Nghiên cứu hiệu quả của gây tê tủy sống bằng hỗn hợp bupivacain 0,5% tỷ trọng cao-sufentanil-morphin liều thấp để mổ lấy thai
Luận án Nghiên cứu hiệu quả của gây tê tủy sống bằng hỗn hợp bupivacain 0,5% tỷ trọng cao-sufentanil-morphin liều thấp để mổ lấy thai.Do sự phát triển của kinh tế xã hội nói chung và nhu cầu giảm dân số ở Việt Nam nói riêng, vì thế việc chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh ngày càng phải quan tâm, phát triển. Đặc biệt khi sinh nở, không phải cuộc đẻ nào cũng diễn ra theo sinh lý bình thường, hiện nay tỷ lệ mổ lấy thai ở thế giới cũng như Việt Nam có xu hướng tăng cao, trong số đó một phần là phẫu thuật cấp cứu, một phần là do xu thế sản phụ sợ khi sinh, do cuộc đẻ kéo dài hay những trường hợp con quý hiếm như làm thụ tinh trong ống nghiệm, sảy thai nhiều lần…Gây mê, gây tê trong sản khoa, đặc biệt trong mổ lấy thai có nhiều phức tạp vì hầu hết các trường hợp mổ lấy thai là phẫu thuật cấp cứu, chuẩn bị trước mổ không được hoàn toàn như ý muốn [66]. Sản phụ một mặt do lo lắng cho cuộc đẻ của mình, mặt khác do đau nhiều và kéo dài làm ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe. Người phụ nữ khi mang thai có nhiều thay đổi về sinh lý, bệnh lý, trong quá trình chuyển dạ cũng có nhiều bất ngờ xuất hiện mà chúng ta cần quan tâm. Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thành công của quá trình gây mê hồi sức như dạ dày đầy, thay đổi hô hấp và tuần hoàn là những nguy cơ cao trong quá trình gây mê. Những vấn đề đó đã khiến cho bác sỹ gây mê hồi sức trong sản khoa phải luôn đổi mới và hoàn thiện các phương pháp giảm đau khi mổ lấy thai để đảm bảo an toàn cho mẹ, cho thai nhi và sự phát triển của trẻ sau sinh, đồng thời tạo thuận lợi tối đa cho phẫu thuật viên tiến hành cuộc mổ.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, có rất nhiều nghiên cứu và thực hành gây tê vùng cho mổ lấy thai và có nhiều ưu điểm, đang được nhiều bác sỹ gây mê sản phụ khoa trên thế giới cũng như Việt Nam áp dụng. Gây tê tủy sống cho mổ lấy thai được phổ biến ở Châu Âu và Châu Mỹ từ đầu thế kỷ XX, đến nay phương pháp này được phổ biến trên toàn thế giới. Vì có nhiều ưu điểm, kỹ thuật đơn giản, hậu phẫu nhẹ nhàng, giảm nguy cơ trào ngược cho mẹ, ít ảnh hưởng đến thai nhi (đặc biệt là những trường hợp mổ vì thai suy, hoặc thai suy dinh dưỡng nặng). Cùng với sự ra đời và phát triển của kỹ thuật gây tê vùng, sự ra đời và phát triển của thuốc tê đã đóng góp một phần quan trọng thúc đẩy sự hoàn thiện của phương pháp gây tê.
Cho đến nay, có rất nhiều loại thuốc tê được sử dụng trong lâm sàng như: cocain, procain (novocain), tetracain, lidocain, bupivacain (marcain), ropivacain. Tuy nhiên, thuốc được thường xuyên sử dụng là bupivacain 0,5% tỷ trọng cao, để gây tê tủy sống. Bupivacain có nhiều ưu điểm là khởi tê nhanh, tác dụng tê tốt trong mổ, thời gian giảm đau kéo dài nhưng có nhược điểm là ảnh hưởng đến tim mạch. Vì vậy vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để sử dụng thuốc tê có hiệu quả vô cảm tốt trong mổ, giảm đau kéo dài sau mổ, nhưng hạn chế tối đa tác dụng phụ của thuốc. Để đáp ứng yêu cầu đó, ngày nay Thế giới cũng như Việt Nam các nhà gây mê đã phối hợp thuốc tê với thuốc giảm đau họ opioid, như kết hợp bupivacain với fentanyl hay sufentanil, đây là những hỗn hợp thuốc được nghiên cứu nhiều nhất trong cả ngoại khoa và sản khoa, mặt khác có nhiều tác giả phối hợp bupivacain với morphin liều tủy sống duy nhất để tăng tác dụng giảm đau sau mổ, do đó sẽ giảm được liều thuốc tê, hạn chế được các tác dụng phụ của chúng và lại làm tăng được tác dụng giảm đau sau mổ. Các tác giả nghiên cứu như: Uchiyama A năm 1994 [111], Milner AR năm 1997 [93], Nguyễn Hoàng Ngọc năm 2003 [30], Trần Đình Tú năm 2006 [43], có kết quả rất tốt giúp rút ngắn ngày điều trị và giảm đau kéo dài.
Tác giả Dan Benhamou và cộng sự đã nghiên cứu kết hợp thuốc tê bupivacain với thuốc họ morphin (fentanyl, dolargan, alfentanyl, sufentanil). Hiện nay gây tê tủy sống có kết hợp thuốc tê với các thuốc họ opioid được áp dụng phổ biến trên thế giới và Việt Nam. Nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc mổ và giúp sản phụ đạt được sự giảm đau tốt nhất, nhanh, mạnh và kéo dài, kể cả giảm đau sau mổ tốt sẽ làm hạn chế dùng thuốc giảm đau sau mổ đường uống hay đường tiêm, mặt khác sẽ giúp sản phụ vận động sớm sau mổ, có thể chăm sóc trẻ sơ sinh và cho trẻ bú mẹ sớm. Việc phối hợp thuốc tê bupivacain 0,5% tỷ trọng cao với sufentanil được dùng rất nhiều ở các nước Châu Âu (Pháp, Anh), Châu Mỹ và Châu Á, với ưu điểm là giảm đau mạnh hơn fentanyl, tác dụng kéo dài hơn và có kết hợp thêm morphin sẽ làm tăng tác dụng giảm đau sau mổ. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào sử dụng sufentanil trong gây tê tủy sống để mổ lấy thai. Vì lẽ đó chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu này với tiêu đề là:
“Nghiên cứu hiệu quả của gây tê tủy sống bằng hỗn hợp bupivacain 0,5% tỷ trọng cao-sufentanil-morphin liều thấp để mổ lấy thai”, nhằm đạt hai mục tiêu sau:
1. So sánh tác dụng của gây tê tủy sống trong mổ và giảm đau sau mổ lấy thai của bupivacain 0,5% tỷ trọng cao 7,5mg – morphin 100mcg kết hợp với sufentanil 2mcg hoặc fentanyl 20mcg.
2. Đánh giá tác dụng không mong muốn lên sản phụ và thai nhi khi gây tê tủy sống sử dụng các thuốc nói trên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Quảng Bắc (2009), “Một số nhận xét phụ nữ mang thai bị lây nhiễm rubella trong nửa đầu thời kỳ thai nghén tại BVPSTW”, Tạp chí Y học thực hành, số 8/ 2009, tr 16 – 17.
2. Trần Danh Cường (2010), Thực hành siêu âm tim thai, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr 84 -155.
3. Phan Dẫn và cộng sự (2004), “Võng mạc”, Nhãn khoa giản yếu tập 1, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, Tr 470- 588.
4. Phan Dẫn và cộng sự (2004), “Glôcôm”, Nhãn khoa giản yếu tập 2, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, Tr 219 – 303.
5. Phan Trường Duyệt (2007), “Sự phát triển của thai”, Lâm sàng sản phụ khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 10 – 20.
6. Phạm Thị Thanh Hiền (2011), “Nhiễm vi rút rubella”, Các bệnh lý nhiễm khuẩn trong thời kỳ mang thai, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 7 – 15.
7. Lê Diễm Hương, Dương Thị Lệ, Phạm Văn Ánh và cộng sự (2004), “Nhận xét sơ bộ tình hình nhiễm rubella bào thai trên các bà mẹ có nguy cơ cao trong 3 năm 2001 – 2003 tại Bệnh viện Phụ Sản Quốc Tế Sài Gòn”, Hội nghị Việt – Pháp về sản phụ khoa vùng Châu á Thái Bình Dương lần 4, tr 103 – 110.
8. Lê Diễm Hương, Lê Quang Tân, Phạm Văn Ánh và cộng sự (2005), “Nhận xét một số trường hợp mắc hội chứng rubella bẩm sinh đề xuất biện pháp phòng ngừa”, Hội nghị Việt – Pháp về sản phụ khoa vùng Châu á Thái Bình Dương lần 5, tr 101 – 106.
9. Vũ Xuân Nghĩa, Phạm Đức Minh, Nguyễn Quảng Bắc và cộng sự (2011), “Nghiên cứu thiết kế Nested PCR phát hiện virus rubella trong dịch ối thai phụ”, Tạp chí y học thực hành, số 11/2011, tr 55-57.
10. Hoàng Thị Thanh Thủy (2011), Nghiên cứu tình hình đình chỉ thai nghén vì nhiễm rubella tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương 6 tháng đầu năm 2011, Luận văn tốt nghiệp nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội, tr 48 – 54.
11. Nguyễn Vũ Trung (2007), “Virus rubella”, Vi sinh vật y học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 304-307.
Leave a Reply