NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CỘNG HƯỞNG TỪ SỌ NÃO CỦA BỆNH ĐAU DÂY THẦN KINH V NGUYÊN PHÁT TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CỘNG HƯỞNG TỪ SỌ NÃO CỦA BỆNH ĐAU DÂY THẦN KINH V NGUYÊN PHÁT TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CỘNG HƯỞNG TỪ SỌ NÃO CỦA BỆNH ĐAU DÂY THẦN KINH V NGUYÊN PHÁT TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Nguyễn Văn Hướng1,, Bùi Thị Thu Hà1, Đoàn Tiến Lưu1
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng của bệnh đau dây thần kinh V nguyên phát tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu và tiến cứu trên 38 người bệnh được chẩn đoán xác định là đau dây thần kinh V nguyên phát được can thiệp tiêm phong bế thần kinh V bằng cồn tuyệt đối liều thấp tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 7 năm 2022. Kết quả: Trong nghiên cứu này, phần lớn đối tượng là nam giới (tỷ lệ nữ/nam=1/1,71) và độ tuổi trung bình là 72 với 52,6% trường hợp đau liên quan vị trí bên phải, chủ yếu liên quan đến vùng V2 (36,8%), V3 (31,6%) và kết hợp cả 2 nhánh (18,4%), tính chất đau điển hình ở 47,4% trường hợp. Thời gian bị bệnh kéo dài trung bình 5,3 năm. Các yếu tố khởi phát cơn đau kịch phát bằng các tác động khác nhau được báo cáo ở 31 trong số 38 bệnh nhân. Phổ biến nhất là yếu tố cơ học (34,2%).

Đau dây thần kinh V được  mô  tảtừ rất lâu trong y văn như là“cơn đau khủng  khiếp  nhất màcon người từng biết đến1” ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống  của bệnh nhân vàthường tái  phát. Đến  ngày nay, đau dây V làmột  trong những loại hình đau thường gặp nhất vùng mặt -miệng. Tỷ lệ mắc bệnh 4 đến 5 người/100.000 dân/năm.1Độtuổi  thường  gặp  là50-70  tuổi.1Đau dây V nguyên phát (idiopathic) chiếm 90% các loại đau dây V, trước kia gọi là đau dây V vô căn  (không  có  nguyên  nhân).2Đau  dây  V  thứ phát:  do  khối u,  dị  dạng  mạch,  sau  can  thiệp vùng hàm -mặt v.vv.. Triệu chứng điển hình của đau dây thần  kinh  sốV  làđau đột  ngột,  xuất hiện tựnhiên hoặc do kích thích, đa sốkhu trúởmột  bên  mặt  theo  vùng  chi  phối  của  dây  thần kinh V, cườngđộđau dữdội, đau nhói như dao đâm.3,4Phương pháp điều trị bao gồm nội khoa, can thiệp phá huỷ và can thiệp không phá huỷ.5,6Nghiên cứu này của  chúng tôi nói về đau dây thần kinh V nguyên phát. Tại Việt Nam, phương pháp tiêm phong bế dây thần kinh V bằng cồn tuyệt đối dưới hướng dẫn của Xquang trên màn huỳnh quang tăng sáng giúp đưa kim chính xác vào khoang hạch thần kinh sinh ba đã được áp dụng từ tháng 4 năm 2012. Trong những năm gần đây bệnh viện Đại học Y HàNội đãáp dụng phương pháp tiêm phong bế thần  kinh  V  bằng cồn tuyệt đối liều thấp (0,3ml)trong việc điều trị bệnh nhân đau dây thần kinh V.Chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài với các  mục  tiêu:“Mô  tảđặc  điểm  lâm  sàng  của bệnh đau dây thần kinh V nguyên phát tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội”.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment