Nghiên cứu điều trị vỡ xoang hàm trong chấn thương tầng giữa mặt bằng nội soi kết hợp nắn chỉnh xươn

Nghiên cứu điều trị vỡ xoang hàm trong chấn thương tầng giữa mặt bằng nội soi kết hợp nắn chỉnh xươn

Luận án Nghiên cứu điều trị vỡ xoang hàm trong chấn thương tầng giữa mặt bằng nội soi kết hợp nắn chỉnh xương.Xoang hàm là một bộ phận nằm ở tầng giữa mặt (TGM), có liên quan nhiều đến các cơ quan xung quanh như ổ mắt, hốc mũi, hệ thống các xoang, khoang miệng…Vì vậy, khi xoang hàm bị tổn thương, nhất là tổn thương thành trước và không được điều trị sẽ để lại di chứng về chức năng và làm biến đổi dáng vẻ của gương mặt. Chấn thương TGM do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là do tai nạn giao thông, là loại hình phổ biến nhất trong chấn thương hàm mặt [1], [5], [15], [23], [64], [96], [118], trong đó vỡ xoang hàm có gãy phức hợp gò má cung tiếp (GMCT) chiếm tỉ lệ cao và ngày càng gia tăng do cơ chế chấn thương thay đổi đa dạng [17].

Hiện nay đã có rất nhiều phương pháp điều trị tổn thương xoang hàm trong chấn thương TGM mang lại kết quả tốt như phẫu thuật Caldwell-Luc, Keen, Claoué, Gillies [6], [15], [27], [78], [70], [96], [97], [103], [112], [116], [121], [141]…, mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng và được chỉ định trong từng trường hợp cụ thể. Đặc biệt các phương pháp trên hoặc là bỏ qua tổn thương tại xoang hàm (nắn chỉnh kín), hoặc phải vào hố nanh để tiếp cận và nắn chỉnh ổ gãy (phẫu thuật Cadwell-Luc). Việc tiếp cận này sẽ lấy một phần xương và niêm mạc lông chuyển của thành trước xoang nên sẽ ảnh hưởng đến chức năng dẫn lưu xoang hàm sau điều trị. Gần đây phương pháp ứng dụng nội soi qua lỗ thông tự nhiên điều trị vỡ xoang hàm có nhiều ưu điểm lại khắc phục ít nhiều các thiếu sót của phương pháp kinh điển trên [18], [19].
Để điều trị viêm xoang hàm mạn tính, qua nhiều năm mổ nội soi xoang hàm qua lỗ thông tự nhiên các phẫu thuật viên nhận thấy có thể quan sát toàn bộ xoang hàm, dễ dàng thực hiện thao tác trực tiếp vào các thành của xoang hàm. Kỹ thuật nội soi cho phép định vị đường gãy của xoang hàm, đánh giá được tất cả các tổn thương ở xoang như vị trí vỡ, tụ máu, niêm mạc thương tổn, những mảnh xương, đặc biệt trong chấn thương hốc mắt kiểu Blow-out (tổn thương thành trên xoang hàm), thấy rõ đường gãy ở trần xoang hàm, xác định được giới hạn sau của khối thoát vị [18], [19]. Như vậy, nếu ứng dụng nội soi qua lỗ thông tự nhiên để điều trị tổn thương vỡ xoang hàm đơn thuần hoặc phối hợp trong chấn thương TGM có thể kiểm soát ổ gãy tốt hơn trong lúc mổ, can thiệp trực tiếp và chính xác, không phải đi vào hố nanh, hạn chế sẹo, thời gian phẫu thuật ngắn và phục hồi nhanh, tránh được các di chứng về chức năng dẫn lưu [34], [35], [42], [47], [49], [50], [51], [111]. Đặc biệt qua nội soi lỗ thông tự nhiên xoang hàm được mở rộng, do đó máu đọng và dịch tiết do chấn thương hoặc phẫu thuật thoát ra mũi, giảm nguy cơ viêm xoang sau chấn thương và dễ dàng xử lý tình trạng u nhầy (mucocell) xoang hàm sau chấn thương (nếu có). Trong những năm gần đây trên thế giới có nhiều tác giả đã sử dụng kỹ thuật nội soi trong điều trị tổn thương xoang hàm [32], [34], [42], [46], [48], [49], [52], [59], [63], [81], [117]… Ở Việt Nam cũng có một số nơi như Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh [18], [19]…ứng dụng phương pháp này, nhưng chưa có nhiều công trình khảo sát một cách có hệ thống về kỹ thuật, chỉ định và theo dõi kết quả điều trị. Từ thực tế trên, chúng tôi thực hiện đề tài: Nghiên cứu điều trị vỡ xoang hàm trong chấn thương tầng giữa mặt bằng nội soi kết hợp nắn chỉnh xương với mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và X-quang của tổn thương vỡ xoang hàm.
2. Xác định chỉ định và đánh giá kết quả điều trị vỡ xoang hàm trong chấn thương tầng giữa mặt bằng nội soi có đặt Sonde Foley.

MỤC LỤC
Trang bìa
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Bảng danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng, biểu và sơ đồ
Danh mục hình ảnh
Đóng góp của luận án
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. PHÂN CHIA VÙNG MẶT 3
1.2. GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ DẪN LƯU XOANG HÀM 3
1.2.1. Giải phẫu và mô học 4
1.2.2. Giải phẫu qua nội soi 6
1.2.3. Sinh lý dẫn lưu xoang hàm 9
1.3. HÌNH ẢNH GIẢI PHẪU NỘI SOI THÀNH BÊN MŨI ỨNG DỤNG TRONG PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG XOANG HÀM 10
1.3.1. Cuốn mũi dưới và khe mũi dưới 10
1.3.2. Cuốn mũi giữa và khe mũi giữa. 11
1.4. CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH TRONG TỔN THƯƠNG XOANG HÀM 12
1.4.1. Phim X-quang qui ước 12
1.4.2. Phim chụp cắt lớp điện toán (CT- Scanner) 13
1.5. TỔN THƯƠNG XOANG HÀM TRONG CHẤN THƯƠNG TẦNG GIỮA MẶT 15
1.5.1. Tình hình tổn thương xoang hàm, xương gò má 15
1.5.2. Ảnh hưởng của tổn thương xoang hàm 16
1.5.3. Phân loại tổn thương xoang hàm 16
1.5.4. Phân loại gãy xương gò má có tổn thương xoang hàm kèm theo 17
1.5.4.1. Phân loại Zingg M. 18
1.5.4.2. Phân loại điều trị theo Zingg M. 19
1.5.5. Phân loại gãy xương tầng giữa mặt theo ICD-10 (2012) 19
1.6. ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG XOANG HÀM TRONG CHẤN THƯƠNG TẦNG GIỮA MẶT 19
1.6.1. Lịch sử phát triển các phẫu thuật nắn chỉnh xoang hàm và XGM 19
1.6.2. Các phương pháp điều trị tổn thương xoang hàm và XGM 20
1.6.2.1. Phương pháp điều trị bảo tồn 21
1.6.2.2. Các phương pháp phẫu thuật 21
1.6.2.2.1. Các phương pháp nắn chỉnh đơn thuần 21
1.6.2.2.2. Các phương pháp nắn chỉnh có sử dụng phương tiện cố định 24
1.6.3. Điều trị vỡ xoang hàm ở Việt Nam. 29
1.7. ỨNG DỤNG NỘI SOI TRONG ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG XOANG HÀM. 30
1.7.1. Sơ lược phát triển nội soi mũi xoang 30
1.7.2. Một số ứng dụng nội soi trong điều trị tổn thương xoang hàm, XGM 31
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 33
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 33
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 33
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng tổn thương xoang hàm 34
2.2.1.1. Những thống kê chung về mẫu nghiên cứu 34
2.2.1.2. Khám lâm sàng 34
2.2.2. Phương pháp chẩn đoán hình ảnh tổn thương xoang hàm 36
2.2.2.1. Hình ảnh nội soi chẩn đoán 36
2.2.2.2. Xquang kinh điển 37
2.2.2.3. Phim chụp cắt lớp điện toán 37
2.2.3. Phân loại và chỉ định điều trị 38
2.2.3.1. Nội soi dẫn lưu xoang hàm 39
2.2.3.2. Nội soi, sử dụng Sonde Foley cố định và dẫn lưu xoang 39
2.2.3.3. Nội soi, sử dụng Sonde Foley kết hợp nắn chỉnh xương kín 39
2.2.3.4. Nội soi, sử dụng sonde Foley kết hợp phẫu thuật kết xương 39
2.2.4. Phương pháp phẫu thuật nội soi và qui trình kỹ thuật 39
2.2.4.1. Phương tiện phẫu thuật 39
2.2.4.2. Vô cảm trong phẫu thuật 41
2.2.4.3. Phương pháp tiến hành phẫu thuật 41
2.2.4.4. Phẫu thuật nắn chỉnh phối hợp khi gãy XGM kèm theo 45
2.2.4.5. Theo dõi điều trị sau phẫu thuật 48
2.2.5. Theo dõi và đánh giá kết quả điểu trị 48
2.2.5.1. Giải phẫu 48
2.2.5.2. Chức năng 48
2.2.5.3. Thẩm mỹ 49
2.2.5.4. Tai biến và biến chứng 50
2.2.6. Các bước tiến hành nghiên cứu 50
2.2.7. Xử lý số liệu 51
2.2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 51
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 52
3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH NỘI SOI VÀ X-QUANG 52
3.1.1. Dịch tễ học của mẫu nghiên cứu 52
3.1.1.1. Tuổi, giới tính 52
3.1.1.2. Nguyên nhân chấn thương 53
3.1.1.3. Thời gian từ lúc chấn thương đến lúc nhập viện 54
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng tổn thương xoang hàm 55
3.1.2.1. Bên chấn thương 55
3.1.2.2. Triệu chứng lâm sàng 56
3.1.2.3. Các biểu hiện đặc biệt 57
3.1.3. Hình ảnh nội soi mũi xoang 62
3.1.4. Đặc điểm X-quang 63
3.2. CHỈ ĐỊNH VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG XOANG HÀM TRONG CHẤN THƯƠNG TẦNG GIỮA MẶT BẰNG NỘI SOI CÓ ĐẶT SONDE FOLEY 65
3.2.1. Phân loại tổn thương 65
3.2.2. Các phương pháp điều trị 69
3.2.2.1. Các phương pháp nắn chỉnh 70
3.2.2.2. Các phương pháp cố định 73
3.2.2.3. Phương pháp vô cảm 73
3.2.2.4. Nội soi trong điều trị 74
3.2.3. Kết quả về điều trị 77
Chương 4. BÀN LUẬN 84
4.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH NỘI SOI VÀ X-QUANG 84
4.1.1. Dịch tễ học 84
4.1.1.1. Giới tính 84
4.1.1.2. Độ tuổi 85
4.1.1.3. Nguyên nhân gây tai nạn 85
4.1.1.4. Thời gian từ lúc chấn thương đến lúc nhập viện 85
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng 86
4.1.2.1. Bên chấn thương 86
4.1.2.2. Các triệu chứng lâm sàng 86
4.1.3. Đặc điểm chẩn đoán hình ảnh 92
4.1.3.1. Nội soi 92
4.1.3.2. Phim X-quang 93
4.2. CHỈ ĐỊNH VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG XOANG HÀM TRONG CHẤN THƯƠNG TẦNG GIỮA MẶT BẰNG NỘI SOI CÓ ĐẶT SONDE FOLEY 96
4.2.1. Phân loại tổn thương 96
4.2.2. Các phương pháp điều trị 98
4.2.2.1. Nắn chỉnh và cố định ổ gãy 106
4.2.2.2. Phương pháp vô cảm 108
4.2.2.3. Nội soi trong điều trị 108
4.2.3. Kết quả điều trị 111
4.2.3.1. Giải phẫu 112
4.2.3.2. Chức năng 114
4.2.3.3. Thẩm mỹ 115
4.2.3.4. Tai biến và biến chứng 116
KẾT LUẬN 123
KIẾN NGHỊ 125
Các nghiên cứu liên quan đề tài luận án đã công bố
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

ĐÃ CÔNG BỐ

1) Đỗ Thành Trí, Nguyễn Bắc Hùng (2012), “Đặc điểm lâm sàng tổn thương xoang hàm trong chấn thương tầng giữa mặt”, Tạp chí Y học Việt Nam, tháng 7 – số 2, tr. 1 -5.

2) Đỗ Thành Trí, Nguyễn Huy Thọ (2012), “Đánh giá biến chứng viêm xoang hàm sau phẫu thuật nội soi điều trị tổn thương xoang hàm trong chấn thương tầng giữa mặt”, Tạp chí Y học Việt Nam, tháng 7 – số 1, tr. 104-108.

3) Đỗ Thành Trí, Nguyễn Huy Thọ (2012), “Đánh giá kết quả đặt Sonde Foley để cố định và định hình xoang hàm trong chấn thương tầng giữa mặt”, Tạp chí Y Dược Lâm sàng 108, số 5, tr. 78-84.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Lâm Ngọc Ấn và cộng sự (1993), “Chấn thương hàm mặt do nguyên nhân thông thường”, Kỷ yếu công trình khoa học 1975 – 1993, Viện Răng Hàm Mặt TP. HCM, tr. 127 – 131.

2. Huỳnh Đức Bắc (2009), Nghiên cứu sửa chữa biến dạng xương gò má, ổ mắt do gãy xương tầng giữa mặt bằng lưới titan, Luận văn chuyên khoa cấp II, Học viện Quân y, Hà Nội.

3. Nguyễn Thị Mộng Bình (2005), Ứng dụng kỹ thuật chụp đa lớp cắt trong chẩn đoán gãy tầng giữa mặt, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược TP. HCM.

4. Huỳnh Khắc Cường (2004), Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang, Nhà xuất bản Y học.

5. Trương Mạnh Dũng (2002), Nghiên cứu lâm sàng và điều trị gãy xương gò má – cung tiếp, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.

6. Trương Mạnh Dũng, Nguyễn Danh Toản (2011), “Nghiên cứu điều trị gãy xương gò má cung tiếp bằng nẹp vít tự tiêu tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương và Bệnh viện Việt Nam – Cuba”, Tạp chí Y học thực hành, 792(11), tr. 135-137.

7. Hoàng Ngọc Đức (1999), Khảo sát vi khuẩn yến khí trong viêm xoang hàm sàng ở người lớn, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược TP. HCM.

8. Võ Thị Ngọc Hân (2004), Khảo sát hình thái học xoang hàm, ứng dụng trong phẫu thuật và thủ thuật xoang hàm, Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y Dược TP. HCM.

9. Đoàn Kim Hoa (2012), Nghiên cứu sử dụng đường mổ chân tóc mai trong phẫu thuật nắn chỉnh, kết hợp xương gò má cung tiếp, Luận văn chuyên khoa cấp II, Học viện Quân y, Hà Nội.

10. Châu Chiêu Hòa (2012), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, X- quang chấn thương tầng giữa khối xương mặt có tổn thương mũi xoang, đánh giá kết quả phẫu thuật chỉnh hình bằng nẹp vít, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.

11. Mai Đình Hưng (1972), “Điều trị gãy xương tầng giữa mặt bằng phẫu thuật”, Tài liệu nghiên cứu Răng Hàm Mặt 02/1972, tr. 20 – 22.

12. Phạm Kiên Hữu (2010), “Lâm sàng phẫu thuật nội soi mũi xoang”, Bài giảng sau Đại học, Đại học Y Dược TP. HCM, Nhà xuất bản Y học, tr. 55-95.

13. Phạm Kiên Hữu (2000), Phẫu thuật nội soi mũi xoang, Luận án Tiến sĩ Y học. Đại học Y Dược TP. HCM.

14. Nguyễn Hữu Khôi, Phạm Kiên Hữu, Nguyễn Hoàng Nam (2005), Phẫu thuật nội soi mũi xoang, Bộ môn Tai Mũi Họng, trường Đại Học Y Dược TP.HCM.

15. Nguyễn Thị Quỳnh Lan (1998), Kết quả điều trị vỡ xoang hàm do chấn thương tại Trung tâm Tai Mũi Họng Thành phố Hồ Chí Minh 1991-1997, Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược TP HCM.

16. Vũ Hải Long (2004), Kết quả điều trị viêm xoang mạn tính bằng phẫu thuật nội soi chức năng, Luận văn chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược TP. HCM.

17. Nguyễn Thị Lý (2006), Nhận xét hình thái lâm sàng, X-quang và kết quả điều trị gãy xương gò má cung tiếp, Luận văn chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội.

18. Lê Huỳnh Mai (2000), Điều trị tụ máu xoang hàm do chấn thương bằng cách hút qua nội soi mũi xoang, Luận văn chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược TP. HCM.

19. Nguyễn Khánh Nho (2010), Nội soi đặt dẫn lưu xoang hàm qua lỗ thông tự nhiên bằng gây tê, Luận văn tốt nghiệp Chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược TP. HCM.

20. Trần Trọng Nghĩa (2001), Thông Foley bơm bóng nước trong phẫu thuật điều trị vỡ xoang hàm, Luận văn chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược TP. HCM.

21. Nguyễn Phạm Trung Nghĩa (2009), Góp phần khảo sát tổn thương của bệnh viêm mũi xoang mạn tính trên CT Scanner, nội soi và giải phẫu bệnh, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Y Dược TP. HCM.

22. Phân loại gãy xương tầng giữa mặt theo ICD-10-CM (2012), http://www.icd10data.com/ICD10CM/Codes/S00-T88/S00-S09/S02-.

23. Trần Ngọc Quảng Phi (2011), Nghiên cứu phân loại, lâm sàng, X- quang và điều trị gãy phức hợp gò má cung tiếp, Luận án Tiến sĩ Y học, Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108, Hà Nội.

24. Lâm Hoài Phương, “Di chứng chấn thương khối mặt – kỹ thuật điều trị”, Kỷ yếu công trình khoa học 1975-1993, Viện Răng Hàm Mặt, Bộ Y Tế, tr. 167-173.

25. Võ Tấn (1974), Tai Mũi Họng thực hành, tập 1, Nhà xuất bản Y học.

26. Lâm Huyền Trân (2006), Điều trị vỡ xoang trán bằng phẫu thuật chỉnh hình phối hợp với nội soi, Luận án Tiến sỹ Y học, Đại học Y Dược TP. HCM.

Leave a Comment