NGHIÊN CỨU CHỈ SỐ SỨC CĂNG DỌC THẤT TRÁI BẰNG SIÊU ÂM ĐÁNH DẤU MÔ CƠ TIM Ở BỆNH NHÂN MẮC BỆNH MẠCH VÀNH MẠN TÍNH

NGHIÊN CỨU CHỈ SỐ SỨC CĂNG DỌC THẤT TRÁI BẰNG SIÊU ÂM ĐÁNH DẤU MÔ CƠ TIM Ở BỆNH NHÂN MẮC BỆNH MẠCH VÀNH MẠN TÍNH

NGHIÊN CỨU CHỈ SỐ SỨC CĂNG DỌC THẤT TRÁI BẰNG SIÊU ÂM ĐÁNH DẤU MÔ CƠ TIM Ở BỆNH NHÂN MẮC BỆNH MẠCH VÀNH MẠN TÍNH
Đặng Đình Đôn1, Nguyễn Duy Toàn2, Hoàng Văn Quân2
1 Viện Y học Phòng không – Không quân
2 Bệnh viện Quân y 103
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá chỉ số sức căng dọc thất trái (Left ventricular global longitudinal strain – LVGLS) và mối liên quan  với một số chỉ số siêu âm tim 2D ở người mắc bệnh mạch vành mạn tính. Đối tượng và phương pháp: 43 bệnh nhân bệnh mạch vành mạn tínhđã được chẩn đoán xác định bằng chụp mạch vành qua đường ống thông, sau đó được thực hiện siêu âm tim, phân tích kết quả đánh dấu mô bằng phần mềm QLAB version 9.0. Kết quả: Giá trị LVGLS trung bình của nhóm nghiên cứu là -15,69 ± 4,07%. Với mức hẹp mạch vành đáng kể (≥ 70%) được xác định bằng chụp mạch vành, giá trị cut-off của LVGLS = -17,95%, độ nhạy 85%, độ đặc hiệu 54,55% (p < 0,05); LVGLS có mối liên quan với giảm vận động vùng (p < 0,05) và có mối tương quan nghịchvới EF Simpson Biplane trên siêu âm tim 2D (r = -0.46, p < 0,05). Kết luận: Sức căng dọc thất trái trên siêu âm đánh dấu mô cơ tim giảm ở người mắc BMVMT, giá trị cut-off để tiên lượng hẹp mạch vành đáng kể là -17,95%, có mối liên quan với giảm vận động vùng và tương quan nghịch với phân suất tống máu EF Simpson Biplane trên siêu âm tim 2D.

Bệnh  mạch  vành  mạn  tính  (hay  bệnh  tim thiếu  máu  cục  bộ  mạn  tính -BTTMCBMT)  là bệnh thường gặp, nhất là ở các nước phát triển và có xu hướng gia tăng nhanh ở các nước đang phát  triển,  trong  đó  có  Việt  Nam.  Hiện  nay BTTMCBMT  đãđứng  hàng  thứ5  trong  sốcác bệnh lýtim mạch [2]. Siêu  âm  tim  thông  thường  giúp  hỗ  trợ  các bác  sĩ  lâm  sàng  trong  việc  chẩn  đoán  và  tiên lượng BMVMT. Tuy nhiên, việc ước lượng trực quan các bất thường chuyển động thành đôi khi không chính xác trong việc phát hiện thiếu máu cục  bộ  cơ  tim. Siêu  âm  đánh  dấu  mô  cơ  tim (Speckle tracking echocardigraphy -STE) là một kỹ thuật mới. Trong đó, thông số biến dạng cơ tim giúp đánh giá sự suy giảm chức năng tim kín đáo từ rất sớm, khi mới có bất thường về chức năng của mô, chưa có biến đổi về hình thái của tim.Siêu  âmđánh dấu mô cơ tim (STE) là một công cụ không xâm lấn có thể dễ dàng thực hiện và nhanh chóng cung cấp thông tin bổ sung qua siêu âm tim cơ bản, vì nó có thể phát hiện tổn thương  cơ  tim  tinh  vi  và  xác  định  được  vùng thiếu máu cục bộ phù hợp với tổn thương mạch vành, có được hình ảnh rõ ràng với một bản đồ hữu ích cho việc chẩn đoán[8]. Các vùng cơ tim bị thiếu máu có thể được đánh giá qua sự thay đổi của nhiều thông số biến dạng và tốc độ biến dạng. Trong đó, sức căng dọc toàn bộ (GLS) là thông số STE được sử dụng nhiều nhất để đánh giá tình trạng xơ hóa cơ tim sớm của tất cả các buồng tim; biểu thị mắt bò của toàn bộ thất trái (LVGLS) cung cấp đánh giá khu vực tổn thương thất trái theo vùng mạch vành chi phối và phân tích cụ thể các đặc tính biến dạng thành nội tâm mạc với phân tích 3 lớp [4].  Vì  vậy, chúng tôi thực hiện đề tài này với mục tiêu “Đánh giá sức căng dọc tâm thu thất trái bằng siêu âm đánh dấu mô cơ tim vàmối  liên  quan  với một số chỉ số trên siêu âm tim 2D ở người mắc bệnh tim thiếu máu cục bộmạn tính”

Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bệnh mạch vành mạn tính, Siêu âm đánh dấu mô cơ tim, chỉ số sức căng dọc thất trái

Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Thị Diễm (2017), “Nghiên cứu chức năng thất trái bằng siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát”, luận án tiến sĩ, Trường đại học Y dược Huế. 
2. Bộ Y tế, Thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh động mạch vành. 2020. p. Tr 54-55. 
3. Phạm Văn Cuộc (2011), “Nghiên cứu đặc điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính”, Luận văn chuyên khoa cấp 2, Học viện Quân y. 
4. Cameli M., et al. (2019), “More than 10 years of speckle tracking echocardiography: Still a novel technique or a definite tool for clinical practice?”, Echocardiography, 36(5), 958-970. 
5. Choi J. O., et al. (2009), “Longitudinal 2D strain at rest predicts the presence of left main and three vessel coronary artery disease in patients without regional wall motion abnormality”, Eur J Echocardiogr, 10(5), 695-701. 
6. Kalam K., Otahal P., Marwick T. H. (2014), “Prognostic implications of global LV dysfunction: a systematic review and meta-analysis of global longitudinal strain and ejection fraction”, Heart, 100(21), 1673-80. 
7. Medvedofsky D., et al. (2017), “Reproducibility and experience dependence of echocardiographic indices of left ventricular function: Side-by-side comparison of global longitudinal strain and ejection fraction”, Echocardiography, 34(3), 365-370. 
8. Pastore M. C., et al. (2021), “Speckle Tracking Echocardiography: Early Predictor of Diagnosis and Prognosis in Coronary Artery Disease”, Biomed Res Int, 2021, 6685378. 

NGHIÊN CỨU CHỈ SỐ SỨC CĂNG DỌC THẤT TRÁI BẰNG SIÊU ÂM ĐÁNH DẤU MÔ CƠ TIM Ở BỆNH NHÂN MẮC BỆNH MẠCH VÀNH MẠN TÍNH

Leave a Comment