Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm tụy cấp tăng triglyceride kết hợp thay huyết tương tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm tụy cấp tăng triglyceride kết hợp thay huyết tương tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình

Luận văn bác sĩ nội trú Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm tụy cấp tăng triglyceride kết hợp thay huyết tương tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình.Viêm tụy cấp (VTC) là tình trạng viêm nhiễm lan tỏa cấp tính của nhu mô tuyến tụy từ nhẹ đến nặng và có thể gây tử vong. Ở các nước phương tây có khoảng 20% trường hợp diễn biến nặng thành viêm tụy cấp thể hoại tử và trong số trường hợp viêm tụy cấp thể hoại tử có 10-30% tử vong dù được điều trị tích cực [1]. Ở Việt Nam, qua một số nghiên cứu gần đây cho thấy tỉ lệ viêm tụy cấp ngày một gia tăng cùng với sự phát triển xã hội, đặc biệt viêm tụy cấp do tăng triglyceride [2].


Phần lớn viêm tụy cấp do sỏi mật và rượu, tuy nhiên một số nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và dịch tễ học chứng minh tăng triglyceride máu làm tăng tỉ lệ mắc viêm tụy [3], VTC tăng TG chiếm 1-14% trường hợp viêm tụy [4]. Tuy vậy viêm tụy cấp tăng triglyceride vẫn chưa được chú trọng, nó thường được nghĩ đến khi không tìm được nguyên nhân khác hoặc tình cờ phát hiện khi xét nghiệm mẫu máu. Cùng với sự phát triển của xã hội, chất lượng cuộc sống ngày càng tăng cao, chế độ ăn bất hợp lý thì nguy cơ viêm tụy cấp tăng triglyceride ngày càng nhiều hơn [2]. Nguy cơ viêm tụy cấp khoảng 5% với triglyceride máu > 11,3 mmol/l và 10-20% khi triglyceride > 22,6 mmol/l [5],[6].
Trước năm 1980, viêm tụy cấp chủ yếu được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật dẫn đến tỷ lệ tử vong cao. Hiện nay, viêm tụy cấp đã được tìm hiểu rõ hơn về cơ chế bệnh sinh từ đó đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp cá thể hóa theo nguyên nhân. Triglyceride tăng cao trong máu làm gia tăng nồng độ chylomicrons và phân hủy triglyceride thành acid béo tự do gây nhiễm độc lipid ở tụy [3]. Viêm tụy cấp do tăng triglyceride đang được chú ý đến nhiều hơn và điều trị có phần khả quan do có nhiều phương pháp như điều trị nội khoa tích cực, liệu pháp Insulin và Heparin, thay huyết tương, lọc máu liên tục… Phương pháp thay huyết tương đang được áp dụng ở nhiều cơ sở y tế nhằm đưa lượng TG trong máu của bệnh nhân xuống dưới 11,3 mmol/l một cách nhanh chóng, đặc biệt sau thay huyết tương lần đầu trong thời gian ngắn và hạn chế tiến triển nặng lên của viêm tụy cấp. Ở Việt Nam, phương pháp thay huyết tương trong điều trị viêm tụy cấp tăng triglyceride được áp dụng tại nhiều bệnh viện lớn như Bạch Mai, bệnh viện Nhân dân 115 [2], [7]. Năm 2019, tại Thái Bình, số bệnh nhân mắc viêm tụy cấp được thống kê tại Khoa Tiêu hóa và Khoa hồi sức tích cực chống độc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình 455 ca. Trong đó viêm tụy cấp tăng triglyceride là 105 ca chiếm 23,07%. Phương pháp thay huyết tương trên bệnh nhân VTC tăng TG được thực hiện từ năm 2016 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình đã giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh và cứu sống được nhiều bệnh nhân nhưng chưa có nghiên cứu nào đánh giá khách quan về hiệu quả của phương pháp điều trị này tại Thái Bình. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm tụy cấp tăng triglyceride kết hợp thay huyết tương tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình” với mục tiêu sau:
1.    Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nhân viêm tụy cấp tăng triglyceride tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình.
2.    Đánh giá kết quả điều trị viêm tụy cấp tăng triglyceride có kết hợp thay huyết tương tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình.

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN    3
1.1.    Viêm tụy cấp tăng triglyceride    3
1.1.1.    Nhắc lại về giải phẫu và sinh lý tuyến tụy    3
1.1.2.    Định nghĩa, nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh viêm tụy cấp tăng triglyceride 5
1.1.3.    Mối liên quan giữa tăng triglyceride và viêm tụy cấp    8
1.1.4.    Chẩn đoán viêm tụy cấp tăng triglyceride    9
1.1.5.    Điều trị    15
1.2.    Thay huyết tương trong điều trị viêm tụy cấp tăng triglyceride    17
1.2.1.    Đại cương thay huyết tương    17
1.2.2.    Nguyên lý thay huyết tương    18
1.2.3.    Quy trình kỹ thuật thay huyết tương    21
1.2.4.    Những tác dụng và bất lợi thay huyết tương    21
1.2.5.    Những tác dụng không mong muốn của    thay huyết tương    22
1.3.    Nghiên cứu trong và ngoài nước về thay huyết tương ở bệnh nhân viêm
tụy cấp tăng triglyceride    23
1.3.1.    Nghiên cứu nước ngoài    23
1.3.2.    Nghiên cứu trong nước    24
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    26
2.1.    Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu    26
2.1.1.    Địa điểm nghiên cứu    26
2.1.2.    Thời gian nghiên cứu    26
2.1.3.    Đối tượng nghiên cứu    26
2.1.4.    Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân    26
2.1.5.    Tiêu chuẩn loại trừ    27
2.2. Phương pháp nghiên cứu    27
2.2.1.    Thiết kế nghiên cứu    27
2.2.2.    Cỡ mẫu    27
2.2.3.    Các chỉ số, biến số nghiên cứu    27
2.2.4.    Các tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu    30
2.2.5.    Phương tiện nghiên cứu    32
2.2.6.    Công cụ thu thập thông tin    32
2.2.7.    Phân tích và xử lý số liệu    33
2.2.8.    Vấn đề đạo đức nghiên cứu    33
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    36
3.1.    Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu    36
3.2.    Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu    38
3.2.1.    Đặc điểm lâm sàng viêm tụy cấp tăng triglyceride    38
3.2.2.    Đặc điểm cận lâm sàng viêm tụy cấp tăng triglyceride    39
3.2.3.    So sánh mức độ nặng của viêm tụy cấp trên các thang điểm với mức
độ tăng triglyceride    42
3.3.    Kết quả điều trị bệnh nhân viêm tụy cấp tăng triglyceride    43
3.3.1.    Kết quả điều trị chung bệnh nhân viêm tụy cấp tăng triglyceride …. 43
3.3.2.    So sánh sự thay đổi các chỉ số trước và sau PEX    44
3.3.3.    Sự thay đổi lipid máu theo thời gian giữa nhóm PEX và không PEX .. 46
3.3.4.    Thay đổi triglyceride giữa nhóm PEX sớm và PEX muộn    47
3.4.    So sánh sự khác nhau của thang điểm ở nhóm sống và nhóm tử vong … 49
3.5.    Tác dụng không mong muốn của của PEX    49
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN    50
4.1.    Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu    50
4.1.1.    Đặc điểm về giới của bệnh nhân viêm tụy cấp tăng triglyceride    50
4.1.2.    Đặc điểm về tuổi của bệnh nhân viêm tụy cấp tăng triglyceride    50
4.1.3.    Đặc điểm về tiền sử của bệnh nhân viêm tụy cấp tăng triglyceride . 51
4.2.    Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của nhóm bệnh nhân nghiên cứu    52
4.2.1.    Triệu chứng toàn thân của nhóm bệnh nhân nghiên cứu    52
4.2.2.    Triệu chứng cơ năng, thực thể của nhóm bệnh nhân nghiên cứu    53
4.2.3.    Xét    nghiệm huyết học của nhóm bệnh nhân nghiên cứu    54
4.2.4.    Xét    nghiệm men tụy của nhóm bệnh nhân nghiên cứu    55
4.2.5.    Xét    nghiệm lipid máu của nhóm bệnh nhân nghiên cứu    56
4.2.6.    Xét    nghiệm sinh hóa máu của nhóm bệnh nhân nghiên cứu    57
4.2.7.    Kết quả chẩn đoán hình ảnh của nhóm bệnh nhân nghiên cứu    58
4.2.8.    Liên quan giữa các thang điểm đánh giá mức độ nặng của viêm tụy
cấp với mức độ tăng triglyceride    58
4.3.    Kết quả điều trị của nhóm bệnh nhân nghiên cứu    59
4.3.1.    Điều trị chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu    59
4.3.2.    Điều trị thay huyết tương của nhóm bệnh nhân nghiên cứu    60
4.3.3.    So sánh sự khác nhau giữa nhóm I và nhóm 2 trước và sau PEX …. 62
4.3.4.    So sánh sự khác nhau giữa nhóm PEX sớm và PEX muộn    63
4.4.    Tác dụng không mong muốn thay huyết    tương    64
KẾT LUẬN    65
KIẾN NGHỊ    67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 
DANH MỤC BANG
Bảng 3.1. Triệu chứng toàn thân bệnh nhân viêm tụy cấp tăng triglyceride.. 38
Bảng 3.2. Triệu chứng cơ năng bệnh nhân viêm tụy cấp tăng triglyceride…. 38
Bảng 3.3. Triệu chứng thực thể bệnh nhân viêm tụy cấp tăng triglyceride…. 39
Bảng 3.4.    Kết quả xét nghiệm huyết học khi nhập viện    39
Bảng 3.5.    Kết quả xét nghiệm men tụy lúc nhập viện    40
Bảng 3.6.    Kết quả xét nghiệm lipid máu lúc vào viện    41
Bảng 3.7.    Kết quả xét nghiệm sinh hóa máu lúc vào viện    41
Bảng 3.8. Kết quả cắt lớp vi tính    42
Bảng 3.9. So sánh mức độ nặng của viêm tụy cấp trên các thang điểm với
mức độ tăng triglyceride    42
Bảng 3.10. Sự khác nhau về số tạng suy theo Atlanta 2012 với mức độ tăng triglyceride    43
Bảng 3.11.    Sự thay    đổi huyết học trước và sau PEX    44
Bảng 3.12.    Sự thay    đổi sinh hóa máu trước và sau PEX    44
Bảng 3.13.    Thay đổi của các thang điểm trước và sau các    lần PEX    46
Bảng 3.14.    So sánh    tỉ lệ đạt Triglyceride mục tiêu giữa nhóm    48
Bảng 3.15. Sự thay đổi của các thang điểm trước và sau các lần PEX giữa
nhóm PEX sớm và PEX muộn    48
Bảng 3.16. Sự thay đổi các thang điểm giữa nhóm sống và nhóm tử vong … 49
Bảng 3.17. Tác dụng không mong muốn của PEX    49 
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1.    Phân bố    theo giới    bệnh nhân viêm tụy cấp tăng triglyceride    36
Biểu đồ 3.2.    Phân bố    theo tuổi    bệnh nhân viêm tụy cấp tăng triglyceride    37
Biểu đồ 3.3.    Phân bố    theo tiền    sử bệnh nhân viêm tụy cấp tăng triglyceride . 37
Biểu đồ 3.4.    Sự thay    đổi Triglyceride máu trước và sau PEX    45
Biểu đồ 3.5.    Sự thay đổi Cholesterol máu trước và sau PEX    45
Biểu đồ 3.6.    Thay đổi Triglycerid máu giữa nhóm PEX và không    PEX    46
Biểu đồ 3.7.    Thay đổi Cholesterol máu giữa nhóm PEX và không    PEX    47
Biểu đồ 3.8.Thay đổi Triglyceride giữa nhóm PEX sớm và muộn    47
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Giải phẫu tụy    3
Hình 1.2.    Sơ đồ cơ chế bệnh sinh của viêm tụy cấp    6
Hình 1.3.    Huyết tương bệnh nhân đục như sữa    10
Hình 1.4.    Mô tả nguyên lý kỹ thuật thay huyết tương    18
Hình 1.5.    Sơ đồ cấu tạo quả lọc    19 

 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment