Nghiên cứu giải pháp cải thiên chất lượng thức ăn bổ sung dựa vào nguồn nguyên liệu địa phương ở một vùng nông thôn tỉnh Quảng Nam

Nghiên cứu giải pháp cải thiên chất lượng thức ăn bổ sung dựa vào nguồn nguyên liệu địa phương ở một vùng nông thôn tỉnh Quảng Nam

Thế giới hiên có trên 150 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thiếu cân. Hàng năm, hơn 10 triệu trẻ em dưới 5 tuổi đã bị chết vì suy dinh dưỡng (SDD), đói nghèo và thiếu sự tiếp cận với những dịch vụ xã hôi cơ bản [73], [145].

Theo “Báo cáo về tình hình dinh dưỡng toàn cầu lần thứ 4” của ACC/SCN/IFPRI (2000) cho thấy, mỗi năm có khoảng 30 triệu trẻ em được sinh ra ở các nước đang phát triển bị lệch lạc về tăng trưởng vì hậu quả của SDD bào thai. Khoảng 182 triệu trẻ em trước tuổi đi học hoặc 33% trẻ dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển bị SDD thể thấp còi và năm 2005 vẫn còn khoảng 29% trẻ bị SDD thể này trên toàn cầu nhưng con số thực có thể sẽ rất cao [39].

Thiếu vi chất dinh dưỡng hiện đang là vấn đề lớn, ảnh hưởng đến sức khoẻ công đổng và tác đông tới kinh tế. Thiếu sắt và thiếu máu thiếu sắt ảnh hưởng tới 3,5 tỷ người ở các nước đang phát triển. Đối tượng chịu nhiều ảnh hưởng nhất là trẻ em trước tuổi học đường, có tới 42% trẻ em rơi vào tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Các chuyên gia về dinh dưỡng và sức khoẻ đều thống nhất: thiếu máu dinh dưỡng là vấn đề phổ biến và trầm trọng nhất hiện nay [39], [85], [115].

Bên cạnh đó, thiếu kẽm cũng gây ảnh hưởng bất lợi cho sức khoẻ, nhất là đối với những công đổng nghèo, nơi mà khẩu phần chủ yếu dựa vào ngũ cốc. Thiếu kẽm thường đi kèm với thiếu máu dinh dưỡng và đối tượng có nguy cơ cao nhất cũng chính là trẻ em, đặc biệt là trẻ đang ở đô tuổi ăn bổ sung [114].

Chiến lược toàn cầu về nuôi dưỡng trẻ dựa trên bằng chứng quan trọng của dinh dưỡng trong những tháng đầu, những năm đầu của cuôc sống và dựa trên vai trò của thực hành nuôi dưỡng phù hợp trong việc phấn đấu tới môt tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ tốt nhất.

Ngày nay người ta thấy SDD trẻ em không đơn thuần chỉ là hậu quả của sự thiếu thức ăn hoặc thiếu chăm sóc y tế, vệ sinh môi trường, mà chất lượng chăm sóc và nuôi dưỡng còn phụ thuộc nhiều vào kiến thức và thời gian của người chăm sóc trẻ. Nhiều trẻ em, bố mẹ có thu nhập khá vẫn bị SDD, vì nhiều bà mẹ chưa biết cách chăm sóc con cái [16], [19].

Nuôi con bằng sữa mẹ không đúng, đạc biệt là không nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, cho ăn bổ sung không phù hợp, thức ăn bổ sung nghèo nàn, đơn điệu… là những yếu tố có nguy cơ cao làm tăng tỷ lệ bệnh tật và tử vong ở trẻ nhỏ. Những ảnh hưởng do nuôi dưỡng sai lầm trong thời kỳ này kéo dài trong suốt cuộc đời của đứa trẻ biểu hiện qua kém trí tuệ, giảm khả năng lao động, thiệt thòi trong cuộc sống xã hội, cộng đồng…[157].

Theo WHO/UNICEF (2001), cải thiện sức khoẻ của trẻ em không nhất thiết phải phụ thuộc vào việc sử dụng các kỹ thuật phức tạp, đắt tiền. Các chiến lược hiệu quả chính là dựa vào những tiếp cận cụ thể, sẵn có cho phần đông số đối tượng khi họ cần được sử dụng dịch vụ trên cơ sở một hệ thống y tế có năng lực và cấu trúc phù hợp, đồng thời cũng cần có sự lưu tâm đến truyền thống và niềm tin trong cộng đồng [156].

