Nghiên cứu đặc điểm, lâm sàng, phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh sốt mò (scrub typhus)

Nghiên cứu đặc điểm, lâm sàng, phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh sốt mò (scrub typhus)

Sốt mò (scrub typhus) là một bênh truyền nhiễm cấp tính do Orientia tsutsugamushi (trước kia gọi là Rickettsia orientalis hoặc R.tsutsugamushi) gây nên. Bênh lưu hành ở Châu Á – Thái Bình Dương, trên một vùng địa lý rộng lớn có diên tích khoảng 13.000.000 km2, với khoảng một tỷ người có nguy cơ bị mắc bênh, và, ước tính, khoảng 1 triệu ca bênh mỗi năm [75, 161]. Trong những năm gần đây, sốt mò được phát hiên và tái phát hiên ở nhiều nước trong vùng dịch tễ như Lào, Ấn độ, Sri-lanka, Maldives [65, 92, 106, 107].

Sốt mò là bênh của động vật, chủ yếu là các động vật gặm nhấm và các động vật có xương sống nhỏ khác thuộc lớp thú. ổ bênh và trung gian truyền bênh là mò Leptotrombidium, một loài chân đốt thuộc họ ve bét. Mò nhiễm orientia truyền vi khuẩn cho đời sau qua trứng và qua các giai đoạn phát triển. Ấu trùng mò nhiễm orientia truyền mầm bênh cho động vật và người khi đốt [91, 97, 147].

Sốt mò ở người có biểu hiên lâm sàng đa dạng, rất giống với nhiều bênh truyền nhiễm cấp tính khác. Vết loét đặc hiêu ngoài da có giá trị chẩn đoán nhưng chỉ có ở một số bênh nhân, và đôi khi không phát hiên được [161, 166]. Bênh có thể tiến triển nặng và gây tử vong nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị đặc hiêu [166].

Các xét nghiêm chẩn đoán sốt mò có ý nghĩa quan trọng trong viêc xác định ca bênh trên lâm sàng và nghiên cứu dịch tễ học của bênh. Các xét nghiêm này rất đa dạng về nguyên tắc thực hiên cũng như khả năng áp dụng trên thực tế.

Viêt Nam nằm trong vùng lưu hành của sốt mò. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, từ những năm 1960 đến 1990, sốt mò vẫn được coi là bênh tương đối hiếm, chỉ xảy ra ở một số ổ dịch thiên nhiên đã xác định và không gây ảnh hưởng lớn tới cộng đổng. Nguyên nhân của tình trạng “thiểu chẩn đoán” này là việc sử dụng rông rãi tetracycline và chloramphenicol trong thực hành y khoa và tình trạng thiếu các chẩn đoán đặc hiệu cho sốt mò. Từ giữa những năm 1990, khi các kháng sinh này không còn được sử dụng rông rãi, sốt mò nổi lên như môt căn nguyên gây sốt quan trọng [8, 15]. Môt số nghiên cứu đã được thực hiện tại Viện Y học Lâm sàng Các bệnh Nhiệt đới (YHLSCBNĐ), Bệnh viện Nhi Trung ương, Viện Quân y 108, Bệnh viện Trung ương Huế, mô tả bệnh cảnh lâm sàng của sốt mò [1, 8, 9, 15]. Các phương pháp chẩn đoán được ứng dụng bao gồm miễn dịch cố định chấm, kháng thể miễn dịch huỳnh quang gián tiếp, hấp phụ miễn dịch gắn men. Tuy nhiên, do số lượng xét nghiệm có hạn, những bệnh nhân được lựa chọn thường là những ca điển hình có vết loét đặc hiệu, không đại diện đầy đủ cho phổ bệnh thực sự của sốt mò; các biến đổi cận lâm sàng và các biến chứng của bệnh chưa được xem xét môt cách hệ thống; các xét nghiệm chẩn đoán chỉ được áp dụng với số lượng hạn chế mà chưa được đánh giá và so sánh với các xét nghiệm chuẩn. Mặt khác, trên thực tế, nhiều bệnh nhân sốt mò vẫn chưa được nhận biết ở các tuyến cơ sở, các phương tiện chẩn đoán sốt mò hiện nay ở nước ta còn quá ít ỏi và chưa được sử dụng rông rãi trong lâm sàng.

Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “’Nghiên cứu đặc điểm, lâm sàng, phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh sốt mờ (scrub typhus)” nhằm các mục tiêu sau:

1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học, các đặc điểm lâm sàng, và biến đổi cận lâm sàng trong sốt mò; diễn biến bệnh ở các nhóm đối tượng đặc biệt như phụ nữ có thai, người cao tuổi.

2. Đánh giá giá trị chẩn đoán của một số phương pháp xét nghiệm bệnh sốt mò.

3. Đánh giá hiệu quả của một số phác đồ điều trị sốt mò.

MỤC LỤC
Trang

ĐẶT VẤN ĐỂ 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỂ SỐT MÒ 3

1.1. Dịch tễ học bệnh sốt mò 3

1.1.1. Orientia tsutsugamushi – vi khuẩn gây bênh sốt mò 4

1.1.2. Mò Leptotrombidium – ổ bênh và côn trùng trung gian

truyền bênh 5

1.1.3. Nhiễm O.tsutsugamushi ở đông vật 8

1.1.4. Tình hình sốt mò trên thế giới 9

1.2. Sinh bệnh học sốt mò 13

1.2.1. Sự xâm nhập và nhân lên của O.tsutsugamushi trong tế

bào vật chủ 13

1.2.2. Tính nhạy cảm của cơ thể vật chủ với O.tsutsugamushi 13

1.2.3. Đáp ứng miễn dịch trong sốt mò 14

1.2.4. Tổn thương các cơ quan và phủ tạng trong sốt mò 17

1.3. Lâm sàng sốt mò 19

1.3.1. Biểu hiên lâm sàng 19

1.3.2. Các xét nghiêm cận lâm sàng 26

1.4. Các phương pháp chẩn đoán bệnh sốt mò 27

1.4.1. Các phương pháp phân lập O.tsutsugamushi 27

1.4.2. Các phương pháp phát hiên sự có mặt của

O.tsutsugamushi 28

1.4.3. Các phương pháp huyết thanh học 30

1.5. Điều trị sốt mò 36

1.6. Tình hình sốt mò ở Việt Nam 38

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU 42

2.1. Đối tượng nghiên cứu 42

2.2. Phương pháp nghiên cứu 43

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 43

2.2.2. Quy trình nghiên cứu 43

2.2.3. Đánh giá môt số đặc điểm dịch tễ học 44
2.2.4. Đánh giá các đặc điểm lâm sàng 44

2.2.5. Đánh giá các biến đổi cận lâm sàng 47

2.2.6. Các biểu hiên lâm sàng và biến đổi cận lâm sàng chính trong 48

sốt mò

2.2.7. Đánh giá diễn biến bênh ở một số nhóm đối tượng đặc biệt 48

2.2.8. Đánh giá các xét nghiệm chẩn đoán 49

2.2.9. Đánh giá diễn biến bệnh khi được điều trị 52

2.3. Xử lý số liệu 52

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN cứu 53

3.1. Một số đặc điểm dịch tễ học 53

3.1.1. Số bệnh nhân được khảo sát và tỷ lệ sốt mò tại Viện

YHLSCBNĐ 53

3.1.2. Một số đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của bệnh nhân sốt mò 55

3.2. Đặc điểm lâm sàng 60

3.2.1. Thời gian bị bệnh trước khi vào viện 60

3.2.2. Tính chất khởi phát và một số triệu chứng cơ năng 60

3.2.3. Các biểu hiện da và niêm mạc 61

3.2.4. Sưng hạch ngoại vi 64

3.2.5. Gan to và lách to 65

3.2.6. Biểu hiện hô hấp 65

3.2.7. Biểu hiện tuần hoàn 69

3.2.8. Biểu hiện thần kinh 71

3.2.9. Tràn dịch khoang thanh mạc 72

3.2.10. Biểu hiện tiêu hoá 73

3.3. Biến đổi cận lâm sàng 74

3.3.1. Các biến đổi về huyết học 74

3.3.2. Rối loạn chức năng gan 77

3.3.3. Rối loạn điện giải 80

3.3.4. Rối loạn chức năng thận 80

3.3.5. Biến đổi mô bệnh học vết loét 82

3.4. Các biểu hiện chính ở bệnh nhân sốt mò 82

3.4.1. Các biểu hiện chính ở bệnh nhân sốt mò 82

3.4.2. Các biểu hiện của sốt mò ở tuần bệnh đầu tiên 85

3.4.3. So sánh nhóm có vết loét và nhóm không có vết loét 86

3.4.4. Biến chứng 87
3.5. Sốt mò ở một số nhóm đối tượng đặc biệt SS

3.5.1. Sốt mò ở phụ nữ có thai SS

3.5.2. Sốt mò ở người cao tuổi 89

3.6. Đánh giá các xét nghiệm chẩn đoán sốt mò 90

3.6.1. Xét nghiêm kháng thể miễn dịch huỳnh quang gián tiếp

(IFA) và nhuộm hoá mô miễn dịch (IHC) 90

3.6.2. Đánh giá độ nhạy và độ đặc hiêu của IgM, IgG ELISA và test

nhanh chẩn đoán sốt mò 93

3.6.3. Đánh giá viêc sử dụng các xét nghiêm chẩn đoán sốt mò

trong thực tế lâm sàng 96

3.7. Kết quả điều trị 97

3.7.1. Thời gian cắt sốt 98

3.7.2. Tiến triển của các triêu chứng bênh khi được điều trị 100

3.7.3. Các tác dụng không mong muốn của điều trị 101

3.7.4. Thời gian nằm viên 101

3.7.5. So sánh các phác đổ điều trị 102

3.7.6. Tử vong 105

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 1QS

4.1. Một số đặc điểm dịch tễ học của sốt mò 108

4.1.1. Số bênh nhân được khảo sát và tỷ lê sốt mò tại Viên

YHLSCBNĐ 10S

4.1.2. Một số đặc điểm dịch tễ học của các bênh nhân sốt mò 109

4.2. Đặc điểm lâm sàng 112

4.2.1. Thời gian bị bênh trước khi vào viên 112

4.2.2. Tính chất khởi phát và một số triêu chứng cơ năng 112

4.2.3. Các biểu hiên da và niêm mạc 113

4.2.4. Sưng hạch ngoại vi 116

4.2.5. Gan to và lách to 117

4.2.6. Biểu hiên hô hấp 117

4.2.7. Biểu hiên tuần hoàn 119

4.2.8. Biểu hiên thần kinh 121

4.2.9. Tràn dịch khoang thanh mạc 123

4.2.10. Biểu hiên tiêu hoá 124

4.3. Biến đổi cạn lâm sàng 124

4.3.1. Các biến đổi về huyết học 124
43.2. Rối loạn chức năng gan 126

4.s.s. Rối loạn chức năng thận 127

43.4. Biến đổi mô bệnh học vết loét 128

4.4. Các biểu hiện chính ở bệnh nhân sốt mò 129

4.4.1. Các biểu hiện chính và cách tiếp cạn chẩn đoán sốt mò 129

4.4.2. Biến chứng lsl

4.5. Sốt mò ở một số nhóm đối tương đạc biệt ls2

4.5.1. Sốt mò ở phụ nữ có thai ls2

4.5.2. Sốt mò ở người cao tuổi 1ss

4.6. Đánh giá các xét nghiệm chẩn đoán sốt mò ls4

4.6.1. Xét nghiệm kháng thể miễn dịch huỳnh quang gián tiếp

(IFA) và nhuôm hoá mô miễn dịch (IHC) ls4

4.6.2. Đánh giá đô nhạy và đô đặc hiệu của IgM, IgG ELISA và test

nhanh chẩn đoán sốt mò ls6

4.63. Đánh giá việc sử dụng các xét nghiệm chẩn đoán sốt mò

trong thực tế lâm sàng ls7

4.7. Kết quả điều trị ls9

4.7.1. Thời gian cắt sốt ls9

4.7.2. Tiến triển của các triệu chứng bệnh khi được điều trị 141

4.73. Các tác dụng không mong muốn của điều trị 141

4.7.4. So sánh các phác đổ điều trị 142

4.7.5. Tử vong 144

KẾT LUẬN 146

KIẾN NGHỊ 148

TÀI LIÊU THAM KHẢG

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment