Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị hội chứng ngừng thở khi ngủ ở trẻ hen phế quản

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị hội chứng ngừng thở khi ngủ ở trẻ hen phế quản

Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị hội chứng ngừng thở khi ngủ ở trẻ hen phế quản.Hội chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ (Obstructive Sleep Apnea Syndrome: OSAS) được định nghĩa là sự lặp đi lặp lại hiện tượng tắc nghẽn một phần hay hoàn toàn đường hô hấp trên trong khi ngủ dẫn đến hậu quả giảm thở hoặc ngưng thở hoàn toàn kèm theo những gắng sức hô hấp [1],[2].
Ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ (Obstructive Sleep Apnea: OSA) là dạng phổ biến nhất của rối loạn hô hấp trong khi ngủ, hội chứng này tương đối thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Ở Bắc Mỹ có trên 12 triệu người mắc OSAS, trong đó nữ chiếm tỷ lệ 3% và nam giới là 9% lứa tuổi trưởng thành [2]. Ở trẻ em, trong những năm gần đây OSAS đã được công bố là một nguyên nhân gây ra các vấn đề sức khỏe quan trọng, chiếm tỷ lệ từ 1% đến 5% [2],[3] thay đổi tùy theo các tiêu chuẩn chẩn đoán khác nhau được sử dụng trong từng nghiên cứu. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng cao nhất 2-8 tuổi và liên quan với sự phát triển của mô bạch huyết quanh đường hô hấp trên ở trẻ em.


OSAS nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe và gánh nặng về chi phí y tế [1],[2],[4],[5]. Tuy nhiên theo thống kê có khoảng 80% đến 90% bệnh nhân mắc hội chứng này không được phát hiện và điều trị [6]. Những tiến bộ trong y học giấc ngủ và phương tiện chẩn đoán gần đây đã giúp cho việc chẩn đoán và điều trị OSAS được thuận lợi và chính xác hơn. Đa ký hô hấp (Respiratorypolygraphy: RPG) và đa ký giấc ngủ (Polysomnography: PSG) là phương tiện để chẩn đoán xác định và chẩn đoán mức độ nặng của hội chứng này thông qua chỉ số ngưng thở – giảm thở (Apnea-hypopnea index: AHI) trong khi ngủ [1],[2],[3],[4],[5].
Ở trẻ em, OSAS gây giảm oxy cách quãng về đêm do những cơn ngưng thở và giảm thở, là nguyên nhân gây ra các rối loạn sinh bệnh học trên huyết2 động học, chuyển hóa và sự phát triển tâm thần – vận động. Đặc biệt những hậu quả nghiêm trọng của OSAS trên sự phát triển tâm thần – vận động ở trẻ em vì có thể gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển về thể chất tâm lý, giảm khả năng học tập và trí nhớ. Ngoài ra trẻ bị OSAS có thể mắc chứng trầm cảm hay hiếu động qúa mức. Do vậy những trẻ có biểu hiện nghi ngờ mắc OSAS cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời [6],[7]. OSAS thường gặp ở trẻ có những yếu tố nguy cơ về bất thường hình thể học (béo phì, bất thường về sọ mặt) và một số bệnh đồng mắc (hen, trào ngược dạ dày thực quản, phì đại tuyến hạnh nhân hay amiđan quá phát). OSAS ở trẻ hen phế quản đã được quan tâm và nghiên cứu trong những năm gần đây vì có mối liên quan sinh bệnh học giữa OSAS và hen, ngoài ra mức độ nặng của OSAS có liên quan với mức độ nặng và mức độ kiểm soát hen [8],[9].
Có rất nhiều nguyên nhân làm cho bệnh hen nặng hơn và khó kiểm soát hơn và OSAS là một trong những nguyên nhân này. Do vậy, OSAS cũng được xem là bệnh đồng mắc và là yếu tố nguy cơ của bệnh hen khó trị. Ở những trẻ hen phế quản (HPQ), OSAS cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời khi trẻ có những dấu hiệu nghi ngờ [8],[10].
Tuy nhiên cho đến nay tại Việt Nam, có rất ít nghiên cứu về OSAS ở trẻ em được báo cáo, đặc biệt là OSAS ở trẻ HPQ. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài:
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị hội chứng ngừng thở khi ngủ ở trẻ hen phế quản” với mục tiêu sau:
1. Đánh giá tỷ lệ mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ ở trẻ em bị hen phế quản.
2. Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của trẻ hen phế quản liên quan đến hội chứng ngừng thở khi ngủ.
3. Đánh giá mức độ cải thiện hội chứng ngừng thở khi ngủ và kết quả điều trị hen phế quản có ngừng thở khi ngủ bằng điều trị nội khoa (chủ yếu bằng thuốc kháng leukotriene)

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………………………………………… 3
1.1. Khái quát về hội chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ……………………. 3
1.1.1. Tình hình nghiên cứu hội chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ…… 3
1.1.2. Đại cương về giấc ngủ ………………………………………………………….. 5
1.1.3. Một số khái niệm về rối loạn hô hấp khi ngủ ………………………….. 6
1.1.4. Cấu trúc đường hô hấp trên liên quan với OSAS ……………………… 7
1.2. Đặc điểm ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ ở trẻ em ………………………….. 8
1.2.1. Dịch tễ học OSAS ở trẻ em……………………………………………………. 9
1.2.2. Các yếu tố bệnh sinh liên quan đến OSAS ở trẻ em………………… 10
1.2.3. Di chứng hệ thống của OSAS………………………………………………. 15
1.2.4. Chẩn đoán ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ ở trẻ em…………………… 18
1.2.5. Điều trị ngưng thở khi ngủ ở trẻ em ……………………………………… 23
1.3. Khái quát về HPQ ở trẻ em……………………………………………………… 25
1.3.1. Chẩn đoán HPQ ở trẻ em …………………………………………………….. 26
1.3.2. Điều trị HPQ ở trẻ em…………………………………………………………. 27
1.4. Đặc điểm ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ ở trẻ em hen phế quản …….. 30
1.4.1. Mối liên quan giữa ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ và hen phế quản
ở trẻ em …………………………………………………………………………… 30
1.4.2. Điều trị OSAS ở trẻ bị HPQ…………………………………………………. 34
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………. 38
2.1. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………….. 38
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân nghiên cứu …………………………… 38
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ……………………………………………………………… 38
2.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán hen phế quản……………………………………… 382.1.4. Tiêu chẩn chẩn đoán hội chứng ngừng thở khi ngủ ở trẻ em ……. 40
2.2. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………………… 41
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu…………………………………………………………….. 41
2.2.2. Cách tính cỡ mẫu: ………………………………………………………………. 41
2.2.3. Quy trình nghiên cứu ………………………………………………………….. 41
2.2.4. Đánh giá kết quả điều trị……………………………………………………… 46
2.2.5. Các biến số nghiên cứu ……………………………………………………….. 47
2.3. Phương pháp và kỹ thuật thu thập số liệu ………………………………….. 50
2.3.1. Thăm khám lâm sàng ………………………………………………………….. 50
2.3.2. Cận lâm sàng……………………………………………………………………… 53
2.4. Xử lý số liệu………………………………………………………………………….. 60
2.5. Thời gian nghiên cứu ……………………………………………………………… 62
2.6. Đạo đức nghiên cứu ……………………………………………………………….. 62
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………….. 63
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu …………………………………………. 63
3.1.1. Đặc điểm nhân trắc học của bệnh nhân nghiên cứu ………………… 63
3.1.2. Đặc điểm mức độ nặng và mức độ kiểm soát hen trong nghiên cứu.. 64
3.2. Tỷ lệ mắc ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ ở trẻ hen phế quản………….. 65
3.3. Đặc điểm của nhóm bệnh nhân hen phế quản bị và không bị ngưng
thở tắc nghẽn khi ngủ…………………………………………………………… 66
3.3.1. Đặc điểm chung nhóm bệnh nhân hen phế quản bị và không bị
ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ ……………………………………………… 66
3.3.2. Đặc điểm cận lâm sàng nhóm bệnh nhân hen phế quản bị và không
bị ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ ………………………………………….. 67
3.3.3. Đặc điểm chức năng hô hấp nhóm bệnh nhân hen phế quản bị và
không bị ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ ………………………………… 68
3.4. Đặc điểm bệnh nhân hen phế quản bị ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ. 693.4.1. Đặc điểm về đa ký hô hấp nhóm bệnh nhân hen phế quản bị ngưng
thở tắc nghẽn khi ngủ………………………………………………………… 69
3.4.2. Mức độ nặng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ ở bệnh nhân hen
phế quản………………………………………………………………………….. 70
3.4.3. Đặc điểm bệnh nhân hen phế quản bị ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ
phân bố theo nhóm tuổi …………………………………………………….. 70
3.4.4. Đặc điểm bệnh lý liên quan và dị ứng ở gia đình bệnh nhân hen
phế quản bị ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ…………………………….. 71
3.4.5. Bậc hen của bệnh nhân hen phế quản bị ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ.. 72
3.4.6. Tình trạng kiểm soát hen của bệnh nhân hen phế quản bị ngưng
thở tắc nghẽn khi ngủ………………………………………………………… 73
3.4.7. Đặc điểm dự phòng thuốc hen của bệnh nhân hen phế quản bị
ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ ……………………………………………… 73
3.4.8. Đặc điểm về triệu chứng ban đêm và ban ngày của bệnh nhân hen
phế quản bị ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ…………………………….. 74
3.4.9. Đặc điểm chức năng hô hấp của bệnh nhân hen phế quản bị ngưng
thở tắc nghẽn khi ngủ………………………………………………………… 75
3.4.10. Mối tương quan giữa mức độ nặng hen phế quản với chỉ số AHI
khi ngủ …………………………………………………………………………….. 75
3.4.11. Mối tương quan giữa chỉ số FEV1 với chỉ số AHI khi ngủ ……. 76
3.4.12. Mối tương quan giữa BMI với chỉ số ngáy ở bệnh nhân hen phế
quản bị ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ ………………………………….. 76
3.4.13. Mối tương quan giữa chỉ số FENO phế quản và FENO mũi với
chỉ số AHI khi ngủ……………………………………………………………. 77
3.5. Đánh giá chỉ số nguy cơ nguy cơ tương đối bệnh nhân hen phế quản
bị ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ……………………………………………… 783.5.1. Các triệu chứng về đêm của bệnh nhân hen phế quản có nguy cơ bị
ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ ……………………………………………… 78
3.5.2. Các triệu chứng ban ngày của bệnh nhân hen phế quản có nguy cơ
bị ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ ………………………………………….. 80
3.6. Đặc điểm bệnh nhân hen phế quản bị ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ
sau 3 tháng điều trị bằng Singulair phối hợp điều trị nền hen…….. 82
3.6.1. Đặc điểm về mức độ nặng hen phế quản sau 3 tháng điều trị …… 82
3.6.2. Đặc điểm về mức độ kiểm soát hen phế quản sau 3 tháng điều trị… 83
3.6.3. Thay đổi điểm kiểm soát hen ACT sau 3 tháng………………………. 83
3.6.4. Đặc điểm chức năng hô hấp bệnh nhân hen phế quản bị ngưng thở
tắc nghẽn khi ngủ sau 3 tháng…………………………………………….. 84
3.6.5. Thay đổi FENO ở phế quản sau 3 tháng điều trị ……………………… 84
3.6.6. Đặc điểm liên quan đến ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ ở bệnh nhân
hen phế quản sau 3 tháng điều trị ……………………………………….. 85
3.7. Đặc điểm bệnh nhân hen phế quản bị ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ
sau 6 tháng điều trị bằng Singulair phối hợp điều trị nền hen…….. 88
3.7.1. Đặc điểm về mức độ nặng hen phế quản sau 6 tháng điều trị …… 88
3.7.2. Đặc điểm về mức độ kiểm soát HPQ sau 6 tháng …………………… 89
3.7.3. Thay đổi điểm kiểm soát hen ACT sau 6 tháng………………………. 89
3.7.4. Đặc điểm chức năng hô hấp sau 6 tháng………………………………… 90
3.7.5. Đặc điểm FENO phế quản sau 6 tháng điều trị ………………………. 91
3.7.6. Đặc điểm liên quan đến ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ ở bệnh nhân
hen phế quản sau 6 tháng điều trị ……………………………………….. 91
Chƣơng 4: BÀN LUẬN……………………………………………………………………… 94
4.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân HPQ trong nghiên cứu……………….. 94
4.1.1. Đặc điểm nhân trắc học trẻ HPQ trong nghiên cứu…………………. 944.1.2. Đặc điểm mức độ nặng và mức độ kiểm soát hen phế quản trong
nghiên cứu……………………………………………………………………….. 94
4.2. Tỷ lệ trẻ HPQ bị OSAS của nhóm nghiên cứu……………………………. 95
4.3. Đặc điểm nhóm bệnh nhân HPQ có OSAS và không có OSAS…….. 96
4.3.1. Đặc điểm chung nhóm bệnh nhân HPQ có OSAS và không có
OSAS ……………………………………………………………………………… 96
4.3.2. Đặc điểm cận lâm sàng nhóm bệnh nhân HPQ có OSAS và không
có OSAS………………………………………………………………………….. 97
4.3.3. Đặc điểm về chức năng hô hấp và đo FENO nhóm bệnh nhân HPQ
có OSAS và không có OSAS……………………………………………… 98
4.4. Đặc điểm trẻ hen phế quản bị ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ …………. 99
4.4.1. Đặc điểm về đa ký hô hấp của bệnh nhân hen phế quản bị ngưng
thở tắc nghẽn khi ngủ………………………………………………………… 99
4.4.2. Đặc điểm về triệu chứng ban ngày và ban đêm của trẻ HPQ bị
OSAS ……………………………………………………………………………. 106
4.4.3. Đặc điểm về mối tương quan giữa mức độ HPQ với chỉ số ngưng
thở – giảm thở AHI………………………………………………………….. 107
4.4.4. Đặc điểm về mối tương quan giữa chỉ số FEV1 với chỉ số ngưng
thở – giảm thở…………………………………………………………………. 108
4.4.5. Đặc điểm về mối tương quan giữa chỉ số khối cơ thể BMI với chỉ
số ngáy…………………………………………………………………………… 110
4.4.6. Mối tương quan giữa chỉ số FENO mũi và FENO phế quản với chỉ
số AHI…………………………………………………………………………… 111
4.5. Đặc điểm về đánh giá chỉ số nguy cơ bị OSAS ở trẻ HPQ …………. 113
4.5.1. Các triệu chứng về đêm của trẻ bị HPQ có nguy cơ bị OSAS … 113
4.5.2. Các triệu chứng ban ngày của bệnh nhân HPQ có nguy cơ bị
OSAS ……………………………………………………………………………. 1154.6. Đánh giá hiệu quả sau 3 tháng điều trị bằng Singulair……………….. 116
4.6.1. Đặc điểm về mức độ và độ kiểm soát của HPQ, điểm ACT …… 116
4.6.2. Đặc điểm về chức năng hô hấp, FENO phế quản………………….. 116
4.6.3. Đặc điểm về triệu chứng OSAS và đa ký hô hấp sau 3 tháng
điều trị …………………………………………………………………………… 117
4.7. Đặc điểm diễn biễn của trẻ HPQ bị OSAS sau 6 tháng điều trị …… 119
4.7.1. Đặc điểm về mức độ nặng, mức độ kiểm soát HPQ và điểm ACT… 119
4.7.2. Đặc điểm về chức năng hô hấp và FENO…………………………….. 120
4.7.3. Đặc điểm triệu chứng OSAS và đa ký hô hấp sau 6 tháng điều trị.. 121
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………….. 123
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………. 125
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐƢỢC CÔNG
BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Phân bậc hen theo mức độ nặng nhẹ HPQ ………………………………. 39
Bảng 2.2. Phân loại hen theo mức độ kiểm soát hen ……………………………….. 40
Bảng 2.3. Liều corticosteroid dự phòng trong hen phế quản theo GINA………… 43
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân trắc học của bệnh nhân nghiên cứu. …………………. 63
Bảng 3.2. Đặc điểm chung nhóm bệnh nhân HPQ bị OSAS và không bị
OSAS ……………………………………………………………………………….. 66
Bảng 3.3. Đặc điểm cận lâm sàng nhóm bệnh nhân HPQ bị OSAS và không
bị OSAS ……………………………………………………………………………. 67
Bảng 3.4. Đặc điểm chức năng hô hấp nhóm bệnh nhân HPQ bị OSAS và
không bị OSAS ………………………………………………………………….. 68
Bảng 3.5. Đặc điểm về đa ký hô hấp nhóm bệnh nhân HPQ bị OSAS ……… 69
Bảng 3.6. Phân bố bệnh nhân HPQ bị OSAS theo nhóm tuổi…………………… 70
Bảng 3.7. Đặc điểm bệnh lý liên quan bệnh nhân HPQ bị OSAS……………… 71
Bảng 3.8. Đặc điểm dị ứng ở gia đình bệnh nhân HPQ bị OSAS ……………… 71
Bảng 3.9. Dự phòng thuốc hen của bệnh nhân HPQ bị OSAS………………….. 73
Bảng 3.10. Kết quả chức năng hô hấp của bệnh nhân HPQ bị OSAS………… 75
Bảng 3.11. Đặc điểm về triệu chứng ban đêm ở nhóm trẻ HPQ không bị
OSAS và bị OSAS ……………………………………………………………… 78
Bảng 3.12. Triệu chứng về đêm có nguy cơ bị OSAS của bệnh nhân HPQ… 79
Bảng 3.13. Đặc điểm về triệu chứng ban ngày ở nhóm trẻ HPQ không bị và
bị OSAS ……………………………………………………………………………. 80
Bảng 3.14. Triệu chứng ban ngày có nguy cơ bị OSAS của bệnh nhân HPQ….. 81DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm mức độ hen của bệnh nhân nghiên cứu…………………. 64
Biểu đồ 3.2. Đặc điểm mức độ kiểm soát hen của bệnh nhân HPQ. ………….. 64
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ mắc OSAS ở bệnh nhân HPQ. …………………………………… 65
Biểu đồ 3.4. Mức độ nặng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ ở bệnh nhân HPQ.. 70
Biểu đồ 3.5. Đặc điểm về test dị ứng da bệnh nhân HPQ bị OSAS …………… 72
Biểu đồ 3.6. Bậc hen của bệnh nhân HPQ bị OSAS………………………………… 72
Biểu đồ 3.7. Kiểm soát hen của bệnh nhân HPQ bị OSAS. ……………………… 73
Biểu đồ 3.8. Đặc điểm về triệu chứng ban đêm của bệnh nhân HPQ bị OSAS ….. 74
Biểu đồ 3.9. Đặc điểm về triệu chứng ban ngày của bệnh nhân HPQ bị OSAS …. 74
Biểu đồ 3.10. Các triệu chứng ban đêm của bệnh nhân HPQ có nguy cơ bị OSAS. 80
Biểu đồ 3.11. Các triệu chứng ban đêm của bệnh nhân HPQ có nguy cơ bị OSAS . 82
Biểu đồ 3.12. Diễn biến mức độ nặng HPQ sau 3 tháng điều trị……………….. 82
Biểu đồ 3.13. Diễn biến mức độ kiểm soát HPQ sau 3 tháng điều trị………… 83
Biểu đồ 3.14. Thay đổi điểm kiểm soát hen ACT sau 3 tháng điều trị……….. 83
Biểu đồ 3.15. Thay đổi chức năng hô hấp sau 3 tháng điều trị………………….. 84
Biểu đồ 3.16. Thay đổi FENO phế quản sau 3 tháng điều trị…………………….. 84
Biểu đồ 3.17. Đặc điểm triệu chứng ban đêm sau 3 tháng điều trị…………….. 85
Biểu đồ 3.18. Đặc điểm triệu chứng ban ngày sau 3 tháng điều trị……………. 86
Biểu đồ 3.19. Thay đổi mức độ nặng OSAS sau 3 tháng điều trị………………. 87
Biểu đồ 3.20. Diễn biến về mức độ nặng HPQ sau 6 tháng điều trị…………… 88
Biểu đồ 3.21. Diễn biến mức độ kiểm soát hen phế quản sau 6 tháng điều trị….. 89
Biểu đồ 3.22. Diễn biến mức độ kiểm soát theo ACT sau 6 tháng điều trị…. 89
Biểu đồ 3.23. Thay đổi chức năng hô hấp sau 6 tháng điều trị………………….. 90
Biểu đồ 3.24. Đặc điểm FENO phế quản sau 6 tháng điều trị…………………… 91
Biểu đồ 3.25. Thay đổi về triệu chứng ban đêm sau 6 tháng điều trị. ………… 91
Biểu đồ 3.26. Đặc điểm triệu chứng ban ngày sau 6 tháng điều trị……………. 92
Biểu đồ 3.27. Sự thay đổi mức độ nặng OSAS sau 6 tháng ……………………… 9

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị hội chứng ngừng thở khi ngủ ở trẻ hen phế quản

Leave a Comment