Nghiên cứu kết quả điều trị thoát vị bẹn người lớn theo phương pháp Lichtenstein tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh

Nghiên cứu kết quả điều trị thoát vị bẹn người lớn theo phương pháp Lichtenstein tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh

Luận văn chuyên khoa 2 Nghiên cứu kết quả điều trị thoát vị bẹn người lớn theo phương pháp Lichtenstein tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh.Thoát vị bẹn là bệnh lý ngoại khoa phổ biến, gặp ở mọi lứa tuổi và cả hai giới, tỉ lệ giữa nam và nữ là 12/1. Theo Abrahamson, tần suất thoát vị bẹn tăng dần theo tuổi. Tần suất thoát vị bẹn ở độ tuổi từ 25 đến 40 là 5 – 8%, đến lứa tuổi trên 75 tần suất thoát vị bẹn là 45% [42].
Thoát vị bẹn ở người lớn chủ yếu được điều trị bằng phẫu thuật. Các phẫu thuật dùng mô tự thân như Bassini, McVay, Shouldice đều có nhược điểm chung là đường khâu căng do phải khâu kéo hai mép cân cơ (vốn khá xa) lại với nhau làm bệnh nhân đau nhiều, thời gian phục hồi sinh hoạt cá nhân và lao động sau phẫu thuật chậm. Ngoài ra, đường khâu căng còn làm cho lớp khâu tạo hình thiếu máu, liền sẹo không tốt, có thể dẫn đến tái phát [12], [21], [27], [68]. Ở Châu Âu, tỉ lệ tái phát sau các phẫu thuật này từ 5 – 15% [26], [43], [32], [72].


Tại Việt Nam, tỉ lệ tái phát sau phẫu thuật thoát vị bẹn bằng kỹ thuật dùng mô tự thân khá cao. Nguyễn Văn Liễu ứng dụng phẫu thuật Shouldice điều trị cho 89 bệnh nhân thoát vị bẹn thấy tái phát 3,8% với thời gian theo dõi từ 2-8 năm [12].
Để loại bỏ triệt để tình trạng căng ở đường khâu trong phẫu thuật chữa thoát vị bẹn mà không làm thay đổi cấu trúc giải phẫu vùng ống bẹn, người ta dùng mảnh ghép vá vào chỗ yếu thành bụng, đây là cơ sở phát triển phương pháp phẫu thuật chữa thoát vị bẹn dùng mảnh ghép nhân tạo được áp dụng nhiều tại Phương Tây từ thập niên 90 cho đến nay [43], [76], [81]. Hiện nay, trên thế giới, có nhiều kỹ thuật dùng mảnh ghép nhân tạo như phẫu thuật mở theo các kỹ thuật Lichtenstein, Rutkow, Gilbert, Stoppa… Phẫu thuật nội soi đặt lưới ngoài phúc mạc xuyên ổ bụng (TAPP), đặt lưới hoàn toàn ngoài phúc mạc (TEP), đặt lưới trong phúc mạc (IPOM) [49], [46], [59].3
Trong các phương pháp đó, phẫu thuật Lichtenstein (còn được gọi là “tension – free repair”) được áp dụng nhiều vì kỹ thuật không phức tạp, thời gian phẫu thuật và nằm viện ngắn, ít đau, bệnh nhân sớm phục hồi sinh hoạt cá nhân và lao động sau phẫu thuật, tỉ lệ tái phát thấp. Năm 1989, Lichtenstein và cộng sự đã báo cáo 1000 trường hợp thoát vị bẹn được phẫu thuật mở đặt mảnh ghép, kết quả không có trường hợp nào tái phát với thời gian theo dõi từ 1 – 5 năm. Năm 1995, nghiên cứu kết quả từ 72 phẫu thuật viên không chuyên áp dụng kỹ thuật Lichtenstein, điều trị cho 3175 trường hợp thoát vị bẹn thấy tỉ lệ tái phát là 0,5% với thời gian theo dõi 5 năm [21], [37], [51]. Tại Bắc Ninh, kỹ thuật Lichtenstein điều trị thoát vị bẹn ở người lớn được ứng dụng nhiều nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá kết quả kỹ thuật này. Phẫu thuật có biến chứng gì không ? Tỷ lệ tái phát là bao nhiêu ? Nguy cơ tái phát ở đối tượng nào ? Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu kết quả điều trị thoát vị bẹn người lớn theo phương pháp Lichtenstein tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh” nhằm 2 mục tiêu:
1. Đánh giá kết quả điều trị thoát vị bẹn người lớn theo phương pháp Lichtenstein tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật điều trị thoát vị bẹn người lớn theo phương pháp Lichtenstein

Nghiên cứu kết quả điều trị thoát vị bẹn người lớn theo phương pháp Lichtenstein tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh

Leave a Comment