Nghiên cứu giá trị của procalcitonin huyết thanh trong theo dõi điều trị ở bệnh nhân viêm niêm mạc tử cung sau đẻ
Luận văn chuyên khoa II Nghiên cứu giá trị của procalcitonin huyết thanh trong theo dõi điều trị ở bệnh nhân viêm niêm mạc tử cung sau đẻ.Nhiễm khuẩn hậu sản là các nhiễm khuẩn xuất phát từ bộ phận sinh dục trong thời kỳ hậu sản 1, 2. Là một trong năm tai biến sản khoa hàng đầu gây tử vong mẹ đặc biệt ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam 3-5.
Viêm niêm mạc tử cung sau đẻ là hình thái lâm sàng sớm và thường gặp nhất của nhiễm khuẩn hậu sản 4. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời tiến triển thành những hình thái nhiễm khuẩn nặng… Trong đó nhiễm khuẩn huyết nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho mẹ 3, 6.
Nghiên cứu do Trung tâm Kiểm soát bệnh dịch Châu Âu năm 2014 tỷ lệ nhiễm khuẩn hậu sản chung trên thế giới là 6% trong đó nhiễm khuẩn sau mổ là 7,4% và sau đẻ đường âm đạo là 5,5% 7. Theo Vorherr.H tỷ lệ này chiếm khoảng 3-4% trong số những phụ nữ có thai và sau đẻ 8. Theo Atrash nghiên cứu tại Mỹ năm 1990 tỷ lệ tử vong mẹ do nhiễm khuẩn sản khoa chiếm khoảng 8% trong số 2644 tử vong mẹ từ năm 1979 đến năm 1986 9.
Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Nguyễn Thìn và cộng sự về tình hình nhiễm khuẩn sản khoa toàn quốc tỷ lệ nhiễm khuẩn hậu sản qua số liệu của 39 tỉnh thành trong 5 năm 1981 – 1985 là 1,01% 10. Theo niêm giám thống kê 2005 về biến chứng sản khoa tại Việt Nam trong năm năm từ 2001-2005 nhiễm khuẩn hậu sản tuy có giảm nhưng không đáng kể.
Trong những năm gần đây, rất nhiều dấu ấn sinh học (biomaker) được nghiên cứu ứng dụng chẩn đoán, tiên lượng và theo dõi điều trị bệnh nhiễm khuẩn. Trong số đó procalcitonin là các dấu ấn được nhiều tác giả nghiên cứu 11, 12.
Hiện nay, CRP được sử dụng khá thường quy trong điều trị bệnh nhân nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, một số nghiên cứu thấy CRP ít có giá trị phân biệt độ nặng của nhiễm khuẩn cũng như tiên lượng kết quả điều trị 13. Mặt khác, nồng độ CRP gia tăng chậm sau nhiễm khuẩn và cũng giảm chậm sau vài ngày điều trị, nên khó đánh giá sớm đáp ứng điều trị 14.
Procalcitonin đã được nhiều tác giả nghiên cứu ứng dụng trong điều trị nhiễm khuẩn được chứng minh có giá trị chẩn đoán và tiên lượng nhiễm khuẩn cao hơn so với CRP 15, 16. Nồng độ procalcitonin tăng nhanh khi nhiễm khuẩn và giảm nhanh khi nhiễm khuẩn được kiểm soát, với thời gian bán hủy là 24 – 30 giờ 17, 18. Biến đổi nồng độ procalcitonin đánh giá đáp ứng điều trị và tiên lượng bệnh nhân nhiễm khuẩn. Một số nghiên cứu đã cho thấy thay đổi nồng độ của procalcitonin trong quá trình điều trị có giá trị hơn so với giá trị procalcitonin ban đầu trong tiên lượng điều trị bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng/sốc nhiễm khuẩn 19, 20.
Ở Việt Nam đã có rất nhiều nghiên cứu về PCT, nhưng chúng tôi mới chỉ thấy các nghiên cứu này trên đối tượng bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn phổi, nhiễm khuẩn nặng, viêm tụy cấp, lupus ban đỏ hệ thống, nhiễm trùng sơ sinh…Tuy nhiên, các nghiên cứu về nồng độ Procalcitonin ở bệnh nhân nhiễm khuẩn hậu sản chưa thấy nghiên cứu. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu giá trị của procalcitonin huyết thanh trong theo dõi điều trị ở bệnh nhân viêm niêm mạc tử cung sau đẻ” nhằm hai mục tiêu sau:
1. Xác định nồng độ Procalcitonin huyết thanh ở bệnh nhân viêm niêm mạc tử cung trước và sau điều trị.
2. Tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ Procalcitonin với một số triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng trước và sau điều trị viêm niêm mạc tử cung.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. NHIỄM KHUẨN HẬU SẢN 3
1.1.1. Định nghĩa 3
1.1.2. Nguyên nhân gây bệnh 3
1.1.3. Đường xâm nhập của vi khuẩn 4
1.1.4. Các yếu tố nguy cơ dẫn tới NKHS 4
1.2. CÁC HÌNH THÁI LÂM SÀNG 6
1.2.1. Nhiễm khuẩn tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo 6
1.2.2. Viêm niêm mạc tử cung 6
1.2.3. Viêm cơ tử cung 10
1.2.4. Viêm dây chằng rộng và phần phụ 10
1.2.5. Viêm phúc mạc (VPM) tiểu khung 11
1.2.6. Viêm phúc mạc toàn thể 12
1.2.7. Nhiễm khuẩn huyết 14
1.3. PROCALCITONIN 14
1.3.1. Nguồn gốc, cấu trúc và đặc tính của Procalcitonin 14
1.3.2. Ứng dụng của Procalcitonin trong lâm sàng 18
1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU PROCALCITONIN TRONG NHIỄM KHUẨN TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 20
1.4.1. Tình hình nghiên cứu PCT trên thế giới 20
1.4.2. Tình hình nghiên cứu PCT ở Việt Nam 25
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 27
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu 27
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: 27
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 27
2.2.2. Thời gian nghiên cứu 27
2.2.3. Địa điểm nghiên cứu 27
2.2.4. Cỡ mẫu 28
2.2.5. Kỹ thuật chọn mẫu 29
2.3. CÁC BIẾN SỐ TRONG NGHIÊN CỨU 29
2.3.1. Cách sinh của đối tượng nghiên cứu 29
2.3.2. Triệu chứng lâm sàng 29
2.3.3. Cận lâm sàng 30
2.3.4. Phương pháp điều trị 30
2.3.5. Các loại kháng sinh đã dùng 30
2.3.6. Kết quả điều trị 31
2.4. KỸ THUẬT ĐỊNH LƯỢNG PROCALCITONIN HUYẾT THANH 31
2.4.1. Nguyên lý 31
2.4.2. Phương tiện 32
2.4.3. Tiến hành kỹ thuật 32
2.5. QUY TRÌNH TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU 32
2.5.1. Sai số và cách khống chế 34
2.5.2. Quản lý và phân tích số liệu 34
2.5.3. Đạo đức trong nghiên cứu 34
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36
3.1. NỒNG ĐỘ PROCALCITONIN HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN VIÊM NIÊM MẠC TỬ CUNG TRƯỚC VÀ SAU ĐIỀU TRỊ. 36
3.1.1. Thông tin chung 36
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân viêm niêm mạc tử cung sau đẻ 38
3.1.3. Đặc điểm điều trị VNMTC 44
3.1.4. Kết quả điều trị VNMTC 46
3.1.5. Nồng độ Procalcitonin huyết thanh ở bệnh nhân viêm niêm mạc tử cung trước và sau điều trị 48
3.2. MỐI LIÊN QUAN GIỮA PROCALCITONIN VỚI MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ CHỈ SỐ SINH HÓA KHÁC TRƯỚC VÀ SAU DIỀU TRỊ VIÊM NIÊM MẠC TỬ CUNG 52
3.2.1. Mối liên quan với đặc điểm lâm sàng trước điều trị 52
3.2.2. Mối liên quan với các chỉ số sinh hóa trước điều trị 54
3.2.3. Mối liên quan với đặc điểm lâm sàng sau điều trị 55
3.2.4. Mối liên quan với các chỉ số sinh hóa sau điều trị 56
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 57
4.1. NỒNG ĐỘ PROCALCITONIN HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN VIÊM NIÊM MẠC TỬ CUNG TRƯỚC VÀ SAU ĐIỀU TRỊ 57
4.1.1. Thông tin chung của đối tượng 57
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng 58
4.1.3. Điều trị 65
4.1.4. Nồng độ Procalcitonin huyết thanh trước và sau điều trị 67
4.2. MỐI LIÊN QUAN GIỮA PROCALCITONIN VỚI MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ CHỈ SỐ SINH HÓA KHÁC TRƯỚC VÀ SAU ĐIỀU TRỊ VIÊM NIÊM MẠC TỬ CUNG 70
4.2.1. Mối liên quan giữa Procalcitonin với một số triệu chứng lâm sàng trước và sau điều trị 70
4.2.2. Mối liên quan giữa Procalcitonin với một số chỉ số sinh hóa trước và sau điều trị 71
KẾT LUẬN 73
KHUYẾN NGHỊ 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Hằng số C liên quan đến sai sót loại I và II 28
Bảng 3.1. Tuổi của đối tượng nghiên cứu 36
Bảng 3.2. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu 37
Bảng 3.3. Cách thức đẻ 37
Bảng 3.4. Lý do vào viện theo cách thức đẻ 38
Bảng 3.5. Thời gian xuất hiện triệu chứng VNMTC từ sau đẻ 39
Bảng 3.6. Triệu chứng VNMTC lâm sàng trước điều trị 39
Bảng 3.8. Kết quả siêu âm trước điều trị 43
Bảng 3.9. Kết quả giải phẫu bệnh lý trước điều trị 44
Bảng 3.10. Phương pháp điều trị VNMTC 44
Bảng 3.11. Kháng sinh dùng trong điều trị VNMTC 45
Bảng 3.12. Đặc điểm lâm sàng sau điều trị 46
Bảng 3.13. Kết quả xét nghiệm sau điều trị 47
Bảng 3.14. Thời gian nằm viện 47
Bảng 3.15. Nồng độ PCT huyết thanh trước điều trị VNMTC 48
Bảng 3.16. Nồng độ PCT huyết thanh sau điều trị VNMTC 49
Bảng 3.17. Nồng độ PCT huyết thanh trước và sau điều trị VNMTC 49
Bảng 3.18. Nồng độ PCT huyết thanh sau điều trị VNMTC ở nhóm đẻ thường 50
Bảng 3.19. Nồng độ PCT huyết thanh sau điều trị VNMTC ở nhóm đẻ mổ 51
Bảng 3.20. Triệu chứng VNMTC lâm sàng trước điều trị 52
Bảng 3.21. Một số chỉ số sinh hóa trước điều trị 54
Bảng 3.22. Triệu chứng VNMTC lâm sàng sau điều trị 55
Bảng 3.23. Kết quả xét nghiệm sau điều trị 56