NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM KIỂU GEN cagA, vacA CỦA VI KHUẨN HELICOBACTER PYLORI VÀ ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG MÔ BỆNH HỌC VIÊM DẠ DÀY MẠN TÍNH CỦA NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM KIỂU GEN cagA, vacA CỦA VI KHUẨN HELICOBACTER PYLORI VÀ ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG MÔ BỆNH HỌC VIÊM DẠ DÀY MẠN TÍNH CỦA NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM
Bùi Chí Nam1; Vũ Văn Khiên2; Phan Quốc Hoàn2
Dương Xuân Nhương3; Đào Trường Giang3; Nguyễn Thị Loan3
TÓM TẮT
Mục tiêu: xác định đặc điểm kiểu gen cagA, vacA của H. pylori và đặc điểm tổn thương viêm dạ dày mạn tính ở một số người dân tộc thiểu số tại 2 tỉnh Đắk Lắk và Lào Cai. Đối tượng và phương pháp: 328 bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng bệnh lý dạ dày và viêm dạ dày mạn tính. Nội soi dạ dày xác định tình trạng nhiễm H. pylori, sinh thiết làm mô bệnh học đánh giá tổn thương viêm dạ dày mạn tính theo tiêu chuẩn Sydney cập nhật; làm PCR xác định đặc điểmkiểu gen cagA, vacA của H. pylori. Kết quả: tỷ lệ cagA phương Tây ở Đắk Lắk chiếm 77,1%, trong đó người Ê Đê chiếm 82,2%. Tất cả cagA phương Tây đều là người Ê Đê (74/90 người = 82,2%) và chỉ có 16/90 người (17,8%) cagA Đông Á. Tỷ lệ vacA dương tính: 169/169 người (100%), trong đó vacA s1m1 và vacA s1m2 tương ứng 66,3% và 33,7%. Không có sự khác biệtcó ý nghĩa thống kê về tổn thương viêm dạ dày mạn trên mô bệnh học giữa các chủng vacA m1và m2 của H. pylori. Kết luận: kiểu gen cagA phương Tây chiếm đa số ở người Ê Đê, mức độviêm teo mạn tính kiểu gen cagA phương Tây cao hơn nhóm cagA Đông Á.