NGHIÊN CỨU GÁNH NẶNG CHĂM SÓC BỆNH NHÂN PARKINSON CÓ SA SÚT TRÍ TUỆ BẰNG CHỈ SỐ CĂNG THẲNG CHO NGƯỜI CHĂM SÓC CÓ SỬA ĐỔI

NGHIÊN CỨU GÁNH NẶNG CHĂM SÓC BỆNH NHÂN PARKINSON CÓ SA SÚT TRÍ TUỆ BẰNG CHỈ SỐ CĂNG THẲNG CHO NGƯỜI CHĂM SÓC CÓ SỬA ĐỔI

NGHIÊN CỨU GÁNH NẶNG CHĂM SÓC BỆNH NHÂN PARKINSON CÓ SA SÚT TRÍ TUỆ BẰNG CHỈ SỐ CĂNG THẲNG CHO NGƯỜI CHĂM SÓC CÓ SỬA ĐỔI
Vi Ngọc Tuấn1, Nguyễn Thanh Bình1
1 Trường Đại học Y Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá gánh nặng chăm sóc bệnh nhân Parkinson có sa sút trí tuệ bằng “Chỉ số căng thẳng cho người chăm sóc có sửa đổi” (MCSI – Modified Caregiver Strain Index). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang so sánh trên người chăm sóc chính của 100 bệnh nhân được chẩn đoán bệnh Parkinson theo tiêu chuẩn của Ngân hàng não hội Parkinson Vương quốc Anh (UKPDSBB/United Kingdom Parkinson’s Disease Society Brain Bank), nhóm bệnh nhân Parkinson có sa sút trí tuệ (SSTT) chẩn đoán theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ (DSM –V) tại Bệnh viện Lão khoa Trung Ương từ tháng 06 năm 2020 đến tháng 05 năm 2021. Kết quả: 50 người chăm sóc chính của bệnh nhân Parkinson không bị SSTT và 50 người chăm sóc chính bệnh nhân Parkinson có SSTT. Điểm MCSI của người chăm sóc trung bình là 9.73 ± 7.558. Điểm MCSI trung bình có sự khác biệt giữa 2 nhóm nghiên cứu, cao hơn ở nhóm người chăm sóc bệnh nhân có SSTT (p<0.05). Trong nhóm người chăm sóc chính của bệnh nhân có SSTT, mức độ rất căng thẳng là 32%, căng thẳng trung bình 48%, không căng thẳng 20%. Nhóm không có SSTT có điểm PDQ-carer trung bìnhcủa người chăm sóc chính là 30.42 ± 26.437, của nhóm có SSTT cao hơn là 74.44 ± 33.72, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với giá trị p < 0.05. Kết luận: Gánh nặng chăm sóc cho bệnh nhân Parkinson tăng lên khi có sa sút trí tuệ đi kèm.

Bệnh  Parkinson  (PD)  là  bệnh  lý  thoái  hóa thần kinh phổ biến thứ hai sau bệnh Alzheimer ở người cao tuổi. Bệnh Parkinson có cả triệu chứng vận  động  và  ngoài  vận  động.  Trong  đó,  suy giảm nhận thức là triệu chứng ngoài vận động có  tác  động  nghiêm  trọng  với  cuộc  sống  của bệnh nhân và người chăm sóc, ảnh hưởng lớn đến kinh tế và xã hội. SSTT là tình trạng suy giảm  nhận  thức  nặng  thường  xảy  ra  ở  bệnh nhân Parkinson giai đoạn cuối, vấn đề chăm sóc ở bệnh nhân Parkinson giai đoạn cuối thực sự là gánh nặng cho gia đình người bệnh, và khi bệnh nhân có thêm SSTT thì gánh nặng đó càng tăng lên rất nhiều.Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu về chẩn đoán, điều trị bệnh Parkinson cũng như đánh giá và tìm hiểu gánh nặng và căng thẳng của  người  chăm  sóc  người  bệnh  Parkinson.  Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung nhiều về đặc điểm dịch tễ, biểu hiện lâm sàng, các yếu tố ảnh hưởng, vấn đề dùng thuốc và  phục  hồi  chức  năng  nhưng  việc  đánh  giá gánh  nặng  chăm  sóc  bệnh  nhân  Parkinson  có SSTT lại chưa được quan tâm xác đáng. Hầu hết các  nghiên  cứu  này  đều  sử  dụng  thang  điểm Zarit để đánh giá về gánh nặng chăm sóc chung, còn  các  thang  điểm  khácchưa  được  sử  dụng nhiều mặc dù chúng được chứng minh là có giá trị trong thực hành lâm sàng, một trong số đó là chỉ số căng thẳng cho người chăm sóc có sửa đổi (MCSI). Chính vì các lý do nêu trên, chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm mục tiêu đánh giá gánhnặng chăm sóc bệnh nhân Parkinson có sa sút trí tuệ bằng “Chỉ số căng thẳng cho người chăm sóc có sửa đổi”, là cơ sở để đề xuất các biện  pháp  hỗ  trợ  giảm  căng  thẳng  cho  người chăm sóc bệnh nhân Parkinson có sa sút trí tuệ.

Chi tiết bài viết
Từ khóa
Parkinson, sa sút trí tuệ, gánh nặng chăm sóc

Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Văn Hướng (2019). “Nghiên cứu một số đặc điểm triệu chứng ngoài vận động trên bệnh nhân Parkinson”. Tạp chí Y học Việt Nam, 478 (5), 77-80. 
2. Fan Y, Liang X, Han L, et al (2020). “Determinants of Quality of Life According to Cognitive Status in Parkinson’s Disease”. 12 (269), 
3. Genç F, Yuksel B, Tokuc F E U (2019). “Caregiver Burden and Quality of Life in Early and Late Stages of Idiopathic Parkinson’s Disease”. Psychiatry Investig, 16 (4), 285-291. 
4. Shin H, Youn J, Kim J S, et al (2012). “Caregiver burden in Parkinson disease with dementia compared to Alzheimer disease in Korea”. J Geriatr Psychiatry Neurol, 25 (4), 222-226. 
5. Nguyễn Thị Thanh Bình. Gánh nặng chăm sóc bệnh nhân Parkinson giai đoạn cuối. Đại học Y Hà Nội. 
6. Lee J, Kim S H, Kim Y, et al (2019). “Quality of Life of Caregivers of Individuals With Parkinson’s Disease”. 44 (6), 338-348. 
7. Te Groen M, Bloem B R, Wu S S, et al (2021). “Better quality of life and less caregiver strain in young-onset Parkinson’s disease: a multicentre retrospective cohort study”. Journal of Neurology, 268 (3), 1102-1109. 

https://thuvieny.com/nghien-cuu-ganh-nang-cham-soc-benh-nhan-parkinson-co-sa-sut-tri-tue-bang-chi-so-cang-thang/

Leave a Comment