Theo Allen L.H., ngay từ cuối những năm 70’ của thế kỷ trước, trong những chương trình can thiệp dinh dưỡng người ta đã tập trung vào nuôi con bằng sữa mẹ, thức ăn bổ sung và bổ sung thực phẩm [40].

ở những nước đang phát triển, việc để cho các bà mẹ tự mình cải thiện chất lượng thức ăn bổ sung cho trẻ tại gia đình là một điều khó khăn, đạc biệt rất khó có thể có được những bữa ăn bổ sung có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết bởi thành phần thực phẩm chính là ngũ cốc, hàm lượng các yếu tố vi chất có trong thực phẩm này rất thấp. Trong khi đó, những sản phẩm dùng làm thức ăn bổ sung có giá trị dinh dưỡng cao được sản xuất tập trung với kỹ thuật hiện đại lại thường đắt đỏ, khó tiếp cận [41], [76].

Những chiến lược để cải thiện sự sẵn có và dễ tiếp cận đối với thức ăn bổ sung có tăng cường vi chất giá rẻ có thể góp phần rất lớn vào cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Để đến được với quần thể đích một cách rộng rãi, thức ăn bổ sung có tăng cường vi chất cần phải được sản xuất với nguyên liệu tại chỗ, kỹ thuật và qui trình sản xuất không quá phức tạp… bên cạnh đó phải có sự khuyến khích, quảng cáo để tạo ra nhu cầu sử dụng của nhóm đích [95].

Cho đến nay, trên thế giới cũng đã có nhiều nghiên cứu tăng cường vi chất vào thức ăn bổ sung, nhưng dường như còn rất ít các nghiên cứu bổ sung vi chất có dựa vào những bằng chứng thiếu hụt cụ thể của trẻ ở từng khu vực, từng công đổng.

Việt Nam cũng đã có môt số nghiên cứu về các giải pháp nâng cao chất lượng thức ăn bổ sung thông qua giáo dục dinh dưỡng, tăng cường sản xuất thực phẩm hô gia đình… Đổng thời cũng có môt số nghiên cứu nhằm tìm ra những loại thức ăn bổ sung dưới hình thức các loại bôt chế biến sẵn hoặc môt số công thức bôt có bổ sung thêm bôt mông, các loại vitamin hay chất khoáng v.v. Tuy vậy, các nghiên cứu này cũng mới chỉ dừng lại ở giai đoạn thử nghiệm hoặc sản phẩm chế biến sẵn còn gặp các trở ngại về kỹ thuật, qui mô sản xuất hoặc vấn đề giá cả đối với các bà mẹ.

Nam Trung Bô trong đó có Quảng Nam là khu vực có tỷ lệ trẻ SDD cao: 40% thể Cân nặng/Tuổi; 37,5% thể Chiều cao/Tuổi và 10,5% thể Cân nặng/Chiều cao (khi bắt đầu đặt vấn đề nghiên cứu) [38]. Tỷ lệ bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu rất thấp. Thức ăn bổ sung của trẻ còn thiếu về số lượng và không đảm bảo về chất lượng so với nhu cầu khuyến nghị.

Chính từ những lý do trên, chúng tôi đã tiến hành đề tài: “Nghiên cứu giải pháp cải thiên chất lượng thức ăn bổ sung dựa vào nguồn nguyên liệu địa phương ở một vùng nông thôn tỉnh Quảng Nam‘” với ba mục tiêu sau đây:

1. Điều tra thực trạng vấn đề ăn bổ sung, tình trạng dinh dưỡng, thiếu máu của trẻ dưới 24 tháng tuổi tại Quảng Nam.

2. Xây dựng công thức bôt từ nguyên liệu địa phương có tăng cường vi chất dùng làm thức ăn bổ sung cho trẻ từ 5-11 tháng tuổi.

3. Đánh giá hiệu quả của những loại bôt này thông qua những thay đổi về tình trạng dinh dưỡng và môt số chỉ số hoá sinh liên quan đến các yếu tố vi lượng sắt, kẽm của trẻ.

MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn i
Lời cam đoan iii
Mục lục iv
Các chữ viết tắt vi
Danh mục các bảng vii
Danh mục các biểu đổ ix
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TổNG QUAN 4
1.1. Suy dinh dưỡng, thiếu máu thiếu sắt, thiếu kẽm – Những vấn đề cần quan
tâm hiện nay 4
1.1.1. Nguyên nhân và ảnh hưởng của SDD đến sức khoẻ, bênh tật, KT-XH 4
1.1.2. Thiếu máu thiếu sắt và ảnh hưởng của thiếu máu thiếu sắt 9
1.1.3. Thiếu kẽm và ảnh hưởng của thiếu kẽm đến sức khoẻ 13
1.2. Phòng chống SDD và thiếu hụt vi chất 20
1.2.1. Mục tiêu phòng chống SDD 21
1.2.2. Các giải pháp phòng chống SDD, thiếu hụt vi chất 23
1.3. Cải thiện chất lượng thức ăn bổ sung có tăng cường vi chất 29
1.3.1. Định nghĩa thức ăn bổ sung 29
1.3.2. Những tổn tại hiên nay về thực hành cho ăn bổ sung 30
1.3.3. Các tiếp cận cải thiên thức ăn bổ sung 32
1.3.4. Một số nghiên cứu về thức ăn bổ sung đã được tiến hành 37
1.3.5. Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng giải pháp TẢBS tăng cường vi chất 39
Chương 2: Đốĩ TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44
2.1. Một số nét cơ bản về địa bàn nghiên cứu 44
2.2. Thiết kế nghiên cứu 44
2.2.1. Bước 1: Điều tra ban đầu đánh giá thực trạng vấn đề ăn bổ sung, tình
trạng dinh dưỡng, thiếu máu của trẻ 45
2.2.2. Bước 2: Xây dựng công thức bột dùng làm thức ăn bổ sung 46
2.2.3. Bước 3: Nghiên cứu can thiệp, đánh giá hiệu quả của bột Favina và Favilase 49
2.2.4. Các phương pháp thu thập số liệu nghiên cứu 54
2.2.5. Xử lý số liệu 57
2.3. Đạo đức nghiên cứu 57
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN cứu 59
3.1. Thực trạng vấn đề ăn bổ sung, tình trạng dinh dưỡng, thiếu máu của
trẻ dưới 24 tháng tuổi tại Quảng Nam 59
3.1.1. Một số thực hành nuôi dưỡng trẻ 59
3.1.2. Khẩu phần bổ sung thực tế của nhóm trẻ 6-9 tháng 60
3.1.3. Tình trạng dinh dưỡng, thiếu máu của trẻ dưới 24 tháng 62
3.2. Xây dựng công thức bột 62
3.3. Kết quả nghiên cứu can thiệp 68
3.3.1. Khẩu phần của 3 nhóm trẻ Favina, Favilase và Đối chứng 69
3.3.2. Thay đổi các chỉ số nhân trắc của trẻ trong và sau can thiệp 70
3.3.3. Thay đổi các chỉ số sinh hoá sắt kẽm 79
3.3.4. Mức độ bệnh tật của 3 nhóm trẻ trong nghiên cứu 91
Chương 4: BÀN LUẬN 94
4.1. Thực trạng vấn đề ăn bổ sung, tình trạng dinh dưỡng, thiếu máu của
trẻ ở khu vực được nghiên cứu 94
4.1.1. Thực trạng vấn đề ăn bổ sung 94
4.1.2. Tình trạng dinh dưỡng, thiếu máu 96
4.2. Bột Favina, Favilase: Thành phần dinh dưỡng, sự tiếp cận và chấp nhận 97
4.2.1. Thành phần dinh dưỡng 97
4.2.2. Sự tiếp cận sản phẩm 100
4.2.3. Sự chấp nhận của trẻ với bột Favina, Favilase 100
4.3. Hiệu quả của bột Favina, Favilase tới sự thay đổi nhân trắc, hoá sinh, bệnh tật 101
4.3.1. Hiệu quả đối với sự thay đổi các chỉ số nhân trắc 101
4.3.2. Hiệu quả đối với sự cải thiện các chỉ số hoá sinh 107
4.3.3. Hiệu quả của bột Favina, Favilase đối với bệnh tật 111
KẾT LUẬN 115
KIẾN NGHỊ 117
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 
 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment