứu với hai mục tiêu sau:
1). Khảo sát đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học để chẩn đoán sớm u màng não vùng củ yên.
2). Đánh giá kết quả vi phẫu thuật điều trị u màng não vùng củ yên.
2. Tính cấp thiết của đề tài
UMNVCY chiếm tỉ lệ 8-12% các u màng não nội sọ. U nằm ở vị trí sâu giữa sàn sọ và liên quan tới nhiều mạch máu thần kinh quan trọng. U phát triển chậm với triệu chứng nghèo nàn là mờ mắt một hoặc hai bên nên khi có triệu chứng thì u đã lớn và phẫu thuật lấy triệt để u trở nên khó khăn, dễ biến chứng. Nếu không biết để mổ muộn thì thị lực rất khó hồi phục có thể mù một hoặc cả hai mắt vĩnh viển. Mổ UMNVCY đòi hỏi người có kinh nghiệm và hiểu rõ về đặc điểm của loại bệnh này. Vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu cụ thể về một số mặt cơ bản của bệnh để có thể chẩn đoán sớm và giúp phẫu thuật viên có sự lựa chọn chiến lược phẫu thuật sao cho lấy triệt để u với tỉ lệ biến chứng thấp nhất đem lại sự sống và ánh sáng cho người bệnh.
3. Những đóng góp mới của luận án
– Nêu lên được những đặc điểm về triệu chứng lâm sàng nổi bật của bệnh phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của người dân để nhắc nhở khuyến cáo người dân cần đi khám bệnh sớm và điều trị kịp thời mới tránh được biến chứng của bệnh là giảm thị lực tới mù một hoặc cả hai mắt không hồi phục.
– Dựa vào những dấu hiệu đặc hiệu trên MRI có thể chẩn đoán chính xác UMNVCY và phẫu thuật viên có thể định hướng lựa chọn một con đường thuận tiện nhất để lấy triệt để u vả ít tai biến nhất trong và sau mổ.
– Đánh giá tổng hợp các tác nhân liên quan và ảnh hưởng tới kết quả hồi phục thị lực sau mổ, các vấn đê cần chú ý khi phẫu thuật cũng như biến chứng thường gặp trong và sau mổ giúp các phẫu thuật viên có cái nhìn khái quát và tiên lượng được bệnh trước khi cầm dao.
4. Bố cục luận án
Luận án có 131 trang, được bố cục thành 4 chương, gồm: Đặt vần về và Mục tiêu nghiên cứu (2 trang), Tổng quan tài liệu (41 trang), Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu (18 trang), Kết quả (27 trang), Bàn luận (40 trang), Kết luận và Kiến nghị (3 trang). Luận án có 8 biểu đồ,
37 bảng, 49 hình, 102 tài liệu tham khảo: 17 Tiếng Việt, 85 tài liệu nước ngoài. Phụ lục danh sách 107 bệnh nhân (có xác nhận của phòng kế hoạch tổng hợp).

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐCÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Ngọc Khang(2011), “Đánh giá sơbộkết quả điều trị phẫu thuật u màng não vùng củyên bằng đưởng mổdưới trán một bên tại bệnh viện Chợ Rẫy”, Tạp chí Y học thực hành, BộY Tế, (797), tr. 21-23.

2. Nguyễn Ngọc Khang(2011), “Đánh giá kết quả điều trịphẫu thuật u màng não vùng củyên khổng lồtại bệnh viện ChợRẫy”, Tạp chí Y học quân sự, Cục quân Y Bộquốc phòng, (277), tr. 53-54.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Trần Huy Hoàn Bảo(2003), Nghiên cứu phẫu thuật u màng não ở bán cầu đại não, Luận văn thạc sĩy học, TP. HồChí Minh, tr. 32.

2. Phan Trung Đông(2000), Điều trịphẫu thuật u màng não cạnh xoang tĩnh mạch dọc trên và liềm não, Luận văn thạc sĩy học, TP. HồChí Minh, tr. 27.

3. Phạm Ngọc Hoa(1996), U màng não nội sọdấu hiệu CT Scan ở66 bệnh nhân, Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa II.

4. Phạm Ngọc Hoa(2002), Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và hình ảnh chụp cắt lớp vi tính của u màng não nội sọ, Luận án tiến sĩ y học, Hà Nội, tr. 28.

5. Phạm Đình Lựu(1997), “Tuyến yên”, Sinh lý học y khoa, Trường đại học y dược TP. HồChí Minh, tr. 60-72.

6. Võ Văn Nho(2003), “Điều trịphẫu thuật các u màng não khổng lồtrong sọ”, Tạp chí Y Học, TP. HồChí Minh, 7(4), tr. 46-51.

7. Võ Văn Nho(2003), “Vi phẫu thuật 35 trường hợp u màng não vùng củ yên”, Tạp chí Y Học, TP. HồChí Minh, 7(4), tr. 42-45.

8. Nguyễn Phong(1999), “Điều trịbướu não: Hồi cứu trên 1158 trường hợp”, Tài liệu hội nghịViệt Úc vềNgoại thần kinh, TP. HồChí Minh, tr. 54-55.

9. Nguyễn Phong(2001), “U màng não: Nhận xét trên 129 trường hợp được phẫu thuật”, Tài liệu hội nghịNgoại Thần kinh, Hà Nội, tr. 89-90.

10. Nguyễn Phong(2002), “U não: Đặc điểm dịch tễhọc”, Tài liệu hội nghịNgoại thần kinh toàn quốc, TP. Hà Nội, tr. 130-131.

11. Nguyễn Phong(2002), “U màng não: Nhận xét trên 339 trường hợp được phẫu thuật”, Tài liệu hội nghịNgoại thần kinh toàn quốc, TP. Hà Nội, tr. 54-55.

12. Nguyễn Quang Quyền(1995), “Màng não tủy và mạch não tủy”, Giải phẫu học tập II, Nhà xuất bản Y học, tr. 361-384.

13. Nguyễn Quang Quyền(1997), Atlas giải phẫu người, Nhà xuất bản Y học, tr. 94, 112, 154-155.

14. Nguyễn Văn Tấn(2005), Nghiên cứu lâm sàng và phẫu thuật u màng não vùng rãnh khứu, Luận văn thạc sỹy học, TP. HồChí Minh, tr. 32-49.

15. Dương Quảng Hà(2011), Nghiên cứu chẩn đoán, kết quả phẫu thuật và yếu tố tiên lượng u màng não tại bệnh viện Việt Đức, Luận án tiến sĩ y học, Đại học y khoa Hà Nội, tr. 86-104.

16. Trần Minh Trí (2004), Nghiên cứu lâm sàng và Phẫu thuật u màng não cánh bé xương bướm, Luận văn thạc sĩy học, TP. HồChí Minh, tr 21-22.

17. Lê Xuân Trung(1997), “U màng não và u các dây thần kinh sọ”, Bài giảng bệnh học ngoại thần kinh, tr. 216-239.

Leave a Comment