Nghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng bệnh do cytomegalovirus ở trẻ em tại bệnh viện nhi trung ương

Nghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng bệnh do cytomegalovirus ở trẻ em tại bệnh viện nhi trung ương

Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ nói chung và của ngành y học nói riêng, mô hình bệnh tật ở trẻ em Việt Nam đã có nhiều thay đổi. Trong khi các bệnh do vi khuẩn, suy dinh dưỡng, tiêu chảy được khống chế tốt thì các bệnh do virus ngày càng được phát hiện nhiều hơn.

Nhiễm Cytomegalovirus (CMV) vẫn tiềm tàng hoặc vô hại ở những cơ thể có miễn dịch khỏe mạnh, nhưng có thể gây nhiễm trùng toàn thể, tử vong ở những cơ thể có tình trạng suy giảm miễn dịch.

Theo Monto Ho, có sự khác nhau quan trọng về tỷ lệ nhiễm CMV ở các nhóm dân số khác nhau. Khoảng 81% số đối tượng trên 35 tuổi tại Washington D.C có huyết thanh dương tính với CMV [35], [45]. Một vài nghiên cứu được tiến hành tại Hoa Kỳ cho thấy người Mỹ gốc Phi có tỷ lệ huyết thanh dương tính với CMVtừ 75-100%, cao gấp hai lần người da trắng [50]. Trong khi đó các quốc gia ở Bắc Âu, Bắc Mỹ và Australia tỷ lệ người có huyết thanh dương tính với CMV là 40-60% so với gần 100% dân số ở Đông Nam Á và Châu Phi [43]. Theo Stuart P.Adler, Beth Marshall, hàng năm tại Hoa Kỳ có khoảng 1-2% dân số nhiễm CMV và gây ảnh hưởng đến khoảng dưới 2% trẻ sơ sinh trên thế giới [51]. Theo Sergio Stagno, hàng năm ở Hoa Kỳ có khoảng 8000 trẻ sơ sinh mắc các di chứng thần kinh do nhiễm CMV bẩm sinh [47]. Ở Nhật trung bình có khoảng 1,6/100000 trẻ sinh ra sống có triệu chứng nhiễm CMV bẩm sinh [36]. Những trẻ có triệu chứng nhiễm CMV bẩm sinh có tỷ lệ tử vong khá cao, có thể lên tới 30% và khoảng gần 90% trẻ sơ sinh nhiễm trùng CMV có triệu chứng nhiễm trùng lúc sinh sẽ có những bất thường về thần kinh. Trong khi đó, chỉ có khoảng 5-10% trẻ sơ sinh nhiễm trùng không triệu chứng sẽ có những di chứng về sau này [15]. Theo Fowler và cộng sự [19], 22,8% và 4% trẻ nhiễm CMV bẩm sinh xuất hiện các triệu chứng điếc thần kinh lúc 3 tháng tương ứng nhóm có triệu chứng lâm sàng nhiễm CMV bẩm sinh và không có triệu chứng lâm sàng lúc sinh; 36,4% và

11, 3% lúc 72 tháng tuổi. Bệnh thường để lại những di chứng muộn như điếc, chậm phát triển tâm thần-vận động, liệt não và giảm thị lực.

Ngoài nhiễm trùng bẩm sinh, CMV có thể lây cho trẻ trong giai đoạn sơ sinh và ngoài sơ sinh. CMV có thể gây tổn thương ở hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Viêm gan, viêm phổi cũng đã được ghi nhận ở những bệnh nhân có hội chứng tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn do CMV. Ở những cơ thể bị suy giảm miễn dịch thì CMV có thể gây tổn thương nặng nề hơn như viêm não-màng não, viêm gan và viêm phổi sau ghép các cơ quan.

Phát hiện và điều trị kịp thời bệnh CMV cũng góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong và di chứng lâu dài ở trẻ em. Tại Việt Nam, trường hợp nhiễm CMV bẩm sinh lần đầu tiên được chẩn đoán tại Bệnh viện Nhi Trung ương vào tháng 10 năm 2003 [6]. Một nghiên cứu khác đã tiến hành số thống kê về tỷ lệ nhiễm CMV ở bệnh nhân gan mật [4], [9]. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đầy đủ về tình hình nhiễm CMV, cũng như các biểu hiện lâm sàng của bệnh, nhất là ở trẻ em. Với mong muốn có được những hiểu biết về đặc điểm tổn thương trên lâm sàng, cận lâm sàng và một thể lâm sàng của bệnh do CMV ở trẻ em, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm mục tiêu:

1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh do Cytomegalovirus ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

2. Nhận xét tiến triển điều trị một số thể lâm sàng bệnh do Cytomegalovirus ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1. LỊCH SỬ VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CYTOMEGALOVIRUS ….3

1.2. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC 5

1.3. SINH LÝ BỆNH HỌC 7

1.4. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ CÁC THỂ LÂM

SÀNG NHIỄM CMV 11

1.4.1. Bệnh Cytomegalovirus ở trẻ sơ sinh 11

1.4.2. Tăng bạch cầu đơn nhân do Cytomegalovirus 14

1.4.3. Viêm gan do CMV 15

1.4.4. Xuất huyết giảm tiểu cầu và thiếu máu do CMV. 16

1.4.5. Viêm phổi do CMV. 16

1.4.6. Viêm não-màng não do CMV 17

1.4.7. Viêm dạ dày và viêm đại tràng do CMV 17

1.4.8. Bệnh Cytomegalovirus ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch 18

1.5. CHẨN ĐOÁN 20

1.5.1. Chẩn đoán trực tiếp 20

1.5.2. Chẩn đoán huyết thanh học 21

1.6. ĐIỀU TRỊ 21

1.7. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 22

1.7.1. Nước ngoài 22

1.7.2. Tại Việt Nam 23

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 24

2.2. PHƯƠNG PHÁP 25

2.2.1. Các chỉ số nghiên cứu: 25

2.2.2. Đánh giá 26

2.2.3. Thu thập số liệu 28

2.3. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 29

2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU 29

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30

3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ MẶT DỊCH TỄ HỌC 30

3.1.1. Tuổi mắc bệnh 30

3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới 31

3.1.3. Phân bố nhóm tuổi bệnh nhân theo giới 32

3.1.4. Phân bố bệnh nhân theo địa dư 33

3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA MỘT SỐ THỂ LÂM

SÀNG BỆNH DO CMV 33

3.2.1. Phân loại một số tổn thương cơ quan do CMV 33

3.2.2. Đặc điểm lâm sàng viêm gan do CMV 36

3.2.3. Đặc điểm lâm sàng xuất huyết giảm tiểu cầu do CMV 37

3.2.4. Đặc điểm lâm sàng thiếu máu do CMV 38

3.2.5. Đặc điểm lâm sàng Viêm phổi do CMV 39

3.2.6. Triệu chứng lâm sàng viêm não-màng não do CMV 40

3.2.7. Triệu chứng lâm sàng bệnh CMV bẩm sinh 41

3.2.8. Các biến đổi trong công thức máu ngoại vi của bệnh nhi khi vào viện 42

3.2.9. Các xét nghiệm sinh hóa máu của bệnh nhân khi vào viện 45

3.2.10. Phản ứng huyết thanh chẩn đoán bệnh do CMV 48

3.2.11. Sự hiện diện của kháng nguyên CMV trong các dịch cơ thể…. 49

3.2.12. Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính sọ não ở nhóm VN-MN do CMV…..50

3.2.13. Các rối loạn điện giải của bệnh nhân khi vào viện 51

3.3. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 51

3.3.1. Kết quả điều trị chung 52

3.3.2. Kháng nguyên virus trong máu sau khi điều trị 53

3.3.3. Kết quả điều trị ở nhóm bệnh nhân Viêm gan 53

3.3.4. Kết quả điều trị ở nhóm bệnh nhân xuất huyết giảm tiểu cầu…. 55

3.3.5. Kết quả điều trị ở nhóm bệnh nhân thiếu máu 55

3.3.6. Kết quả điều trị theo nhóm tuổi bệnh nhân 56

3.3.7. Thời gian nằm viện trung bình 56

Chương 4 BÀN LUẬN 57

4.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ MẶT DỊCH TỄ HỌC 57

4.1.1. Số bệnh nhân được khảo sát 57

4.1.2. Một số đặc điểm chung về mặt dịch tễ học 57

4.2. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG BỆNH DO

CYTOMEGALOVIRUS 59

4.2.1. Phân loại một số tổn thương cơ quan do CMV 59

4.2.2. Đặc điểm lâm sàng Viêm gan do CMV 61

4.2.3. Đặc điểm lâm sàng xuất huyết giảm tiểu cầu và thiếu máu do CMV.. 63

4.2.4. Biểu hiện lâm sàng Viêm phổi do CMV 65

4.2.5. Triệu chứng lâm sàng Viêm não-màng não do CMV 66

4.2.6. Triệu chứng lâm sàng Bệnh CMV bẩm sinh 68

4.2.7. Các biến đổi trong công thức máu ngoại vi của bệnh nhi khi vào viện 69

4.2.8. Các xét nghiệm sinh hóa máu của bệnh nhân khi vào viện 71

4.2.9. Phản ứng huyết thanh chẩn đoán bệnh do CMV 73

4.2.10. Sự hiện diện của kháng nguyên CMV trong các dịch cơ thể…. 75

4.2.11. Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính sọ não 76

4.3. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 78

4.3.1. Kết quả điều trị chung 78

4.3.2. Kháng nguyên virus trong máu sau khi điều trị 78

4.3.3. Kết quả điều trị ở nhóm bệnh nhân Viêm gan 78

KẾT LUẬN 80

KIẾN NGHỊ Error! Bookmark not defined.

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment