Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số dấu ấn hóa mô miễn dịch trong ung thư phổi tế bào nhỏ

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số dấu ấn hóa mô miễn dịch trong ung thư phổi tế bào nhỏ

Luận văn Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số dấu ấn hóa mô miễn dịch trong ung thư phổi tế bào nhỏ.Ung thư phổi (UTP) hay ung thư phế quản là thuật ngữ để chỉ bệnh ác tính của phổi xuất phát từ biểu mô niêm mạc phế quản, tiểu phế quản, phế nang, từ các tuyến của phế quản, hoặc các thành phần khác của phổi [1].

Theo thống kê tình hình ung thư trên toàn thế giới năm 2012, UTP có tỷ lệ mới mắc cũng như tỷ lệ tử vong cao nhất trong các loại ung thư ở nam giới, và đứng thứ hai ở nữ giới về tỷ lệ tử vong [2]. Tại Hoa Kỳ, những ghi nhận mới nhất (2014) cho thấy, UTP có tỷ lệ tử vong cao nhất và tỷ lệ mới mắc đứng hàng thứ hai ở cả hai giới. Ở Việt Nam, những thống kê tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2001- 2004 cho thấy, UTP đứng đầu trong các ung thư ở nam giới và đứng thứ 3 trong các ung thư ở nữ giới [3].
UTP gồm 2 nhóm chính: ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) và ung thư phổi tế bào nhỏ (UTPTBN), mỗi nhóm có phương pháp điều trị và tiên lượng khác nhau. UTPTBN chiếm khoảng 15% tổng số UTP, hầu hết di căn theo đường máu, khoảng 1/3 là bệnh giới hạn ở lồng ngực, tiến triển nhanh gấp đôi UTPKTBN, sớm phát triển di căn xa và bệnh nhân tử vong sau thời gian ngắn (khoảng 6-15 tuần) nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Khoảng 60 – 70% UTPTBN được chẩn đoán ở giai đoạn lan tràn vì vậy hoá trị đóng vai trò chủ yếu trong điều trị. Hoá trị giúp giảm nhẹ triệu chứng và kéo dài thời gian sống thêm ở bệnh nhân giai đoạn lan tràn. Tuy nhiên phần lớn bệnh nhân tử vong vì bệnh dễ tái phát. Thường tái phát dưới một hình thức kháng dẫn đến tỷ lệ sống trên 5 năm rất thấp dưới 5% [4], [5].
Để chẩn đoán UTP, ngoài việc khám lâm sàng, hiện nay trên thế giới cũng như ở nước ta đang áp dụng nhiều phương pháp như: chẩn đoán hình ảnh, vi sinh, sinh hóa, tế bào học (TBH), mô bệnh học (MBH)…Kỹ thuật nhuộm hóa mô miễn dịch dùng trong xét nghiệm tế bào học và mô bệnh học đã góp phần rất lớn trong chẩn đoán căn nguyên tại phổi hay từ nơi khác di căn đến. Ngày nay, các nhà khoa học rất quan tâm nghiên cứu phân loại mô học các ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng. Đó là tính phức tạp về các thành phần tế bào u ở mỗi loại ung thư, những hướng biệt hóa khác nhau của tế bào u và mỗi một nhóm nhỏ lại có xu hướng tiến triển khác nhau, thời gian nhân đôi cũng khác nhau dẫn tới tiên lượng và cả phương pháp điều trị cũng khác nhau.
Hóa mô miễn dịch (HMMD) là sự kết hợp phản ứng miễn dịch và hóa chất để làm hiện rõ các kháng nguyên ung thư hiện diện trong mô (bào tương, màng tế bào, nhân). Vì kháng nguyên (KN) không thể quan sát hình thái được nên phải xác định vị trí của nó trên tế bào bằng các phản ứng miễn dịch và hóa học. Sự bộc lộ các dấu ấn miễn dịch khi sử dụng phương pháp nhuộm HMMD sẽ giúp các nhà giải phẫu bệnh và lâm sàng có thể chẩn đoán chính xác và phân loại chi tiết typ mô bệnh học ung thư phổi, từ đó giúp cho việc điều trị và tiên lượng bệnh tốt hơn [6],[7]. Tại Việt Nam, việc nghiên cứu sự bộc lộ một số dấu ấn ung thư bằng phương pháp nhuộm HMMD trong ung thư phổi tế bào nhỏ chưa được nhiều tác giả quan tâm đến. Do đó chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điêm lâm sàng, cận lâm sàng và một sô dâu ân hóa mô miễn dịch trong ung thư phổi tế bào nhỏ” nhằm hai mục tiêu:
1.    Nhận xét đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ.
2.    Nhận xét sự bộc lộ một số dấu ấn hóa mô miễn dịch trong ung thư phổi tế bào nhỏ. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO Nghiên cứu đặc điêm lâm sàng, cận lâm sàng và một sô dâu ân hóa mô miễn dịch trong ung thư phổi tế bào nhỏ
1.    Ngô Quý Châu (2008), Ung thư phổi, NXB Y học, Hà Nội.
2.    L. A. Torre, F. Bray, R. L. Siegel và các cộng sự. (2015), “Global cancer statistics, 2012”, CA: a cancer journal for clinicians, 65(2), tr. 87-108.
3.    Bùi Công Toàn và Hoàng Đình Chân (2008), Bệnh ung thư phổi, NXB Y học, Hà Nội, 104-152.
4.    A. Strimpakos, E. Politi, E. Kainis và các cộng sự. (2014), “The clinical significance of cytology versus histology-based diagnosis in small cell lung cancer: a retrospective study”, Lung cancer, 85(2), tr. 186-90.
5.    David M. Jackman và Bruce E. Johnson (2005), “Small-cell lung cancer”, The Lancet, 366(9494), tr. 1385-1396.
6.    V. L. Capelozzi (2009), “Role of immunohistochemistry in the diagnosis of lung cancer”, Jornal brasileiro de pneumologia : publicacao oficial da Sociedade Brasileira de Pneumologia e Tisilogia, 35(4), tr. 375-82.
7.    J. Jagirdar (2008), “Application of immunohistochemistry to the diagnosis of primary and metastatic carcinoma to the lung”, Archives of pathology & laboratory medicine, 132(3), tr. 384-96.
8.    R. L. Siegel, K. D. Miller và A. Jemal (2015), “Cancer statistics, 2015 “, CA: a cancer journal for clinicians, 65(1), tr. 5-29.
9.    Nguyễn Việt Cồ, Nguyễn Viết Nhung và CS (1996), Tổng kết nghiên cứu dịch tễ và điều tra bệnh ung thư phổi nguyên phát, Áp dụng phòng chống ung thư phổi ở Việt Nam, Tổng hội Y dược học Việt Nam, Hội lao và bệnh phổi, Hà Nội, 11-34.
10.    Ngô Quý Châu (2002), Ảnh hưởng của hút thuốc lá chủ động và thụ động lên sức khoẻ Thông tin Y học lâm sàng, NXB Y học, 18- 21. 
11.    R. C. Brownson, J. C. Chang và J. R. Davis (1992), “Gender and histologic type variations in smoking-related risk of lung cancer”, Epidemiology, 3(1), tr. 61-4.
12.    X. Wang, D. C. Christiani, J. K. Wiencke và các cộng sự. (1995), “Mutations in the p53 gene in lung cancer are associated with cigarette smoking and asbestos exposure”, Cancer epidemiology, biomarkers & prevention : a publication of the American Association for Cancer Research, cosponsored by the American Society of Preventive Oncology, 4(5), tr. 543-8.
13.    Steven E. Schild và Walter J. Curran (2012), “Small Cell Lung Cancer”, tr. 795-804.
14.    David Planchard và Cécile Le Péchoux (2011), “Small cell lung cancer: new clinical recommendations and current status of biomarker assessment”, European Journal of Cancer, 47, tr. S272-S283.
15.    B. E. Johnson, J. Crawford, R. J. Downey và các cộng sự. (2006), “Small cell lung cancer clinical practice guidelines in oncology”, Journal of the National Comprehensive Cancer Network : JNCCN, 4(6), tr. 602-22.
16.    Deborah T. Blumenthal (2010), Small cell lung cancer. Textbook of Neuro-Oncology, 399-403.
17.    Đồng Khắc Hưng (1995), Nghiên cứu về lâm sàng, XQ phổi chuẩn và một số kỹ thuật xâm nhập để chẩn đoán ung thư phổi nguyên phát, Luận án phó tiến sĩ y học, Học viện Quân Y, Hà Nội.
18.    Phạm Duy Huề, Phạm Minh Thông và CS (2008), chẩn đoán hình ảnh, NXB giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
19.    K. H. Kernstine, W. Stanford, B. F. Mullan và các cộng sự. (1999), “PET, CT, and MRI with Combidex for mediastinal staging in non¬small cell lung carcinoma”, The Annals of thoracic surgery, 68(3), tr. 1022-8.
20.    Phạm Ngọc Hoa và Lê Văn Phương (2011), CT ngực, NXB y học, Hà Nội.
21.    F. Laurent, M. Montaudon và O. Comeloup (2006), “CT and MRI of Lung Cancer”, Respiration; international review of thoracic diseases, 73(2), tr. 133-42.
22.    Ngô Quý Châu và Cs (2012), Nội soi phế quản, NXB Y học, Hà Nội.
23.    Hoàng Hồng Thái (2006), Nội soi phế quản, Bài giảng chẩn đoán và điều trị ung thư phế quản, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.
24.    Nguyễn Chi Lăng (1992), Góp phần nghiên cứu chẩn đoán ung thư phế quản bằng soi phế quản ống mềm, sinh thiết xuyên thành phế quản và chải rửa phế quản mù, Luận án phó tiến sĩ khoa học Y dược, Đại học Y Hà Nội.
25.    Bùi Xuân Tám, Tô Kiều Dung và CS (1996), Tổng kết nghiên cứu về lâm sàng, XQ phổi chuẩn và các kỹ thuật xâm nhập áp dụng khoa học kỹ thuật phòng chống ung thư phổi ở Việt Nam, Tổng hội Y dược học Việt Nam, Hội lao và bệnh phổi, Viện lao và bệnh phổi, Hà Nội, 43 – 80.
26.    E. M. Toloza, L. Harpole, F. Detterbeck và các cộng sự. (2003), “Invasive staging of non-small cell lung cancer: a review of the current evidence”, Chest, 123(1 Suppl), tr. 157S-166S.
27.    Lê Trung Thọ (2007), Nghiên cứu áp dụng phân loại mô bênh học ung thư biểu mô phế quản của tổ chức y tế thế giới 1999 Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.
28.    Jan P van Meerbeeck (2011), Small-cell lung cancer, Lancet(378), tr. 1741-55.
29.    G. V. Childs (2014), “History of Immunohistochemistry”, tr. 3775¬3796.
30.    Coons và CS (1942), “Overview of Immunohistochemistry “, J. Immuno l, 45, tr. 159-170.
31.    Clive R. Taylor (2010), “Techniques of immunohistochemistry: principles, pitfalls and standardization”, Diagnostic Immunohistochemistry, tr. 1-36.
32.    Samuel P. Hammar (2010), “Immunohistology of Lung and Pleural Neoplasms”, Diagnostic Immunohistochemistry tr. 369-463.
33.    David J. Dabbs (2010), “Immunohistology of metastatic carcinoma of unknown primary”, Diagnostic Immunohistochemistry, tr. 206-244.
34.    Phạm Nguyên Cường (2012), Nghiên cứu sự bộc lộ các dấu ấn hóa mô miễn dịch trong một số typ mô bệnh học của ung thư biểu mô phổi theo WHO 2004, Tạp chí y học thực hành, 8(837. ), tr. 15-18.
35.    Nguyễn Hồng Phúc (2010), Nghiên cứu mô bệnh học và hóa mô miễn dịch ung thư phổi tại bệnh viện 103, Bệnh viện TW quân đội 103, Hà Nội.
36.    M. Kostovski và G. Petrushevska (2014), “Antigenic phenotype of lung carcinomas: usual spectrum of distribution of thyroid transcription factor-1, cytokeratin 7, cytokeratin 20, and neuron specific enolase – basic immunohistochemical study of 21 cases”, Prilozi / Makedonska akademija na naukite i umetnostite, Oddelenie za bioloski i medicinski nauki = Contributions / Macedonian Academy of Sciences and Arts, Section of Biological and Medical Sciences, 35(1), tr. 199-207.
37.    W. D. Travis (2012), “Update on small cell carcinoma and its differentiation from squamous cell carcinoma and other non-small cell carcinomas”, Modern pathology : an official journal of the United States and Canadian Academy of Pathology, Inc, 25 Suppl 1, tr. S18-30.
38.    K. Canene-Adams (2013), “Preparation of formalin-fixed paraffin- embedded tissue for immunohistochemistry”, Methods in enzymology, 533, tr. 225-33.
39.    Trần Nguyên Phú (2005), Nghiên cứu lâm sàng và phân loại TNM ung thư phế quản tế bào không nhỏ tại Bệnh viện Bạch Mai, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội. 
40.    Lê Tiến Dũng (2000), Ung thư phế quản: một số đặc điểm lâm sàng và vai trò chụp cắt lớp điện toán trong chẩn đoán, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh.
41.    Đặng Thanh Hồng (2001), Chẩn đoán và điều trị ung thư phổi tế bào nhỏ, luận án chuyên khoa II ung thư, Đại học Y dược TPHCM.
42.    Nguyễn Quang Đợi (2008), Đối chiếu lâm sàng, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính và nội soi phế quản với mô bệnh học của ung thư phế quản, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học y Hà Nội.
43.    Ngô Quý Châu và CS (2002), Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của 598 bệnh nhân ung thư phổi nguyên phát điều trị nội trú tại khoa Hô hấp Bệnh viện Bạch Mại từ 1996 – 2000, Công trình nghiên cứu khoa học Bệnh viện Bạch Mai, 305-313.
44.    Yang P và Allen MS (2005), Clinical Features of 5,628 Primary Lung Cancer Patients: Experience at Mayo Clinic From 1997 to 2003 Chest, 128, tr. 452-462.
45.    Hee Sun P và CS (2007), Trends of clinical characteristics of lung cancer diagnosed in Chungnam national university hospital since 2000, Journal of Thoracic Oncology, 2(8), tr. 567.
46.    Ramalingam S Gadgeel SM. (1999), Lung Cancer in Patients < 50 Years of Age: The Experience of an Academic Multidisciplinary Program Chest, 115, tr. 1232-1236.
47.    Võ Văn Xuân (2009), Nghiên cứu áp dụng phác đồ kết hợp hóa – xạ trị ung thư phổi tế bào nhỏ và đánh giá kết quả điều trị, Luận án tiến sỹ y học, Trường đại học y Hà Nội.
48.    Dương Xuân Hoà (2002), Một số nhận xét lâm sàng, nội soi phế quản, týp mô bệnh theo phân loại của tổ chức y tế Thế giới- 1999 ở bệnh nhân ung thư phế quản, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1.    TỔNG QUAN VỀ UNG THƯ PHỔI    3
1.1.1.     Dịch tễ học ung thư phổi    3
1.1.2.     Các nguyên nhân gây ung thư phổi    4
1.1.3.     Các đặc điểm lâm sàng của UTP TBN    5
1.1.4.    Các phương pháp cận lâm sàng trong chẩn đoán UTP    13
1.1.5.    Mô bệnh học UTP    17
1.1.6.    Mô bệnh học UTPTBN    17
1.2.    TỔNG QUAN VỀ HÓA MÔ MIỄN DỊCH    18
1.2.1.    Đại cương    18
1.2.2.    Kĩ thuật hóa mô miễn dịch    19
1.2.3.    Vai trò của HMMD    21
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    27
2.1.    ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU    27
2.1.1.    Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân    27
2.1.2.    Tiêu chuẩn loại trừ    27
2.2.    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    27
2.2.1.    Thiết kế nghiên cứu    27
2.2.2.    Cách thức tiến hành    27
2.3.    XỬ LÝ SỐ LIỆU    32
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    34
3.1.    ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG    34
3.1.1.    Đặc điểm về tuổi và giới    34
3.1.2.    Tiền sử    35
3.1.3.    Lý do vào viện    36
3.1.4.    Thời gian diễn biến bệnh    37 
3.1.5.    Các biểu hiện lâm sàng    37
3.1.6.    Chẩn đoán lúc vào    39
3.2.    CẬN LÂM SÀNG    39
3.2.1.    Chụp X quang phổi chuẩn    39
3.2.2.    Chụp cắt lớp vi tính    40
3.2.3.    Các phương pháp phát hiện di căn xa    43
3.2.4.    Nội soi phế quản    44
3.2.5.    Các phương pháp lấy bệnh phẩm MBH    45
3.2.6.    Giải phẫu bệnh    46
3.2.7.    Phân loại giai đoạn    47
3.3.     KẾT QUẢ NHUỘM HMMD    48
3.3.1.    Dấu ấn HMMD nhóm MBH chưa chẩn đoán xác định UTBMTBN 48
3.3.2.    Dấu ấn HMMD trong chẩn đoán UTBMTBN    53
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN    54
4.1.    ĐẶC ĐIỂM CHUNG    54
4.1.1.    Tuổi    54
4.1.2.    Giới    55
4.1.3.    Tiền sử hút thuốc lá    56
4.2.    ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG    57
4.2.1.    Thời gian diễn biến bệnh    57
4.2.2.    Lý do vào viện    57
4.2.3.    Triệu chứng lâm sàng    58
4.3.    ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG    59
4.3.1.    Chụp XQ phổi chuẩn    59
4.3.2.    Chụp CLVT lồng ngực    60
4.3.3.    Các phương pháp phát hiện di căn xa    62
4.3.4.    Nội soi phế quản    63
4.3.5.    Kết quả giải phẫu bệnh    64
4.3.6.    Phân loại giai đoạn    64 
4.4.    KẾT QUẢ NHUỘM HMMD    65
4.4.1.    Dấu ấn TTF-1    65
4.4.2.    Dấu ấn Chromogranin    66
4.4.3.    Dấu ấn Synaptophysin    67
4.4.4.    Dấu ấn NSE    67
4.4.5.    Dấu ấn CK    68
4.4.6.    Dấu ấn CD56    68
4.4.7.    Dấu ấn Ki67    68
4.4.8.    Các dấu ân âm tính    68
KẾT LUẬN    70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 
Các hội chứng cận ung thư liên quan đến ung thư phổi
Phân bố bệnh nhân theo tuổi    
Tiền sử hút thuốc lá    
Tiền sử bệnh    
Các triệu chứng hô hấp    
Các triệu chứng toàn thân    
Các triệu chứng do khối u xâm lấn tại chỗ và di căn    
Chẩn đoán lúc vào    
Vị trí tổn thương trên phim X quang phổi    
Kích thước u trên CLVT    
Các dấu hiệu lan tràn của u trên CLVT    
Đánh giá hạch trên CLVT    
Kết quả siêu âm bụng    
Các phương pháp lấy bệnh phẩm MBH    
Kết quả chẩn đoán MBH xác định UTBMTBN    
Chẩn đoán MBH chưa xác định UTBMTBN    
Dấu ấn HMMD nghĩ đến UTBMTBN di căn    
Dấu ấn HMMD K biểu mô    
Dấu ấn HMMD tổn thương chưa định loại    
Dấu ấn HMMD phân biệt K biểu mô TKNT    
Dấu ấn HMMD phân biệt u lympho    
Dấu ấn HMMD chẩn đoán UTBMTBN     
Biểu đồ 3.1.    Phân bố bệnh nhân theo giới    35
Biểu đồ 3.2.    Lý do vào viện    36
Biểu đồ 3.3.    Thời gian biểu hiện lâm sàng trước vào viện    37
Biểu đồ 3.4.    Hình ảnh tổn thương trên X-quang phổi    40
Biểu đồ 3.5.    Vị trí tổn thương trên chụp CLVT lồng ngực    41
Biểu đồ 3.6.    Kết quả xạ hình xương    43
Biểu đồ 3.7.    Kết quả chụp MRI sọ não    44
Biểu đồ 3.8.    Vị trí tổn thương trong Soi phế quản    44
Biểu đồ 3.9.    Các dạng tổn thương trong nội soi phế quản    45
Biểu đồ 3.10.    Chẩn đoán mô bệnh học    47
Biểu đồ 3.11.    Giai đoạn UTBMTBN    48 20,35-37,40,41,43-47,79-82

Leave a Comment