Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, mạch vành và kết quả điều trị bệnh Kawasaki ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ năm 2020 – 2021
Luận văn chuyên khoa 2 Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, mạch vành và kết quả điều trị bệnh Kawasaki ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ năm 2020 – 2021.Kawasaki là bệnh lý viêm mạch máu hệ thống ở trẻ em, trước đây được biết dưới dạng hội chứng hạch, da, niêm, hay viêm đa động mạch nút ở trẻ nhỏ [27], [56], [63]. Bệnh được phát hiện và mô tả lần đầu tiên bởi bác sĩ Tomisaku Kawasaki vào năm 1967 [37], [38], [39]. Cho đến nay bệnh đã được ghi nhận ở 60 quốc gia khác nhau, bao gồm các nước Châu Á, Trung đông, Mỹ La Tinh và Châu Phi cũng như ở Bắc Mỹ và Châu Âu [37], [63]; tuy nhiên, tỉ lệ mắc bệnh khác nhau giữa các nhóm dân tộc và cao nhất ở trẻ em người Châu Á [37], [48]. Bệnh thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi khoảng 80% các trường hợp, trung bình là 2 – 3 tuổi [48], [51], [63]; tỉ lệ trẻ nam mắc bệnh nhiều hơn nữ từ 1,4 đến 1,9 lần [27], [51], [68].
Cho đến nay nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh vẫn chưa được biết rõ. Vì thế, Kawasaki thường chẩn đoán chủ yếu dựa trên các triệu chứng lâm sàng điển hình như sốt cao liên tục trên 5 ngày, viêm kết mạc hai bên không xuất tiết, thay đổi ở môi miệng như môi đỏ, lưỡi “dâu tây”; hồng ban, phù bàn tay bàn chân, đôi khi bong da; phát ban, sưng hạch cổ một bên không tạo mủ [36], [56]. Kawasaki được xem là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tim mắc phải ở các nước phát triển [40], [56]. Bệnh gây tổn thương các mạch máu trung bình và nhỏ, đặc biệt là động mạch vành. Bệnh Kawasaki có khả năng tự giới hạn, tuy nhiên nếu không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng tim mạch như phình động mạch vành, huyết khối, thuyên tắc mạch cũng như đột tử [26], [40]. Các nghiên cứu theo dõi trong thời gian dài tại Nhật ghi nhận tỉ lệ hẹp động mạch vành ở nhóm có phình mạch vành mức độ trung bình và nặng trong giai đoạn cấp sau 5 năm, 10 năm và 15 năm lần lượt là (6%, 20% và 58%) và (44%, 62%, và 74%) [62]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Lan về tổn thương tim mạch trên bệnh nhân Kawasaki ở giai đoạn cấp ghi nhận tỉ lệ tổn thương mạch vành là 26% [12], Nguyễn Ngọc Minh Châu
(32,4%) [6] và Đỗ Thanh Toàn (13,6%) [22]. Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ (AHA) năm 2017 đã bổ sung thêm một số tiêu chuẩn cận lâm sàng trong việc chẩn đoán bệnh Kawasaki thể không điển hình; trong đó, tổn thương mạch vành trên siêu âm là một trong những tiêu chuẩn chẩn đoán. Vì vậy, siêu âm tim không những giúp phát hiện sớm các biến chứng tổn thương mạch vành trong bệnh Kawasaki, mà còn hỗ trợ chẩn đoán và theo dõi điều trị.
Bệnh Kawasaki nếu không được điều trị, viêm dẫn đến tổn thương động mạch vành xảy ra ở khoảng 20 – 25% các trường hợp, và dưới 5% các trường hợp trẻ bị tổn thương mạch vành nếu được điều trị bằng immunoglobulin (IVIG) [56]. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các bệnh nhi được điều trị bằng IVIG sau 10 ngày có nguy cơ tổn thương mạch vành cao gấp 2,9 – 3,1 lần các trẻ được điều trị sớm bằng IVIG [52].
Kawasaki là bệnh có biến chứng nguy hiểm và có thể hạn chế các biến chứng nguy hiểm này nếu bệnh nhi được chẩn đoán, điều trị sớm. Do đó, việc phát hiện các triệu chứng lâm sàng, các tổn thương mạch vành trên siêu âm tim giúp cho việc chẩn đoán và điều trị sớm, cũng như có kế hoạch theo dõi bệnh nhân lâu dài để hạn chế được các biến chứng của bệnh thì rất cần thiết cho các bác sĩ lâm sàng. Trên cơ sở đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, mạch vành và kết quả điều trị bệnh Kawasaki ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ năm 2020 – 2021” với các mục tiêu cụ thể sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh Kawasaki ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ năm 2020 – 2021
2. Mô tả đặc điểm mạch vành qua siêu âm tim bệnh Kawasaki ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ năm 2020 – 2021
3. Đánh giá kết quả điều trị bệnh Kawasaki ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ năm 2020 – 2021
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Danh mục các hình, sơ đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Tổng quan về bệnh Kawasaki 3
1.2. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng bệnh Kawasaki 8
1.3. Siêu âm mạch vành trong bệnh Kawasaki 13
1.4. Chẩn đoán và điều trị bệnh Kawasaki 17
1.5. Tình hình nghiên cứu bệnh Kawasaki 23
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1. Đối tượng nghiên cứu 25
2.2. Phương pháp nghiên cứu 26
2.3. Đạo đức trong nghiên cứu 37
Chương 3. KẾT QUẢ 39
3.1. Đặc điểm chung trẻ bệnh Kawasaki 39
3.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở trẻ bệnh Kawasaki 41
3.3. Đặc điểm động mạch vành qua siêu âm tim ở trẻ bệnh Kawasaki .. 48
3.4. Kết quả điều trị ở trẻ bệnh Kawasaki 55
Chương 4. BÀN LUẬN 60
4.1. Đặc điểm chung của trẻ mắc bệnh Kawasaki 60
4.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở trẻ bệnh Kawasaki 62
4.3. Đặc điểm động mạch vành qua siêu âm tim ở trẻ bệnh Kawasaki . 76
4.4. Kết quả điều trị ở trẻ bệnh Kawasaki 81
KẾT LUẬN 85
KIẾN NGHỊ 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Phân độ mạch vành theo Z score và thời gian siêu âm tim … 16
Bảng 1.2. Khuyến cáo theo dõi và xử trí bệnh nhân Kawasaki 22
Bảng 3.1. Phân bố nhóm tuổi trẻ mắc bệnh Kawasaki 39
Bảng 3.2. Phân bố trẻ bệnh Kawasaki theo nơi cư trú 40
Bảng 3.3. Các triệu chứng lâm sàng chính 41
Bảng 3.4. Thời điểm xuất hiện và biến mất của các triệu chứng lâm sàng
chính 42
Bảng 3.5. Đặc điểm của CRP ở bệnh nhi Kawasaki 44
Bảng 3.6. Đặc điểm của tốc độ máu lắng ở bệnh nhi Kawasaki 44
Bảng 3.7. Đặc điểm công thức máu ở bệnh nhi Kawasaki 45
Bảng 3.8. Đặc điểm albumin máu ở bệnh nhi Kawasaki 45
Bảng 3.9. Đặc điểm AST và ALT ở bệnh nhi Kawasaki 46
Bảng 3.10. Đặc điểm bạch cầu niệu ở bệnh nhi Kawasaki 46
Bảng 3.11. Thể bệnh Kawasaki 47
Bảng 3.12. Thời điểm bệnh được chẩn đoán Kawasaki 47
Bảng 3.13. Tỉ lệ tổn thương động mạch vành 48
Bảng 3.14. Phân bố vị trí động mạch vành bị tổn thương 48
Bảng 3.15. Tỉ lệ tổn thương của các động mạch vành ở bệnh nhi
Kawasaki 49
Bảng 3.16. Tổn thương động mạch vành theo các thể bệnh Kawasaki .. 51
Bảng 3.17. Tổn thương động mạch vành theo đặc điểm cận lâm sàng .. 51
Bảng 3.18. Tỉ lệ tổn thương động mạch vành sau xuất viện 2 tuần 52
Bảng 3.19. Phân bố vị trí động mạch vành bị tổn thương sau xuất viện 2
tuần 53
Bảng 3.20. Thời gian điều trị 55
Bảng 3.21. Tổn thương động mạch vành theo thời gian được điều trị bằng
IVIG 55
Bảng 3.22. Thời gian bệnh được chẩn đoán và điều trị theo các thể bệnh
Kawasaki 56
Bảng 3.23. Đặc điểm điều trị IVIG ở bệnh nhi Kawasaki 57
Bảng 3.24. Kết quả đáp ứng điều trị IVIG 58
Bảng 3.25. Liều dùng aspirin trong giai đoạn cấp 58
Bảng 3.26. Thời gian hết sốt sau truyền IVIG theo liều aspirin 59
Bảng 3.27. Kết quả điều trị trẻ bệnh Kawasaki 59
Bảng 4.1. Tỉ lệ bệnh Kawasaki thể không điển hình trên thế giới 75
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1. Phân bố giới tính trẻ mắc bệnh Kawasaki 39
Biểu đồ 3.2. Chẩn đoán ban đầu khi vào viện 40
Biểu đồ 3.3. Các chẩn đoán đi kèm 43
Biểu đồ 3.4. Phân bố mức độ tổn thương của các động mạch vành ở bệnh
nhi Kawasaki 50
Biểu đồ 3.5. Tỉ lệ tổn thương động mạch vành thay đổi sau xuất viện 2
tuần 52
Biểu đồ 3.6. Phân bố mức độ tổn thương của các động mạch vành ở bệnh
nhi Kawasaki sau xuất viện 2 tuần 54
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ
Trang
Hình 1.1. Hình ảnh các triệu chứng lâm sàng chính bệnh Kawasaki 11
Hình 1.2. Hình ảnh phình mạch lớn ở bệnh nhân Kawasaki 15
Sơ đồ 1.1. Chẩn đoán bệnh Kawasaki thể không điển hình 18
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ các bước tiến hành nghiên cứu 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Duy Nam Anh, Phan Hùng Việt, Nguyễn Ngọc Minh Châu (2019), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tổn thương tim mạch trong bệnh Kawasaki tại Huế’, Hội nghị Tim mạch miền Trung – Tây nguyên mở rộng lần thứ X, Trường Đại học Y Dược Huế.
2. Bệnh viện Nhi đồng 2 (2019), “Bệnh Kawasaki”, Hướng dẫn điều trị Nhi khoa 2019, Nhà xuất bản Y học, tr. 386-193.
3. Bộ môn Sinh hóa (2010), “Các enzyme trong máu và nước tiểu”, Hóa sinh lâm sàng, Nhà xuất bản y học, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, tr. 97-109.
4. Bộ Y tế (2015), “Chẩn đoán và điều trị bệnh Kawasaki”, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em, Hà Nội, tr. 311-315.
5. Bộ Y tế (2015), “Sốc phản vệ ở trẻ em”, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em, Hà Nội, tr. 103-109.
6. Nguyễn Ngọc Minh Châu, Phan Hùng Việt (2017), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh nhân Kawasaki ở trẻ em tại Trung tâm Nhi khoa bệnh viện Trung ương Huế”, Tạp chí Y Dược học, 1(7), tr. 30-35.
7. Hồ Sĩ Hà (2011), “Một số đặc điểm dịch tễ học và lâm sàng bệnh Kawasaki ở trẻ em Hà Nội điều trị tại bệnh viện Nhi Trung ương từ 2001-2010”, Tạp chí Y học thực hành, 768(6), tr. 165-169.
8. Hồ Sĩ Hà, và cộng sự (2011), “Một số đặc điểm lâm sàng và thương tổn động mạch vành ở bệnh nhân Kawasaki tại bệnh viện Nhi Trung Ương”, Y Học Việt Nam, 1, tr. 74-79.
9. Nguyễn Thị Thu Hiền, Đặng Thị Hải Vân (2018), “Một số yếu tố liên quan đến chẩn đoán muộn bệnh Kawasaki ở trẻ em”, Tạp chí nghiên cứu và thực hành nhi khoa, số 4, tr. 15-21.
10. Trần Thi Mộng Hiệp, Lâm Quang An, Phan Thúy Mai (2011), “Khảo sát biến chứng tổn thương mạch vành ở trẻ mắc bệnh Kawasaki (2004 – 2009)”, Y học TP Hồ Chí Minh, 15(2), tr. 195-200.
11. Lương Thu Hương (2018), Đánh giá tổn thương mạch vành trong bệnh Kawasaki ở trẻ em,Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
12. Nguyễn Thị Mai Lan (2006), Đặc điểm tổn thương tim mạch trên bệnh nhân Kawasaki giai đoạn cấp, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
13. Nguyễn Thị Ly Ly (2018), “Đặc điểm bệnh Kawasaki điều trị tại bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai: So sánh Kawasaki thể hoàn toàn và không hoàn toàn”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 22(4), tr. 70-78.
14. Lâm Thị Mỹ (2006), “Xếp loại các bệnh thiếu máu ở trẻ em”, Nhi khoa chương trình đại học, tập 2, Nhà xuất bản Y học, tr. 183-187.
15. Trần Công Bảo Phụng, Vũ Minh Phúc (2011), “Yếu tố liên quan kháng Gamma globulin ở bệnh nhi Kawasaki”, Tạp chí Y Học thành phố Hồ Chí Minh, 15(1), tr. 274-280.
16. Đoàn Tấn Huy Tâm (2007), Yếu tố nguy cơ tổn thương động mạch vành ở trẻ em mắc bệnh Kawasaki sau điều trị gamma globulin truyền tĩnh mạch tại bệnh viện Nhi đồng 1 và Nhi đồng 2,Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Nhi khoa, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
17. Đoàn Tấn Huy Tâm, Đỗ Nguyên Tín, Vũ Minh Phúc (2006), “Nghiên cứu bệnh Kawasaki ở trẻ dưới 12 tháng tuổi tại Bệnh viện Nhi Đồng 1
và 2 thành phố Hồ Chí Minh “, Tạp chí Chuyên đề Hô hấp – Tim mạch, tr. 209-215.
18. Nguyễn Huỳnh Phương Thùy (2020), Bệnh Kawasaki thể không điển hình ở trẻ em, Luận văn chuyên khoa cấp II, Trường Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
19. Đỗ Nguyên Tín (2020), “Bệnh Kawasaki”, Phác đồ điều trị Nhi khoa 2020, Nhà xuất bản Y học, tr. 1140-1145.
20. Đỗ Nguyên Tín (2020), “Bệnh Kawasaki”, Nhi khoa, tập II, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, tr. 95-118.
21. Đỗ Nguyên Tín, Vũ Minh Phúc, Hoàng Trọng Kim (2003), “Hiệu quả của Gamma globulin truyền tĩnh mạch trong điều trị bệnh Kawasaki trẻ em”, Tạp chí y học TP. Hồ Chí Minh, 7(7), tr. 99-105.
22. Đỗ Thanh Toàn (2014), “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh Kawasaki tại khoa Nhi bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa”, Tạp chí Nhi Khoa, 7(1), tr. 31-37.
23. Tạ Thành Văn (2013), “Acid amin, Peptid và Protein huyết thanh”, Hóa sinh lâm sàng, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 66-91.
24. Đặng Thị Hải Vân, Vũ Mạnh Tuân, Lê Trọng Tú (2020), “Đặc điểm tổn thương động mạch vành trên siêu âm tim của bệnh nhân Kawasaki”, Tạp chí nghiên cứu y học, 131(7), tr.120-126.
25. Phan Hùng Việt, Nguyễn Thị Cẩm (2007), “Nhận xét về lâm sàng và tổn thương tim mạch trong bệnh Kawasaki điều trị tại Huế”, Tạp chí y học TP. Hồ Chí Minh, 11(3), tr. 115-119.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com