Nghiên cứu lâm sàng, siêu âm, kết quả điều trị và yếu tố tiên lượng bệnh lồng ruột cấp ở trẻ dưới 24 tháng tuổi tại Bệnh viện Trung ương Huế

Nghiên cứu lâm sàng, siêu âm, kết quả điều trị và yếu tố tiên lượng bệnh lồng ruột cấp ở trẻ dưới 24 tháng tuổi tại Bệnh viện Trung ương Huế

Luận án chuyên khoa II Nghiên cứu lâm sàng, siêu âm, kết quả điều trị và yếu tố tiên lượng bệnh lồng ruột cấp ở trẻ dưới 24 tháng tuổi tại Bệnh viện Trung ương Huế.Lồng ruột là một cấp cứu ngoại khoa rất thường gặp ở trẻ em. Lồng ruột có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng nhiều nhất là từ 4 – 9 tháng tuổi. Theo Tổ chức Y tế thế giới [88], tỷ lệ lồng ruột ở các nước phát triển là 0,5 – 4,3 trường hợp/ 1000 trẻ sinh sống hoặc 0,66 – 1,2 trường hợp/1000 trẻ
Hiện nay với sự phát triển của y học, tỷ lệ tử vong của lồng ruột đã giảm rất thấp và ở nhiều nước phát triển như Nhật Bản, Anh không có  tử vong, nhưng ở các nước đang phát triển trong đó có cả Việt Nam tỷ lệ tử vong vẫn còn, ngoài nguyên nhân do trình độ dân trí và khó khăn về kinh tế còn do cả việc chẩn đoán nhầm lẫn, điều trị muộn [50], [67], [88]. 

