Nghiên cứu rối loạn giọng nói của nữ giáo viên tiểu học huyện Gia Lâm-Hà Nội và đánh giá kết quả của biện pháp can thiệp

Nghiên cứu rối loạn giọng nói của nữ giáo viên tiểu học huyện Gia Lâm-Hà Nội và đánh giá kết quả của biện pháp can thiệp

Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu rối loạn giọng nói của nữ giáo viên tiểu học huyện Gia Lâm-Hà Nội và đánh giá kết quả của biện pháp can thiệp.Rối loạn giọng nói (Voice disorder or Dysphonia) là tình trạng bất thường của một hoặc nhiều đặc tính của giọng nói, gồm rối loạn âm vực, cao độ, cường độ hay chất thanh1. Rối loạn giọng nói (RLGN) có thể ở mức độ khác nhau từ khàn giọng đến mất giọng2.
Có nhiều cơ quan tham gia vào quá trình phát âm, trong đó thanh quản là cơ quan phát âm chính3. RLGN do nguyên nhân tại thanh quản phần lớn do rối loạn hoạt động của hệ thống cơ thanh quản xuất phát từ những hành vi lạm dụng giọng nói như la hét, nói to, nói cố sức, nói liên tục, nói hoặc hát không đúng với khả năng âm vực của bản thân4… đây là các nguyên nhân mang tính hành vi, ngoài ra RLGN còn gặp trong các tổn thương thực thể tại thanh quản.

RLGN thường có sự kết hợp giữa việc lạm dụng giọng nói (voice abuse) với các bệnh lý TMH kèm theo như viêm mũi xoang (VMX), viêm mũi dị ứng (VMDU), viêm họng, viêm amidan và đặc biệt là bệnh trào ngược họng thanh quản (LPR) làm cho RLGN gặp thường xuyên hơn5 và việc điều trị cũng cần có sự phối hợp mới đạt hiệu quả cao. Giáo viên (GV) là đối tượng phải sử dụng giọng nói như một công cụ nên có nguy cơ mắc RLGN cao hơn so với các nghề nghiệp khác. Chất lượng giọng nói của GV ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của công tác đào tạo đặc biệt là học sinh tiểu học6.
Việc chẩn đoán RLGN dựa vào nhiều phương pháp gồm: đánh giá chủ quan (qua việc phỏng vấn, nghe cảm thụ lời nói, thăm khám lâm sàng) và đánh giá khách quan (phân tích âm học, nội soi hoạt nghiệm thanh quản…).
Trong đó nội soi hoạt nghiệm thanh quản (NSHNTQ) giúp chẩn đoán chính xác hơn các bệnh lý thanh quản từ đó đưa ra các quy trình điều trị phù hợp1, 7.2
Điều trị RLGN bao gồm điều trị ngoại khoa, nội khoa (có cả các bệnh lý TMH phối hợp), và các phương pháp điều chỉnh hành vi phát âm trực tiếp (luyện giọng) và gián tiếp (VSGN, truyền thông giáo dục sức khỏe).
Tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu về RLGN ở giáo viên tiểu học GVTH như nghiên cứu của Ngô Ngọc Liễn (2006) trên 1033 nữ giáo viên tiểu học cho thấy tỷ lệ có tổn thương thực thể ở thanh quản là 20,81%. Các RLGN chức năng chưa được đề cập đến trong nghiên cứu này. Nghiên cứu của Trần Duy Ninh (2011) trên 416 giáo viên tiểu học cho thấy tỷ lệ mắc RLGN của GVTH TP Thái Nguyên rất cao trong cả 2 mùa nghiên cứu: 76,20% – 79,33%, trong đó có 45,67% – 46,88% GV mắc trên 3 triệu chứng.
Tuy nhiên, các nghiên cứu trên mới chỉ áp dụng các phương pháp đánh giá chủ quan để chẩn đoán RLGN, và việc điều trị cũng chỉ áp dụng công tác truyền thông giáo dục sức khỏe và VSGN. Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào sử dụng NSHNTQ và phân tích âm để chẩn đoán và phân loại RLGN ở GVTH, nghiên cứu sự liên quan giữa bệnh lý TMH kèm theo ở người có RLGN và đánh giá hiệu quả của phương pháp luyện giọng cho GV có RLGN.
Nghiên cứu này thực hiện với mong muốn các can thiệp được tiến hành sẽ giúp cải thiện giọng nói của GV, giúp GV biết cách sử dụng giọng nói đúng kỹ thuật, biết cách chăm sóc giọng nói, biết phát hiện và xử trí khi có RLGN để thực hiện tốt công việc của mình. Do đó chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu rối loạn giọng nói của nữ giáo viên tiểu học huyện Gia Lâm-Hà Nội và đánh giá kết quả của biện pháp can thiệp” với các mục tiêu nghiên cứu sau:
1. Mô tả rối loạn giọng chức năng, thực thể và các bệnh lý tai mũi họng liên quan đến rối loạn giọng nói ở giáo viên tiểu học huyện Gia Lâm, Hà Nội.
2. Đánh giá hiệu quả của các biện pháp can thiệp trong điều trị rối loạn giọng nói ở giáo viên tiểu học

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………………………….. 3
1.1. Lịch sử nghiên cứu về rối loạn giọng nói ……………………………………….. 3
1.1.1. Nghiên cứu dịch tễ học rối loạn giọng nói trên thế giới………………. 3
1.1.2. Nghiên cứu dịch tễ học rối loạn giọng nói ở nữ giáo viên tiểu học
Việt Nam…………………………………………………………………………………. 5
1.2. Giọng nói……………………………………………………………………………………. 6
1.2.1. Khái niệm về giọng nói…………………………………………………………… 6
1.2.2. Giọng nói bình thường …………………………………………………………… 6
1.2.3. Khái quát về ngữ âm của giọng nói ………………………………………….. 7
1.2.4. Giải phẫu cơ quan phát âm: …………………………………………………….. 8
1.2.5. Cơ chế phát âm và các thuộc tính vật lý của giọng nói ……………… 12
1.3. Rối loạn giọng nói …………………………………………………………………….. 16
1.3.1. Khái niệm về rối loạn giọng nói …………………………………………….. 16
1.3.2. Phân loại rối loạn giọng nói…………………………………………………… 16
1.3.3. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ RLGN chức năng…………………… 17
1.3.4. Các biểu hiện của rối loạn giọng nói ………………………………………. 21
1.3.5. Phát hiện và đánh giá rối loạn giọng nói …………………………………. 22
1.3.6. Phát hiện các bệnh lý kết hợp: ……………………………………………….. 31
1.4. Điều trị rối loạn giọng nói ở giáo viên………………………………………….. 33
1.4.1. Nguyên tắc điều trị rối loạn giọng nói cho giáo viên ………………… 33
1.4.2. Điều trị rối loạn giọng nói bằng phương pháp điều chỉnh hành vi
phát âm………………………………………………………………………………….. 33
1.4.3 Điều trị rối loạn giọng nói bằng phương pháp nội khoa, ngoại khoa36
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……… 40
2.1. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………… 40
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………… 402.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn, tiêu chuẩn loại trừ …………………………………. 40
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu…………………………………………………………….. 41
2.1.4. Thời gian nghiên cứu:…………………………………………………………… 42
2.2. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………. 42
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ……………………………………………………………… 42
2.2.2. Cỡ mẫu……………………………………………………………………………….. 42
2.2.3. Thiết bị nghiên cứu ………………………………………………………………. 44
2.2.4. Biến số và chỉ số nghiên cứu …………………………………………………. 48
2.2.5. Các bước tiến hành ………………………………………………………………. 49
2.2.6. Tiêu chuẩn đánh giá……………………………………………………………… 55
2.2.7. Nguyên tắc phân nhóm can thiệp: ………………………………………….. 55
2.2.8. Phương pháp xử lý số liệu …………………………………………………….. 57
2.2.9. Biện pháp khống chế sai số……………………………………………………. 58
2.3. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ………………………………………………… 59
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………… 60
3.1. Thực trạng rối loạn giọng nói của nữ giáo viên tiểu học về chức năng,
thực thể và các bệnh lý tai mũi họng kèm theo………………………………… 60
3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng trong nhóm nghiên cứu ……………. 60
3.1.2. Thực trạng RLGN về chức năng và thực thể của đối tượng tham gia
nghiên cứu……………………………………………………………………………… 63
3.1.3. Thực trạng RLGN và các bệnh lý tai mũi họng kèm theo………….. 66
3.1.4. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng RLGN ở nữ GVTH……….. 67
3.2. Đánh giá hiệu quả của các biện pháp can thiệp trong điều trị RLGN ở
giáo viên tiểu học…………………………………………………………………………. 70
3.2.1. Nhóm chỉ số liên quan đến RLGN chức năng và thực thể…………. 70
3.2.2. Tỷ lệ mắc và cải thiện sau can thiệp các bệnh TMH và LPR kèm theo … 71
3.2.3. Nhóm chỉ số về hiệu quả phối hợp điều trị nội khoa, vệ sinh giọng
nói và luyện giọng ………………………………………………………………….. 743.2.4. Nhóm chỉ số liên quan tới tuân thủ và duy trì các phác đồ và
phương pháp tập luyện ……………………………………………………………. 80
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN …………………………………………………………………. 81
4.1. Thực trạng rối loạn giọng nói của nữ giáo viên tiểu học về chức năng, thực
thể và các bệnh lý tai mũi họng kèm theo ………………………………………….. 81
4.1.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu……………………………….. 81
4.1.2. Thực trạng mắc các triệu chứng rối loạn giọng nói…………………… 82
4.1.3. Các bệnh TMH kèm theo với tình trạng RLGN trên nhóm nữ GVTH. 85
4.1.4. Một số yếu tố liên quan đến RLGN của nữ GVTH huyện Gia Lâm,
TP Hà Nội ……………………………………………………………………………… 85
4.2. Đánh giá kết quả của biện pháp can thiệp RLGN ở nữ giáo viên tiểu
học huyện Gia Lâm – Hà Nội ………………………………………………………… 87
4.2.1. Nhóm các chỉ số liên quan đến RLGN chức năng và thực thể……. 89
4.2.2. Nhóm chỉ số liên quan tới bệnh LPR và bệnh lý TMH kèm theo .. 95
4.2.3. Nhóm chỉ số về hiệu quả phối hợp điều trị nội khoa, vệ sinh giọng
nói và luyện giọng ………………………………………………………………….. 96
4.2.4. Nhóm các chỉ số liên quan tới tuân thủ và duy trì các phác đồ và
phương pháp luyện tập …………………………………………………………. 101
4.3. Một số đóng góp mới và hạn chế của đề tài và biện pháp khắc phục.. 103
4.3.1. Những đóng góp mới của luận án……………………………………….. 103
4.3.2. Những hạn chế của đề tài và biện pháp khắc phục……………….. 104
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………….. 106
KHUYẾN NGHỊ……………………………………………………………………………… 108
CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả nội soi hoạt nghiệm thanh quản …………………………….. 47
Bảng 3.1. Tuổi đời và tuổi nghề của nữ giáo viên tiểu học ………………….. 60
Bảng 3.2. Nhóm tuổi của nữ giáo viên tiểu học………………………………….. 60
Bảng 3.3. Phân công khối lớp dạy học của giáo viên ………………………….. 61
Bảng 3.4. Phân loại buổi dạy của giáo viên ……………………………………….. 62
Bảng 3.5. Phân loại số tiết dạy học một ngày của giáo viên…………………. 63
Bảng 3.6. Tỷ lệ mắc rối loạn giọng nói của nữ giáo viên tiểu học ………… 63
Bảng 3.7. Tỷ lệ rối loạn giọng nói ở giáo viên tiểu học theo các thể bệnh … 65
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa RLGN và các bệnh tai mũi họng kèm theo.66
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa tuổi và rối loạn giọng nói ……………………… 66
Bảng 3.10. Bảng kiến thức của giáo viên về giọng nói………………………….. 67
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa số lượng học sinh trong lớp và số lượng triệu
chứng của rối loạn giọng nói (trên 3 triệu chứng)………………… 68
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa số tiết dạy học với số lượng triệu chứng của
bệnh rối loạn giọng nói (trên 3 triệu chứng)………………………… 69
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa tuổi của giáo viên và triệu chứng của bệnh
rối loạn giọng nói (trên 3 triệu chứng)………………………………… 69
Bảng 3.14. Phương pháp can thiệp cho các đối tượng nghiên cứu………….. 70
Bảng 3.15. Tỷ lệ mắc rối loạn giọng nói của các đối tượng nghiên cứu sau
các lần khám …………………………………………………………………… 70
Bảng 3.16. Tỷ lệ các thể bệnh rối loạn giọng nói trước can thiệp …………… 71
Bảng 3.17. Tỷ lệ các bệnh lý tai mũi họng ở nhóm giáo viên có rối loạn
giọng nói tham gia nghiên cứu can thiệp…………………………….. 71
Bảng 3.18. Tỷ lệ các bệnh tai mũi họng và hội chứng trào ngược họng thanh
quản ở nhóm can thiệp……………………………………………………… 72
Bảng 3.19. Tỷlệ cải thiện LPR và các nhóm bệnh lý TMH kèm theo sau can thiệp72Bảng 3.20. Tỷ lệ cải thiện các bệnh tai mũi họng qua 3 lần can thiệp…………. 73
Bảng 3.21. Tỷ lệ cải thiện bệnh trào ngược họng thanh quản theo thang
điểm RSI và RSF …………………………………………………………….. 73
Bảng 3.22. Tỷ lệ cải thiện rối loạn giọng nói so với trước can thiệp theo
thang thụ cảm GRBAS nguyên âm “a”……………………………….. 76
Bảng 3.23. Tỷ lệ cải thiện rối loạn giọng nói sau các lần can thiệp thông qua
nội soi hoạt nghiệm thanh quản …………………………………………. 77
Bảng 3.24. Tỷ lệ cải thiện chất thanh sau các lần can thiệp……………………. 79
Bảng 3.25. Mức độ tuân thủ liệu pháp can thiệp qua các lần khám ………… 80
Bảng 3.26. Nguyên nhân không tuân thủ tập luyện qua các lần khám của
giáo viên…………………………………………………………………………. 80DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Trình độ học vấn của nữ giáo viên tiểu học ……………………….. 61
Biểu đồ 3.2. Số học sinh trong 1 lớp……………………………………………………. 62
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ mắc rối loạn giọng nói ở giáo viên tiểu học……………….. 64
Biểu đồ 3.4. Mức độ các triệu chứng cơ năng chính liên quan đến rối loạn
giọng nói ……………………………………………………………………….. 64
Biểu đồ 3.5. Phân loại thái độ của giáo viên đối với giọng nói ……………….. 68
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ cải thiện các triệu chứng cơ năng so với trước can thiệp … 74
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ cải thiện các triệu chứng cơ năng so với trước can thiệp … 75DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 1.1: Giải phẫu đường hô hấp ……………………………………………………….. 8
Hình 1.2: Giải phẫu thanh quản ………………………………………………………….. 10
Hình 1.3: Cấu trúc vi thể của dây thanh. ……………………………………………… 11
Hình 1.4: Chu kỳ rung động của dây thanh khi phát âm ………………………… 13
Hình 1.5: Các tổn thương thanh quản qua nội soi …………………………………. 26
Hình 1.6: Nội soi hoạt nghiêm thanh quản …………………………………………… 27
Hình 2.1. Phương tiện ghi âm giọng……………………………………………………. 45
Hình 2.2. Hệ thống soi hoạt nghiệm thanh quản …………………………………… 46
Hình 2.3. Sơ đồ nghiên cứu ……………………………………………………………….. 54
Sơ đồ 1.1: Mô phỏng về sinh lý phát âm ………………………………………………. 14
Sơ đồ 1.2: Vòng xoắn bệnh lý của rối loạn giọng nói……………………………… 18
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hóa cách đánh giá rối loạn giọng nói……………………………. 22
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hóa các phương pháp thăm dò chức năng phát âm ………… 23
Sơ đồ 1.5: Cơ chế tác động của bài tập đến cơ quan phát âm…………………… 3

Nghiên cứu rối loạn giọng nói của nữ giáo viên tiểu học huyện Gia Lâm-Hà Nội và đánh giá kết quả của biện pháp can thiệp

Leave a Comment