NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ SỐ HÌNH THÁI, CHỨC NĂNG THẬN Ở BỆNH NHÂN CHẾT NÃO DO CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ SỐ HÌNH THÁI, CHỨC NĂNG THẬN Ở BỆNH NHÂN CHẾT NÃO DO CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO.Theo Tổ chức Y tế thế giới, chấn thương sọ não (CTSN) là một tai nạn phổ biến ở mọi quốc gia, nhất là ở các nước đang phát triển. Đây là nguyên nhân gây tử vong cao hoặc để lại cho người bệnh những di chứng tàn phế nặng nề. Trước khi tử vong bệnh thường diễn biến qua giai đoạn chết não. Bệnh nhân chết não là nguồn cung cấp tạng ghép tiềm năng. Ở Việt Nam đã có tiêu chuẩn chẩn đoán chết não và luật hiến, lấy và ghép mô, bộ phận cơ thể người được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ 1/7/2007 [1], [2]. Số lượng bệnh nhân chết não do chấn thương sọ não rất nhiều. Theo thống kê của trung tâm kiểm soát bệnh tật tại Hoa Kỳ, hàng năm có khoảng 1,5 triệu người bị CTSN, trong đó tỉ lệ tử vong xấp xỉ 3%[3]. Tỉ lệ chết não tại các nước phương Tây là 4 – 6% số tử vong tại bệnh viện. Ở Việt Nam, theo số liệu của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, có khoảng 10.000 người chết vì tai nạn giao thông mỗi năm, số bệnh nhân chết não tại các bệnh viện lớn như bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện hữu nghị Việt Đức ước tính khoảng 1000 người/năm. Nếu chỉ 10% số người này đồng ý hiến tạng thì đã có thêm rất nhiều tạng để cứu chữa bệnh nhân [4].
Bên cạnh đó, bệnh thận mạn tính ngày càng gia tăng trên thế giới cũng như Việt Nam. Đặc trưng của bệnh là tiến triển từ từ, nặng dần, cuối cùng là bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối không hồi phục, bệnh nhân bắt buộc phải điều trị thay thế thận bằng lọc máu hoặc ghép thận. Ghép thận là biện pháp ngày càng được quan tâm lựa chọn điều trị bởi nó giúp kéo dài đời sống cũng như chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy thận mạn tính. Tại Việt Nam, ghép thận lần đầu được thực hiện cách đây gần 30 năm, tính đến năm 2019 cả nước đã ghép được hơn 4200 ca nhưng chỉ mới đáp ứng một phần nhu cầu của bệnh nhân do sự thiếu nguồn tạng ghép, chủ yếu là người cho sống. Bên cạnh việc mở rộng nguồn tạng ghép từ người cho sống, nguồn tạng ghép từ người cho chết não và chết tim cũng đã được thực hiện ở Việt Nam nhưng số lượng ca ghép còn hạn chế, chưa tới 5% tổng số ca ghép.
Sử dụng thận ghép từ nguồn hiến chết não là một vấn đề cần được phát triển. Tuy nhiên, ở bệnh nhân chết não thường có những biến đổi về sinh lý bệnh ảnh hưởng đến chức năng các tạng trong cơ thể. Các biến đổi do mất chức năng kiểm soát của não, thiếu hụt thể tích tuần hoàn, tác động của rối loạn hóc môn, các yếu tố viêm dẫn đến suy giảm chức năng các tạng, trong đó có chức năng thận. Việc duy trì chức năng các tạng, trong đó có thận từ nguồn bệnh nhân này, thời điểm nào lấy tạng là tốt nhất là một vấn đềcần được nghiên cứu. Ở nước ta hiện nay, những biến đổi hình thái, chức năng thận ở bệnh nhân chết não còn chưa được nghiên cứu một cánh đầy đủ, toàn diện. Chính vì vậy đề tài này được tiến hành nhằm 2 mục tiêu sau:
1. Đánh giá một số chỉ số hình thái trên siêu âm, tổn thương mô bệnh học và diễn biến chức năng thận trong vòng 72 giờ ở bệnh nhân chết não do chấn thương sọ não.
2. Tìm hiểu mối liên quan và giá trị dự báo tổn thương thận cấp của NGAL và microalbumin nước tiểu ở bệnh nhân chết não do chấn thương sọ não.
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC SƠ ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Chấn thương sọ não và chết não 3
1.1.1. Chấn thương sọ não 3
1.1.2. Chết não ở bệnh nhân chấn thương sọ não 4
1.2. Hình thái và chức năng thận ở bệnh nhân chết não 11
1.2.1. Hình thái thận 11
1.2.2. Chức năng thận 12
1.2.3. Ảnh hưởng chết não lên hình thái, chức năng thận 14
1.2.4. Các phương pháp đánh giá hình thái và chức năng thận 19
1.3. Các dấu ấn sinh học trong đánh giá tổn thương thận cấp 24
1.3.1. Neutrophil gelatinase-associated lipocalin 24
1.3.2. Microalbumin nước tiểu 27
1.3.3. Các dấu ấn sinh học khác 29
1.4. Một số nghiên cứu trong nước và trên thế giới 31
1.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới 31
1.4.2. Các nghiên cứu trong nước 36
CHƯƠNG 2ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
2.1. Đối tượng nghiên cứu 39
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 39
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 40
2.1.3. Tiêu chuẩn đưa ra khỏi nghiên cứu 40
2.2. Phương pháp nghiên cứu 40
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu và cỡ mẫu 40
2.2.2. Phương tiện nghiên cứu 41
2.2.3. Nội dung nghiên cứu 43
2.2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu 46
2.2.5. Các tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu 53
2.2.6. Phương pháp thu thập thông tin và xử lý số liệu 59
2.3. Đạo đức nghiên cứu 60
SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU 62
CHƯƠNG 3KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 63
3.1. Đặc điểm chung bệnh nhân chết não do chấn thương sọ não 63
3.1.1. Đặc điểm về tuổi, giới bệnh nhân chết não do chấn thương sọ não 63
3.1.2. Đặc điểm cơ cấu và nguyên nhân chấn thương 63
3.1.3. Đặc điểm về thời gian từ khi chấn thương đến khi chết não và thời gian chết não 64
3.1.4. Đặc điểm về huyết áp trung bình, áp lực tĩnh mạch trung tâm và chỉ số sử dụng thuốc trợ tim vận mạch ở bệnh nhân chết não 65
3.1.5. Đặc điểm thang điểm SOFA ở bệnh nhân chết não do chấn thương 67
3.2. Đánh giá một số chỉ số hình thái thận trên siêu âm, tổn thương mô bệnh học thận tại 12 giờ và diễn biến chức năng thận trong vòng 72 giờ ở bệnh nhân chết não do chấn thương sọ não 67
3.2.1. Đặc điểm hình thái thận trên siêu âm ở bệnh nhân chết não 67
3.2.2. Vị trí tổn thương mô bệnh học thận ở thời điểm 12 giờ chết não do chấn thương sọ não 69
3.2.3. Phân loại tổn thương mô bệnh học thận tại thời điểm 12 giờ ở bệnh nhân chết não do chấn thương sọ não theo Karpinski. 69
3.2.4. Diễn biến chức năng thận ở bệnh nhân chết não theo thời gian 71
3.2.5. Đặc điểm tổn thương thận cấp ở bệnh nhân chết não theo thời gian 76
3.3. Tìm hiểu mối liên quan và giá trị dự báo tổn thương thận cấp của NGAL và microalbumin nước tiểu ở bệnh nhân chết não do chấn thương sọ não 78
3.3.1. Mối liên quan giữa 1 số đặc điểm bệnh nhân chết não do chấn thương sọ não với tổn thương thận cấp 78
3.3.2. Mối liên quan giữa một số đặc điểm bệnh nhân chết não với tổn thương mô bệnh thận tại thời điểm 12 giờ chết não 81
3.3.3. Giá trị dự báo AKI của NGAL, microalbumin nước tiểu ở bệnh nhân chết não do chấn thương sọ não 84
CHƯƠNG 4BÀN LUẬN 88
4.1. Đặc điểm chung bệnh nhân nghiên cứu 88
4.1.1. Đặc điểm về tuổi, giới ở bệnh nhân chết não 88
4.1.2. Đặc điểm cơ cấu và nguyên nhân chấn thương 89
4.1.3. Đặc điểm về thời gian chấn thương trước khi chết não và thời gian chết não 89
4.1.4. Diễn biến huyết áp trung bình, CVP và chỉ số VIS 91
4.1.5. Diễn biến thang điểm SOFA 96
4.2. Đánh giá một số chỉ số hình thái thận trên siêu âm, tổn thương mô bệnh học thận tại 12 giờ và diễn biến chức năng thận trong vòng 72 giờ ở bệnh nhân chết não do chấn thương sọ não 98
4.2.1. Đặc điểm hình thái thận trên siêu âm thời điểm 12 giờ chết não 98
4.2.2. Vị trí tổn thương mô bệnh học thận ở thời điểm 12 giờ chết não do chấn thương sọ não 100
4.2.3. Phân mức điểm tổn thương mô bệnh học ở thời điểm 12 giờ chết não theo Karpinski 101
4.2.4. Diễn biến chức năng thận ở bệnh nhân chết não theo thời gian 103
4.2.5. Đặc điểm tổn thương thận cấp ở bệnh nhân chết não theo thời gian 110
4.3. Tìm hiểu mối liên quan và giá trị dự báo tổn thương thận cấp của NGAL và microalbumin nước tiểu ở bệnh nhân chết não do chấn thương sọ não 113
4.3.1. Mối liên quan giữa một số đặc điểm bệnh nhân chết não do chấn thương sọ não với tổn thương thận cấp 113
4.3.2. Mối liên quan giữa một số đặc điểm bệnh nhân chết não do chấn thương sọ não với tổn thương mô bệnh tại thời điểm 12 giờ chết não 115
4.3.3. Giá trị dự báo AKI của NGAL, microalbumin nước tiểu ở bệnh nhân chết não do chấn thương sọ não 117
HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI 120
KẾT LUẬN 121
KIẾN NGHỊ 123
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN PHỤ LỤC
Nguồn: https://luanvanyhoc.com