Nghiên cứu độc tính và tác dụng hạ glucose máu của viên Andiabet trên thực nghiệm
Nghiên cứu độc tính và tác dụng hạ glucose máu của viên Andiabet trên thực nghiệm.Hiện nay, cùng với ung thư và tim mạch, đái tháo đường là một trong ba bệnh có số bệnh nhân tăng nhanh nhất. Theo ước tính mới nhất từ Hiệp hội đái tháo đường Quốc tế (IDF-International Diabetes Federation) tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường là 8,4% dân số trưởng thành trên toàn thế giới. Số lượng bệnh nhân đái tháo đường liên tục tăng, ước tính đến tháng 11/2017 có hơn 425 triệu người mắc bệnh ĐTĐ và dự báo đến năm 2045 số người mắc bệnh ĐTĐ là 629 triệu người [1].
Đái tháo đường (ĐTĐ) typ 2 là bệnh rối loạn chuyển hóa có cơ chế phức tạp. Các thuốc điều trị ĐTĐ có nguồn gốc tổng hợp hóa học hiện nay có đặc điểm không phù hợp với mọi người bệnh và thường kèm theo nhiều tác dụng không mong muốn. Người bệnh có xu hướng phải tăng liều, phải phối hợp thuốc sau một thời gian điều trị [2]. Nhằm khắc phục những điểm bất cập này, xu hướng nghiên cứu, kết hợp các thuốc có nguồn gốc dược liệu đang ngày càng thu hút được sự quan tâm không chỉ của người dân mà còn của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Liệu pháp kết hợp là một lựa chọn tốt trên lâm sàng, bởi vì việc kết hợp các thuốc có thể làm tăng khả năng hạ glucose máu do tác động trên nhiều đích tác dụng khác nhau, bổ sung, nâng cao hiệu quả điều trị của thuốc, đồng thời giúp giảm liều dùng, giảm tác dụng phụ. Bằng lăng nước, Giảo cổ lam và Tri mẫu là các dược liệu đã được chứng minh riêng rẽ về hiệu quả trị bệnh ĐTĐ qua nhiều nghiên cứu tiền lâm sàng và lâm sàng [3], [4], cũng như đã được kết hợp với nhau thành dạng cao mềm Vinabetes. Tuy nhiên, cao mềm Vinabetes chỉ mới được chiết xuất trong điều kiện phòng thí nghiệm và chưa có các nghiên cứu dược lý đầy đủ.
Với mong muốn tạo ra một sản phẩm có tác dụng điều trị ĐTĐ hiệu quả, công ty Traphaco đã nghiên cứu chiết xuất và bào chế cao từ thân, lá, rễ Giảo2 cổ lam, thân rễ Tri mẫu và lá Bằng lăng nước, tạo ra viên nang cứng Andiabet theo quy mô công nghiệp. Tuy nhiên câu hỏi được đặt ra: khi thay đổi quy trình chiết xuất và dạng bào chế có làm thay đổi độc tính cũng như tác dụng của Andiabet hay không?
Để trả lời câu hỏi trên đề tài “Nghiên cứu độc tính và tác dụng hạ glucose máu của viên Andiabet trên thực nghiệm” được tiến hành nhằm các mục tiêu sau:
1. Xác định độc tính cấp va độc tính bán trường diễn của viên Andiabet.
2. Đánh giá tác dụng va sơ bộ cơ chế tác dụng hạ glucose máu của viênAndiabet trên thực nghiệm
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN…………………………………………………………………………………….. 3
LỜI CAM ĐOAN ……………………………………………………………………………….. 6
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT …………………………. 7
DANH MỤC CÁC BẢNG …………………………………………………………………… 9
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ……………………………………………. 11
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
Chương 1. TỔNG QUAN ……………………………………………………………………. 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG……………………………….. 3
1.1.1. Định nghĩa, phân loại và tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường…………. 3
1.1.2. Cơ chế bệnh sinh đái tháo đường…………………………………………………… 3
1.2. CÁC NHÓM THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ……….. 15
1.2.1. Các nhóm thuốc kích thích tăng tiết insulin tại tụy ………………………… 15
1.2.2. Các nhóm thuốc làm giảm kháng insulin………………………………………. 19
1.2.3. Nhóm thuốc làm giảm/chậm hấp thu glucid………………………………….. 21
