Nghiên cứu rối loạn vận động vùng và chức năng tâm thu thất trái sau nhồi máu cơ tim bằng siêu âm tim

Nghiên cứu rối loạn vận động vùng và chức năng tâm thu thất trái sau nhồi máu cơ tim bằng siêu âm tim

Luận án Nghiên cứu rối loạn vận động vùng và chức năng tâm thu thất trái sau nhồi máu cơ tim bằng siêu âm tim.NMCT là tình trạng cơ tim bị hoại tử từ 2cm2 trờ lên, xảy ra chù yếu do xơ vữa động mạch vành kết hợp với huyết khối gây tắc một hoặc nhiều nhánh động mạch vành kéo dài từ 20 phút trờ lên [27].

Ớ các nước công nghiệp phát triển NMCT là một vấn đề quan trọng hàng đầu đối với sức khoé cộng đồng. Tại Mỹ mỗi năm trung bình có 1,5 triệu người bị NMCT, tức là khoảng 20 giây có 1 người bị NMCT [27]. Còn ờ Pháp thì mỗi năm có khoảng 100.000 người bị NMCT1168].

Ở Việt nam, trong thời gian gần đây tỷ lệ NMCT ngày càng có khuynh hướng tảng lên rõ rệt. Theo thống kê của Viện Tim Mạch – Bệnh viện Bạch Mai, trong 10 nảm (1980- 1990), chỉ có 108 ca NMCT vào viện [16], nhưng chỉ trong 5 năm (1/91- 10/95) đã có 82 ca vào viên vì NMCT và riêng 10 tháng đầu năm 1995 đã có 31 bệnh nhân NMCT vào cấp cứu tại Viện Tim mạch [18]. Tỷ lệ bệnh lăng cao không chỉ đối với các bệnh viện chuycn khoa đầu ngành mà cả ở các bệnh viện đa khoa địa phương [5], [6], [10], [12].

Mặc dù hiện nay dã có rất nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị bệnh, song NMCT vẫn là loại bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm như sốc tim, các rối loạn nhịp (im (ngoại tâm thu thất, nhịp nhanh thất, rung thất…),

vỡ tim, suy tim…do đó tỷ lộ tử vong của bệnh còn rất cao. ở Mỹ tỉ lệ tử vong do NMCT khoảng 30%, trong đó một nửa là chết trong giờ đầu tiên [27J. Ớ Pháp, tỷ lệ tử vong do NMCT cũng chiếm khoảng 30% từ vong nói chưng [168]. Ớ những bệnh nhân còn sống sau NMCT, tình trạng bệnh cũng có ảnh hường nặng nc về mặt tâm lý và kinh tế, ở Mỹ mỗi năm phải chi phí cho bệnh mạch vành khoảng 60 tỷ đôla và khoảng một nửa số đó là cho phòng và điều trị NMCT [27].

Các nghiên cứu thực nghiệm và lâm sàng đều cho thấy ngay sau khi động mạch vành bị tắc, lập tức xuất hiện các rối loạn vận động ờ vùng cơ tim không được tưới máu. Các rối loạn vận động này có thể là: giảm vận động, không vận động, vận động nghịch thường. Những rối loạn vận động này thường xuất hiện rất sớm trước khi tăng các men tim [19], [20Ị, [21].

Trong NMCT, việc đánh giá các rối loạn vận động thành tim và chức năng tim có vai trò rất quan trọng, đây là các thông số vừa có giá trị góp phần chẩn đoán xác định bệnh, vừa giúp cho người thầy thuốc đánh giá tiên lượng bệnh cũng như lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.

Để chẩn đoán xác định NMCT, các nhà lâm sàng vẫn dựa theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới [27] là có 2 trong 3 tiêu chuẩn: cơn đau thắt ngực điển hình, điện tâm đồ có hình ảnh NMCT, tăng cao các men tim.

Tuy vậy, trên thực tế lâm sàng nhicu khi các thầy thuốc cũng gặp khó khản trong chấn đoán nhất là trong giai đoạn sớm khi các triệu chứng trên không điến hình. Trong các trường hợp này, việc nghiên cứu vận động của các vách tim có vai trò khá quan trọng, nó góp phần giúp thầy thuốc khẳng định hoặc loại trừ chẩn đoán.

• • •

Các nghiên cứu cũng cho thấy, suy giám chức nấng thất trái sau NMCT là yếu tố quan trọng trong tiên lượng bệnh, đây cũng là yếu lố quan trọng trong chi định, theo dõi và đánh giá kết quả điều trị bệnh. Vì vậy việc đánh giá chính xác chức nãng tim là một vấn đề được các thầy thuốc rất quan tâm.

Để đánh giá những rối loạn vận động của các vách tim cũng như chức năng tim trong NMCT, người ta đã áp dụng một số phương pháp thãm dò như chụp cản quang buồng thất trái, ghi xạ hình buồng thất trái, siêu âm tim vv…Tuy nhiên, thông tim và chụp buồng tim là phương pháp thãm dò chảy máu khá nguy hiểm. Hơn nữa cả thông tim và chụp buồng tim cũng như thăm dò phóng xạ đều là những phương pháp thãm dò đòi hỏi những trang thiết bị rất hiện đại, tốn kém mà không phải cơ sử y tế nào của chúng ta cũng có.

Riêng về lĩnh vực ứng dụng siêu âm tim trong chẩn đoán và theo dõi NMCT, hai thập kỷ qua thế giới đã có nhiều tiến hộ vượt bậc, có một số nghiên cứu đã đi sâu vào đánh giá những rối loạn co bóp vùng cũng như chức năng thất trái trong NMCT. Các nghiên cứu này cho thấy siêu âm tim là một thăm dò không xâm và có giá trị góp phần trong chẩn đoán xác định bệnh, cung cấp các thông tin về tiên lượng bệnh cùng như lựa chọn phương pháp điều trị bệnh [20], [211, [24), [29], [32], [35], [38], [39], [42], [43].

Ở Việt nam đã có một vài nghiên cứu bước đầu về siêu âm tim trong NMCT như của Lê Phúc Cầu [1], Trần Quý Tường [17], Tưởng Hồng Hạnh [9], Phạm Nguyên Sơn [14]. Tuy nhiên chúng tôi chưa thấy có mộl nghicn cứu chi tiết và toàn diện nào về việc ứng dụng siêu âm tim và có đối chiếu với chụp buồng tim và chụp động mạch vành trong NMCT.

Do đó, với mong muốn tìm hiểu một vấn để còn khá mới mẻ ở nước ta, góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh NMCT, chúng tôi tiến hành đc tài này nhằm mục tiẽu sau:

* Muc tiẽu nqhiẽn cứu:

Nghiên cứu rối loạn vận động vùng và chức năng tâm thu thát trái sau nhói máu cơ tim bằng siêu âm tim.

Qua đó:

/- Tìm hiểu giá trị của siêu ám tim trong đánh giá rối loạn vận động vùng và chức nàng tâm thu thất trái ở bệnh nhàn sau nhồi máu cơ tim (có đối chiếu với kết qua chụp buồng thất trái).

2- Nghiên cứu vai trò của siêu ám tim trong việc góp phần chẩn đoán xác định NMCT cấp, trong chẩn đoán định khu vùng cơ tim bị nhồi máu và dự đoán nhánh ĐMV thủ phạm gây nhồi máu cơ tỉm.

MỤC LỤC
■ •
TRANG BÌA LỜI CẢM ƠN LỜ! CAM ĐOAN MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC sơ Đồ, Biểu Đổ, HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỂ 1
MỤC ĐÍCH NGHIÊN cứu 3
CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1- Đại cương về nhồi máu C0 tim 4
1.1.1- Định nghĩa NMCT 4
1.1.2- Giải phẫu chức năng động mạch vành 4
1.1.3- Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh trong NMCT 6
1.2- Chức năng thất trái sau NMCT 8
1.2.1- Rối loạn vận động vùng 9
1.2.2- Chức năng tâm thu thất trái toàn bộ 11
ỉ .2.3- Chức nãng tâm trương thất trái 12
1.2.4- Hiện tượng tái cấu trúc thất trái 12
1.2.5- Chức năng thất trái và tiên lượng bệnh 14
1.3- Một sô phương pháp đánh giá vận động thành tim và
chức năng tám thu thất trái 14
1.3.1- Thăm dò huyết động: chụp buồng thất trái cản quang 14
1.3.2- Thăm dò phóng xạ: kỹ thuật chụp hình phóng xạ buồng tim (Radionuclidc ventriculography-
– Gated cardiac blood pool imaging) 18
1.4- Siêu âm tim trong bệnh NMCT 19
1.4.1- wSiêu âm tim đánh giá vận động vùng và chức năng tim 20
1.4.2- Siêu âm tim trong chẩn đoán NMCT cấp 26
1.4.3- Siêu âm tim trong chẩn đoán định khu NMCT 26
1.4.4- Siêu âm tim trong dự đoán vị trí và số lượng ĐMV
bị tổn thương 27
1.4.5- Siêu âm góp phần phát hiện và đánh giá các biến chứng 28
3.3.3- Kết cỊuả so sánh giữa siêu âm tim với chụp huổng tim
về đánh giá phân số tống máu ( EF) 62
3.3.4- Tương quan giữa “chí số vận động vùng” trcn siêu âm
tim với phân số tống máu EF trên chụp buồng tim 66
3.4- Kết quả về vai trò của sièu âm tim trong chần đoán xác
định, chản đoán định khu và dự đoán ĐMV thủ phạm 67
3.4.1- Đặc điểm chung của nhóm NMCT cấp 67
3.4.2- Kết quả về siêu âm tim trong chẩn đoán NMCT cấp 69
3.4.3- Kếl quả đối chiếu giữa RLVĐV trên siêu âm tim với
vùng NMCT trôn ĐTĐ 71
3.4.4- Kết quả về siêu âm tim trong dự đoán ĐMV thủ phạm 73
3.4.5- Kết quả về vai trò của CSVĐV và phân số tống máu
trong tiên lượng một số biến chứng sớm sau NMCT 84
CHƯƠNG BỐN- BÀN LUẬN 87
4.1 -Rối loạn vận động vùng và chức năng tâm thu thất trái
ở bệnh nhân sau NMCT 87
4.1.1- Rối loạn vận động vùng ở bệnh nhân sau NMCT 87
4.1.2- Kích thước và chức nãng tâm thu thất trái sau NiMCT 92
4.2- So sánh siêu ám tim với chụp buồng tim trong đánh giá RLVĐ vùng và chức năng tâm thu thất trái ở
bệnh nhân sau NMCT 97
4.2.1- So sánh siêu âm tim với chụp buồng tim trong
đánh giá RLVĐV 97
4.2.2- So sánh siêu âm tim với chụp buồng tim trong đánh
giá chức năng tâm thu thất trái ở bệnh nhân sau NMCT 100
4.3- Vai trò của Siêu âm tim trong chẩn đoán xác định,
chẩn đoán định khu và dự đoán nhánh ĐMV thủ phạm 104
4.3.1- Vai trò của sicu âm tim trong chẩn đoán NMCT cấp 104
4.3.2- Siêu âm tim trong chẩn đoán định khu NMCTcấp 109
4.3.3- Siêu âm tim trong dự đoán nhánh ĐMV thù phạm 113
4.3.4- Siêu âm tim trong tiên lượng một số biến chứng sớm
sau nhồi máu cơ tim 115
KẾT LUẬN 121
Ý KIẾN ĐỀ NGHỊ 122
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN cứu KHOA HỌC LIÊN QUAN 123 TÀI LIỆU THAM KHẢO 124
PHỤ LỤC 141

Leave a Comment