Nguyên nhân của bệnh lồng ruột hiện nay vẫn chưa được xác định, có thể có nhiều yếu tố nguy cơ gây nên bệnh như sự mất cân đối nghiêm trọng giữa kích thước của hồi tràng so với manh tràng ở trẻ em, vai trò của viêm hạch mạc treo do virus và mới đây là vai trò của vaccin phòng Rotavirus cũng đã được đề cập đến [25], [29], [83].
Chẩn đoán lồng ruột thường được dựa vào các dấu hiệu lâm sàng điển hình như đau bụng đột ngột, nôn, ỉa máu, sờ được khối lồng. Việc chẩn đoán sớm sẽ làm cho  điều trị trở nên đơn giản và thường không có biến chứng. Tuy nhiên, ở nhiều bệnh nhân do bệnh cảnh lâm sàng không điển hình nên việc chẩn đoán thường nhầm lẫn và muộn làm cho việc điều trị trở nên khó khăn, có nhiều biến chứng thậm chí tử vong. Tại Viện Nhi Trung ương, lồng ruột chẩn đoán muộn > 24giờ còn đến 27,5%, tỷ lệ tháo lồng bằng phẫu thuật khá cao: 19,2% [1], [2].
Phương tiện kỹ thuật giúp cho chẩn đoán lồng ruột trước đây thường dùng là chụp đại tràng có cản quang. Kỹ thuật này  thường cho các hình ảnh đặc hiệu của lồng ruột tuy nhiên đây là một kỹ thuật khá phức tạp không phải trung tâm y tế nào cũng có thể tiến hành được. Ngoài ra kỹ thuật này còn có các chống chỉ định trong lồng ruột nên nếu không chú ý sẽ đưa đến các tai biến nặng nề cho bệnh nhân [10], [51], [58].
Từ đầu thập niên 80, siêu âm đã được sử dụng trong chẩn đoán lồng ruột ở trẻ em. Càng ngày, siêu âm càng được ứng dụng rộng rãi không những với mục đích chẩn đoán mà còn dùng để tiên lượng và theo dõi kết quả tháo lồng. Theo nhiều nghiên cứu, chẩn đoán lồng ruột bằng siêu âm là phương pháp đơn giản không xâm nhập, độ nhạy, độ đặc hiệu cao (95 – 100%) [15], [53], [56], [59], [84]. 
Do bệnh lồng ruột có tỷ lệ cao đặc biệt là ở trẻ bú mẹ, việc chẩn đoán không kịp thời sẽ đưa đến những biến chứng trầm trọng. Các yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng để người thầy thuốc phân tích, đánh giá và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp còn chưa xác định cụ thể. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:  “Nghiên cứu lâm sàng, siêu âm, kết quả điều trị và yếu tố tiên lượng bệnh lồng ruột cấp ở trẻ dưới 24 tháng tuổi tại Bệnh viện Trung ương Huế” với các mục tiêu:
1.    Khảo sát  triệu chứng lâm sàng, siêu âm và kết quả điều trị bệnh lồng ruột cấp.
2.    Xác định một số dấu hiệu lâm sàng và siêu âm  góp phần tiên lượng tháo lồng ở bệnh nhân lồng ruột cấp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT
1.    Trần Ngọc Bích, Phạm Thu Hiền, Nguyễn Gia Khánh (2001), ” Đối chiếu lâm sàng và tổn thương phẫu thuật ở 225 bệnh nhi < 25 tháng tuổi bị lồng ruột”, Tạp chí ngoại khoa, 3, 35-40
2.    Trần Ngọc Bích, Phạm Thu Hiền, Nguyễn Gia Khánh (2000): ” Phân tích và đối chiếu chỉ định mổ với triệu chứng lâm sàng và thương tổn quan sát trong mổ ở 225 bệnh nhi dưới 25 tháng bị lồng ruột”, Tạp chí Nhi khoa, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học, Hội nghị Nhi khoa toàn quốc lần thứ 17,  568-573.
3.    Trần Ngọc Bích, Phạm Thu Hiền, Nguyễn Gia Khánh (2000), ” Các yếu tố tiên lượng góp phần vào chỉ định tháo lồng ở trẻ ≤ 24 tháng “, Tạp chí Nhi khoa, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học, Hội nghị Nhi khoa toàn quốc lần thứ 17, 574-581.
4.    Nguyễn Văn Đức (1988), ” Lồng ruột “, Bệnh học ngoại khoa, Nhà xuất bản Y học, 478-496.
5.    Nguyễn Văn Đức (1996), ” Lồng ruột”, Phẫu thuật bụng ở trẻ sơ sinh và trẻ em, Nhà xuất bản Y Học, tập I, 150-170.
6.    Nguyễn Văn Hải (2001), ” Đặc điểm lâm sàng và Xquang của tắc ruột non kiểu thắt nghẹt “, Tạp chí ngoại khoa,  6, 44-49.
7.    Phạm Thu Hiền, Trần Ngọc Bích, Nguyễn Gia Khánh (2000), ” Chẩn đoán và điều trị lồng ruột ở trẻ bú mẹ “, Tạp chí Nhi khoa, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học, Hội nghị Nhi khoa toàn quốc lần thứ 17, 551-558.
8.    Phạm Thu Hiền, Lê Thị Thu Phương, Trần Ngọc Bích, Nguyễn Gia Khánh (2000), ” Đánh giá giá trị siêu âm trong chẩn đoán và tiên lượng bệnh lồng ruột ở trẻ bú mẹ “, Tạp chí Nhi khoa, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học, Hội nghị Nhi khoa toàn quốc lần thứ 17, 559-564.
9.    Phạm Hoàng Hưng và CS (1997), ” Chẩn đoán lồng ruột cấp ở trẻ em tại khoa Nhi BVTW Huế “, Y học thực hành, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học, Hội nghị Nhi khoa miền Trung lần IV, 13-16.
10.    Nguyễn Thanh Liêm (2000), “Lồng ruột” , Phẫu thuật tiêu hóa trẻ em, Nhà xuất bản y  học, 163-175.
11.    Nguyễn Thanh Liêm, Trịnh Việt, Nguyễn Xuân Thụ (1995), “Các đặc điểm của bệnh lồng ruột ở trẻ em trên 24 tháng tuổi”, Tạp chí Ngoại khoa, 25, 26-28.
12.    Phạm Văn Lình và cộng sự (1991), “Nhận xét chỉ định điều trị lồng ruột cấp tính ở trẻ em dưới 2 tuổi trong 5 năm (1978-1983) tại BVTW Huế”, tập san nghiên cứu khoa học , Trường Đại học Y Dược Huế, ( 1), 36-39.
13.    Nguyễn  Lung (1983), “815 trường hợp lồng ruột cấp tính được điều trị tại bệnh viện hữu nghị Việt – Tiệp Hải Phòng”,  Tạp chí Ngoại khoa, 2, 42-46.
14.    Ngô Đình Mạc (1983), “Mười năm điều trị lồng ruột ở trẻ em ở bệnh viện Việt Nam-Cộng hòa dân chủ Đức”, Tạp chí Ngoại khoa, 10, 122-127.
15.    Nguyễn Phước Bảo Quân (2006), “Ống tiêu hóa”, Siêu âm bụng tổng quát, Nhà xuất bản Y Học, 279-359
16.    Nguyễn Văn Sách, Dương Kim Cúc (1995), “Nhận xét về 45 trường hợp lồng ruột ở trẻ em đã được mổ tại bệnh viện đa khoa An Giang”, Thời Sự Y Dược Học, 6-8.
17.    Trần Ngọc Sơn, Nguyễn Thanh Liêm, Julie E Bines (2005), “Hiệu quả của siêu âm trong chẩn đoán lồng ruột trẻ em”, Y Học Thực Hành, Công trình nghiên cứu khoa học hội nghị Nhi khoa toàn quốc lần thứ 3, 506,  46-50.
18.    Huỳnh Tuyết Tâm, Nguyễn Phước Bảo Quân (1994), “Ứng dụng siêu âm trong bệnh lồng ruột của bệnh nhi ở BVTW Huế”, Y học VN, 3, 59-61.
19.    Nguyễn Thị Thu Thủy, Trần Ngọc Bích, Chu Văn Tường (2002), “Chẩn đoán lâm sàng, cận lâm sàng bệnh lồng ruột bán cấp và mãn tính ở trẻ em”, Tạp chí ngoại khoa, 3,  23-28 
20.    Nguyễn Tòng (2000),  “Lồng ruột”, Bách khoa thư bệnh học, tập 2, 316-321.
21.    Trần Đức Thái (1990), “Bơm hơi tháo lồng ruột bằng dụng cụ có van an toàn không dùng màn huỳnh quang”, Tập san nghiên cứu khoa học, Trường Đại Học Y Huế, (12), 90-93.
22.    Va Mengly (2006): Đánh giá kết quả tháo lồng bằng hơi trong điều trị lồng ruột ở trẻ em dưới 2 tuổi, Luận văn thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.

Nghiên cứu lâm sàng, siêu âm, kết quả điều trị và yếu tố tiên lượng bệnh lồng ruột cấp ở trẻ dưới 24 tháng tuổi tại Bệnh viện Trung ương Huế

Leave a Comment