1.2.4. Nhóm thuốc làm tăng thải trừ glucose ở ống thận………………………….. 22
1.3. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐTĐ TRÊN THỰC
NGHIỆM…………………………………………………………………………………………… 23
1.3.1. Các mô hình nghiên cứu invivo. ………………………………………………….. 23
1.3.2. Các mô hình nghiên cứu invitro…………………………………………………… 29
1.4. TỔNG QUAN VỀ CÁC THÀNH PHẦN CỦA ANDIABET VÀ CÁC
NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ANDIABET …………………………………… 31
1.4.1. Bằng lăng nước …………………………………………………………………………. 31
1.4.2. Giảo cổ lam ………………………………………………………………………………. 35
1.4.3. Tri mẫu …………………………………………………………………………………….. 37
1.4.4. Andiabet …………………………………………………………………………………… 39
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………. 402.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ……………………………………………………….. 40
2.1.1. Chất liệu nghiên cứu ………………………………………………………………….. 40
2.1.2. Động vật nghiên cứu ………………………………………………………………….. 41
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………………………………………… 42
2.2.1. Phương pháp xác định độc tính cấp và độc tính bán trường diễn của
viên Andiabet …………………………………………………………………………………….. 42
2.2.2. Phương pháp đánh giá tác dụng hạ glucose máu và sơ bộ cơ chế tác
dụng hạ glucose máu của viên Andiabet trên thực nghiệm. ……………………… 44
2.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU……………………………………………….. 52
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………….. 54
3.1. ĐỘC TÍNH CẤP VÀ BÁN TRƯỜNG DIỄN CỦA VIÊN ANDIABET54
3.1.1. Độc tính cấp ……………………………………………………………………………… 54
3.1.2. Độc tính bán trường diễn ……………………………………………………………. 54
3.2. TÁC DỤNG HẠ GLUCOSE MÁU VÀ MỘT SỐ CƠ CHẾ TÁC DỤNG
HẠ GLUCOSE MÁU CỦA VIÊN ANDIABET TRÊN THỰC NGHIỆM… 64
3.2.1. Tác dụng hạ glucose máu của viên Andiabet trên chuột nhắt trắng bình
thường……………………………………………………………………………………………….. 64
3.2.2. Tác dụng hạ glucose máu của viên Andiabet trên chuột nhắt gây đái
tháo đường typ 2…………………………………………………………………………………. 65
3.2.3. Tác dụng ức chế dung nạp glucose máu sau uống glucose / sucrose /
tinh bột của Andiabet. …………………………………………………………………………. 76
3.2.4. Ảnh hưởng của Andiabet đến mức kháng insulin của chuột nhắt gây đái
tháo đường typ 2…………………………………………………………………………………. 87
Chương 4. BÀN LUẬN ……………………………………………………………………… 89
4.1. VỀ ĐỘC TÍNH CẤP VÀ BÁN TRƯỜNG DIỄN CỦA ANDIABET…. 89
4.1.1. Về độc tính cấp của Andiabet ……………………………………………………… 89
4.1.2. Về độc tính bán trường diễn của Andiabet ……………………………………. 904.2. TÁC DỤNG HẠ GLUCOSE MÁU VÀ MỘT SỐ CƠ CHẾ TÁC DỤNG
HẠ GLUCOSE MÁU CỦA VIÊN ANDIABET TRÊN THỰC NGHIỆM… 95
4.2.1. Tác dụng hạ glucose máu của viên Andiabet trên chuột nhắt trắng bình
thường……………………………………………………………………………………………….. 95
4.2.2. Tác dụng HGM của viên Andiabet trên chuột nhắt trắng gây ĐTĐ typ
2……………………………………………………………………………………………………….. 97
4.2.3. Về khả năng ức chế dung nạp glucose của viên Andiabet sau uống
glucose/sucrose/ tinh bột trên chuột nhắt trắng bình thường và chuột gây đái
tháo đường typ 2……………………………………………………………………………….. 113
4.2.4. Ảnh hưởng của Andiabet đến mức kháng insulin của chuột gây ĐTĐ
typ 2………………………………………………………………………………………………… 124
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………….. 132
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………. 134
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ………….. 135
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………………….. 136
PHỤ LỤC……………………………………………………………………………………………..
PHỤ LỤC 1: Quy trình sản xuất viên nang155 …………………………………………..
PHỤ LỤC 2: Tiêu chuẩn viên nang cứng Andiabet ……………………………………
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tóm tắt tác dụng điều trị đái tháo đường của Bằng lăng nước….. 33
Bảng 1.2. Tóm tắt một số cơ chế tác dụng hạ glucose máu của Bằng lăng nước,
được nghiên cứu trên invitro………………………………………………………………… 34
Bảng 1.3. Tóm tắt tác dụng điều trị ĐTĐ của Bằng lăng nước trên người. .. 35
Bảng 1.4. Tóm tắt các nghiên cứu về tác dụng điều trị ĐTĐ của Giảo cổ
Lam…………………………………………………………………………………………………… 36
Bảng 1.5. Tóm tắt các nghiên cứu về tác dụng điều trị ĐTĐ của Tri mẫu …. 38
Bảng 2.1. Thành phần viên Andiabet ……………………………………………………. 40
Bảng 2.2. Chế độ ăn NFD va HFD tính trên 100g thức ăn. …………………….. 46
Bảng 3.1. Kết quả độc tính cấp của viên Andiabet …………………………………. 54
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của Andiabet đến cân nặng thỏ…………………………….. 55
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của Andiabet đến các chỉ số huyết học trong máu thỏ 56
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của Andiabet đến công thức bạch cầu trong máu thỏ. 57
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của Andiabet đến chức năng gan thỏ…………………….. 58
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của Andiabet đến chức năng thận thỏ……………………. 62
Bảng 3.7.Nồng độ glucose máu của chuột nhắt trắng bình thường sau 2 tuần
uống chế phẩm thử Andiabet………………………………………………………………… 64
Bảng 3.8. Sự thay đổi cân nặng chuột tại các thời điểm nghiên cứu…………. 65
Bảng 3.9. Sự biến đổi nồng độ glucose máu chuột sau 8 tuần………………….. 66
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của viên nang lên nồng độ glucose máu của chuột nhắt
trắng ĐTĐ typ 2 sau 2 tuần uống thuốc…………………………………………………. 67
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của viên Andiabet lên nồng độ lipid máu của chuột nhắt
trắng ĐTĐ typ 2 sau 2 tuần uống thuốc…………………………………………………. 68
Bảng 3.12. Cân nặng gan của chuột ĐTĐ typ 2 sau 2 tuần uống thuốc…….. 69Bảng 3.13. Cân nặng tụy của chuột ĐTĐ typ 2 sau 2 tuần uống thuốc……… 70
Bảng 3.14. Vi thể gan chuột sau 2 tuần uống thuốc thử ………………………….. 72
Bảng 3.15. Vi thể tụy chuột sau 2 tuần uống thuốc thử……………………………. 74
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của Andiabet trên PBG và AUC glucose máu sau 2 giờ
uống glucose (2g/kg) ở chuột bình thường …………………………………………….. 77
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của Andiabet trên PBG và AUC glucose máu……….. 78
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của Andiabet trên PBG và AUC glucose máu ……… 80
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của Andiabet trên PBG và AUC glucose máu sau 2 giờ
uống glucose (2g/kg) ở chuột gây ĐTĐ typ 2 …………………………………………. 82
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của Andiabet trên PBG và AUC glucose máu sau 2 giờ
uống sucrose (4g/kg) ở chuột gây ĐTĐ typ 2 …………………………………………. 84
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của Andiabet trên PBG và AUC glucose máu ………. 86DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Con đường truyền tín hiệu của insulin……………………………………. 10
Hình 1.2. Các yếu tố điều hòa ngược con đường truyền tín hiệu insulin …… 10
Hình 1.3. Mối liên hệ giữa chuyển hóa glucose và acid béo trong tế bào….. 11
Hình 1.4. Con đường mTOR/S6K1 và AMPK trong kháng insulin……………. 14
Hình 1.5. Cơ chế bài tiết insulin…………………………………………………………… 16
Hình 2.1. Sơ đồ cách tiến hành thí nghiệm kẹp………………………………………. 50
Hình 2.2. Sơ đồ thí nghiệm“kẹp” insulin………………………………………………. 51
Hình 3.1. Hình thái vi thể gan thỏ sau 90 ngày uống chế phẩm thử
Andiabet ……………………………………………………………………………………………. 61
Hình 3.2. Hình thái vi thể thận thỏ sau 90 ngày uống chế phẩm thử
Andiabet ……………………………………………………………………………………………. 63
Hình 3.3. Hình ảnh đại thể gan chuột sau 2 tuần uống thuốc thử…………….. 71
Hình 3. 4. Hình ảnh đại thể tụy chuột sau 2 tuần uống thuốc thử……………… 74
Hình 3.5 Ảnh hưởng của Andiabet lên nồng độ glucose máu tại các thời điểm
sau khi uống sucrose (4g/kg) trên chuột bình thường………………………………. 79
Hình 3.6. Ảnh hưởng của Andiabet lên nồng độ glucose máu tại các thời điểm
sau khi uống tinh bột (6g/kg) trên chuột bình thường………………………………. 81
Hình 3.7. Ảnh hưởng của Andiabet lên nồng độ glucose máu tại các thời điểm
sau khi uống glucose (2g/kg) trên chuột nhắt gây ĐTĐ typ 2. ………………….. 83
Hình 3.8. Ảnh hưởng của Andiabet lên nồng độ glucose máu tại các thời điểm
sau khi uống sucrose (4g/kg) trên chuột gây ĐTĐ typ 2…………………………… 85
Hình 3.9. Ảnh hưởng của Andiabet lên nồng độ glucose máu tại các thời điểm
sau khi uống tinh bột (6g/kg) trên chuột gây ĐTĐ typ 2. …………………………. 87Hình 3.10. Nồng độ glucose máu trong test kẹp insulin – đẳng glucose ở chuột
nhắt gây ĐTĐ typ 2…………………………………………………………………………….. 88
Hình 3.11. Tốc độ truyền glucose trong test kẹp insulin – đẳng glucose ở chuột
nhắt gây ĐTĐ typ 2…………………………………………………………………………….. 88
Hình 4.1. Rối loạn chuyển hóa trong bệnh ĐTĐ typ 2 ………………………….. 1
Nguồn: https://luanvanyhoc.com