Nghiên cứu cơ cấu bệnh tật ở trẻ sơ sinh nhẹ cân và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện Nhi Hải Dương năm 2015

Nghiên cứu cơ cấu bệnh tật ở trẻ sơ sinh nhẹ cân và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện Nhi Hải Dương năm 2015

Luận văn Nghiên cứu cơ cấu bệnh tật ở trẻ sơ sinh nhẹ cân và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện Nhi Hải Dương năm 2015/ Vũ Thị Nhài. 2015 Cân nặng của trẻ khi sinh thể hiện sự phát triển của thai trong buồng tử cung. Trẻ có cân nặng tốt lúc sinh là điều quan trọng để khởi đầu cuộc sống, là tiền đề giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất, tinh thần và vận động sau này của trẻ.

Tỷ lệ trẻ sơ sinh đẻ nhẹ cân (ĐNC) nói chung, tỷ lệ trẻ sơ sinh kém phát triển trong tử cung nói riêng phản ánh tình trạng dinh dưỡng, bệnh tật của mẹ và tình hình phát triển kinh tế và xã hội của một quốc gia. Theo số liệu của WHO năm 1992 tỷ lệ trẻ đẻ nhẹ cân trên toàn cầu là 17%, trong đó ở các nước đang phát triển là 19%, ở các nước phát triển là 7% [78]. Tỷ lệ thai kém phát triển trong tử cung trong số ĐNC ở các nước đang phát triển và kém phát triển cao hơn hẳn so với các nước phát triển. Ở Việt Nam tỷ lệ TĐNC còn cao, theo ước tính của UNICEF năm 1994 là 12%-14%, trong đó tỷ lệ thai khem phát triển trong dạ con chiếm khoảng 33% đến 34% [70], có nghĩa là tỷ lệ trẻ sơ sinh kém phát triển trong dạ con chiếm khoảng từ 3,96% đến 4,76% trong tổng số trẻ sơ sinh. Theo thống kê của Bộ y tế năm 2000 tỷ lệ ĐNC là 8% [1], năm 2003 là 6,5% [4]. Trên thế giới hàng năm có khoảng 95¬100 triệu trẻ sơ sinh ra đời, ít nhất có 10 triệu trẻ là trẻ đẻ nhẹ cân và trong số này có 2,5 triệu trẻ tử vong.

Thai kém phát triển trong tử cung là một tình trạng thường gặp, đặc trưng bởi cân nặng lúc đẻ của trẻ dưới đường bách phân vị thứ mười tùy theo tuổi thai. Qua một số nghiên cứu cho thấy ở cùng tuổi thai, những trẻ sơ sinh kém phát triển trong dạ con luôn có nguy cơ tử vong và mắc bệnh cao hơn những trẻ sơ sinh không đẻ nhẹ cân. Vì vậy, nếu giảm được tỷ lệ đẻ nhẹ cân thì sẽ giảm được tỷ lệ mắc bệnh và tử vong của trẻ sơ sinh. Nên việc tìm ra các yếu tố liên quan đến ĐNC là đặc biệt quan trọng để từ đó tìm ra các giải pháp can thiệp thích hợp.

Các nghiên cứu trong và ngoài nước đã chỉ ra nguy cơ sinh trẻ đẻ nhẹ cân thường do nhiều yếu tố phối hợp với nhau, đó là yếu tố về phía mẹ, thai, phần phụ của thai, các yếu tố KT-XH, môi trường, chủng tộc [14], [21], [26]. Các tác giả nhận thấy các yếu tố nguy cơ có đặc điểm riêng theo mỗi nước, vùng miền và các thời kỳ. Các tác giả cũng thống nhất trong các yếu tố trên, yếu tố từ phía mẹ là quan trọng nhất, chiếm khoảng 60% trong số các nguyên nhân gây đẻ nhẹ cân và việc chăm sóc các bà mẹ mang thai là vấn đề vô cùng quan trọng để giảm tỉ lệ đẻ nhẹ cân.

“Nghiên cứu cơ cấu bệnh tật ở trẻ sơ sinh nhẹ cân và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Nhi Hải Dương năm 2015’ với mục tiêu như sau:

1.    Mô tả cơ cấu bệnh tật ở trẻ nhẹ cân tại bệnh viện Nhi Hải Dương năm năm 2015.

2.    Mô tả một số yếu tố liên quan đến trẻ nhẹ cân tại bệnh viện Nhi Hải Dương năm 2015. 

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ    1

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3

1.1.    Lịch sử vấn đề “trẻ đẻ nhẹ cân”    3

1.2.    Thuật ngữ    4

1.3.    Định nghĩa trẻ đẻ nhẹ cân và trẻ kém phát triển trong tử cung    4

1.4.    Sinh lý bệnh thai kém phát triển trong tử cung    5

1.5.    Tình hình trẻ đẻ nhẹ cân trên thế giới và Việt Nam    7

1.5.1.    Trên thế giới    7

1.5.2.    Ở Việt Nam    9

16. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thai kém phát triển trong buồng tử cung    11

1.6.1.    Các yếu tố từ phía mẹ    11

1.6.2.    Các yếu tố từ phía thai    21

1.6.3.    Các yếu tố từ phía phần phụ    22

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN    CỨU    24

2.1.    Đối tượng nghiên cứu    24

2.1.1.    Tiêu chuẩn chẩn đoán trẻ sơ sinh nhẹ cân    24

2.1.2.    Tiêu chuẩn loại trừ    24

2.2.    Địa điểm nghiên cứu    24

2.3.    Thời gian nghiên cứu    24

2.4.    Phương pháp nghiên cứu    24

2.4.1.    Thiết kế nghiên cứu    24

2.4.2.    Cỡ mẫu nghiên cứu    24

2.4.3.    Quá trình chọn mẫu    25

2.4.4.    Chỉ số và biến số nghiên cứu    25

2.5.    Thu thập thông tin    27

2.5.1.    Xác định trẻ nhẹ cân và bệnh tật của trẻ nhẹ cân    27

2.5.2.    Phỏng vấn bà mẹ về một số yếu tố liên quan    28

2.6.    Không chế sai số    28

2.7.    Xử lý và phân tích số liệu    28

2.8.    Đạo đức nghiên cứu    29

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    30

3.1.    Một số thông tin về đối tượng nghiên cứu    30

3.2.    Cơ cấu bệnh tật ở trẻ đẻ nhẹ cân    34

3.2.1.    Cơ cấu bệnh tật giai đoạn sơ sinh sớm của các trẻ sơ sinh đẻ nhẹ cân    34

3.2.2.    Một số yếu tố liên quan đến đẻ nhẹ cân    37

3.3.    Một số yếu tố liên quan từ phía mẹ    37

Chương 4. BÀN LUẬN    44

4.1.    Cơ cấu bệnh tật của trẻ đẻ nhẹ cân tại bệnh viện Nhi Hải Dương năm 2015    44

4.2.    Một số yếu tố liên quan đến trẻ sơ sinh đẻ nhẹ cân    50

4.2.1.    Một số yếu    tố về phía mẹ    50

4.2.2.    Một số yếu tố liên quan với ĐNC từ phía con    59

KẾT LUẬN    63

1.    Cơ cấu bệnh tật ở trẻ đẻ nhẹ cân tại bệnh viện Nhi Hải Dương năm 2015    63

2.    Một số yếu tố liên quan đến đẻ nhẹ cân    64

KHUYẾN NGHỊ    65 

Bảng 1.2. So sánh tỷ lệ trẻ đẻ nhẹ cân tại một số nước    7

Bảng 1.3. So sánh tỷ lệ TĐNC qua các năm    9

Bảng 3.1. Phân bố    đối tượng theo tuổi    30

Bảng 3.2. Phân bố    đối tượng nghiên cứu theo giới    30

Bảng 3.3. Phân bố    đối tượng nghiên cứu theo địa dư    31

Bảng 3.4. Phân bố    đối tượng nghiên cứu theo học vấn    32

Bảng 3.5. Phân bố bệnh nhân theo tuổi đến khám bệnh    33

Bảng 3.6. Tỷ lệ trẻ đẻ nhẹ cân theo tuổi đến khám bệnh    33

Bảng 3.7. Cơ cấu bệnh tật chung của trẻ sơ sinh đẻ nhẹ cân    34

Bảng 3.8. Mô hình bệnh tật của trẻ sơ sinh nhẹ cân < 7 ngày tuổi     35

Bảng 3.9. Cơ cấu bệnh tật ở trẻ sơ sinh nhẹ cân > 7 ngày tuổi    36

Bảng 3.10. Liên quan tuổi mẹ với trẻ đẻ nhẹ cân    37

Bảng 3.11. Liên    quan nghề mẹ với trẻ đẻ nhẹ cân    38

Bảng 3.12. Liên    quan giữa học vấn mẹ với trẻ đẻ nhẹ cân    38

Bảng 3.13. Liên    quan giữa địa dư với trẻ đẻ nhẹ cân    39

Bảng 3.14. Liên    quan giữa thu nhập với trẻ đẻ nhẹ cân    39

Bảng 3.15. Liên quan giữa chiều cao mẹ với trẻ đẻ nhẹ cân    40

Bảng 3.16. Liên quan BMI mẹ trước có thai với trẻ đẻ nhẹ cân    40

Bảng 3.17. Liên    quan giữa sự tăng cân của mẹ khi mang thai với trẻ đẻ nhẹ cân    41

Bảng 3.18. Liên    quan giữa thiếu máu và trẻ đẻ nhẹ cân    41

Bảng 3.19. Liên quan giới tính của con với trẻ đẻ nhẹ cân    42

Bảng 3.20. Khoảng cách giữa 2 trẻ với trẻ đẻ nhẹ cân    42

Bảng 3.21. Liên    quan giữa dị tật con và trẻ đẻ nhẹ cân    43

Bảng 3.22. Liên    quan giữa tuổi thai của con với trẻ đẻ nhẹ cân    43

Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi (n=315)    30

Biểu đồ 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới (n=315)    31

Biểu đồ 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo địa dư (n=315)    31

Biểu đồ 3.4. Phân bố mẹ bệnh nhân theo học vấn (n=315)    32

Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ trẻ nhẹ cân theo ngày vào viện (n=108)    33

Biểu Đồ 3.6. Số lượng bệnh trên trẻ sơ sinh đẻ nhẹ cân dưới 7 ngày tuổi    42

Biểu Đồ 3.7. Số lượng bệnh trên trẻ sơ sinh đẻ nhẹ cân >= 7 ngày tuổi    43

Leave a Comment