NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI ĐỘ ĐÀN HỒI THẤT TRÁI Ở BỆNH NHÂN BỆNH TIM THIẾU MÁU CỤC BỘ MẠN TÍNH

NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI ĐỘ ĐÀN HỒI THẤT TRÁI Ở BỆNH NHÂN BỆNH TIM THIẾU MÁU CỤC BỘ MẠN TÍNH

NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI ĐỘ ĐÀN HỒI THẤT TRÁI Ở BỆNH NHÂN BỆNH TIM THIẾU MÁU CỤC BỘ MẠN TÍNH
Phạm Vũ Thu Hà1,, Lương Công Thức1
Mục tiêu: Khảo sát chỉ số độ đàn hồi thất trái cuối tâm thu (Ees) (Left ventricular end systolic elastance), độ đàn hồi thất trái cuối tâm trương ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính. Đối tượng và phương pháp: 129 bệnh nhân được chẩn đoán bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính và 40 người được chụp động mạch vành bình thường, tham gia nghiên cứu từ 12/2016 đến tháng 12/2018. Tính chỉ số Ees bằng phương pháp đơn nhịp trên siêu âm tim. Ed được tính bằng công thức (E/e’)/ SV (1/ml). Kết quả: Giá trị trung vị của Ees ở nhóm bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính lần lượt là 3,87 (2,88 – 4,97) (mmHg/ml) thấp hơn so với nhóm chứng (4.38 ( 3.70 – 5.29) mmmHg/ml) trong khi Ed  giữa 2 nhóm không có sự khác biệt. Ees, Ed có mối liên quan với tuổi, giới và tình trạng suy tim. Ees của nhóm suy tim (2,59 (1,83 – 4,09) mmHg/ml) thấp hơn nhóm không suy tim (4,08 (3,17 – 5,26) mmHg/ml). Trong khi Ed của nhóm suy tim (0,28  (0,19 – 0,39) 1/ml) cao hơn nhóm không suy tim (0,24 (0,17 – 0,31) 1/ml). Ees giảm dần khi phân độ suy tim theo NYHA tăng dần (p < 0,05) nhưng Ed thì không có mối liên quan với mức độ suy tim. Kết luận: Ees  ở BN BTTMCBMT thấp hơn còn Ed cao hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng.  Ees, Ed có mối liên quan với tuổi và giới. Ees, Ed có liên quan đến tình trạng suy tim. Ees giảm dần  khi mức độ suy tim theo NYHA nặng dần nhưng Ed thì chưa nhận thấy mối liên quan này.

Bệnh  tim  thiếu  máu  cục  bộ  mạn  tính (BTTMCBMT)  là  một  bệnh  thường  gặp  ở  các nước phát triển và có xu hướng gia tăng ở những nước đang phát triển. Can thiệp động mạch vành(ĐMV)qua da trong những năm gần đây đang trở thành một phương pháp điều trị hiệu quả và hiện đại cho bệnh nhân(BN)bị bệnh ĐMV với sự tiến bộ không ngừng.Khái niệm độ đàn hồi thất trái cuối tâm thu (Ees)trong việc khảo sát chức năng  tống  máu  của  thất  trái  đã  được  tác  giả Suga  và  Sagawa  đưa  ra  và  nghiên  cứu  nhiều thập kỉ trước. Eesđánh giá khả năng co bóp của cơ tim, độ cứng của thất trái thì tâm thu. Eesbị tác động bởi hoạt động, mức độ tái cấu trúc và chức năng sinh lý của cơ tim. Nhiều nghiên cứu đã  chỉ  ra  rằng  độ  đàn  hồi  thất  trái  cuối  tâm trương Edlà được xác định bằng tỷ lệ giữa áp lực đổ đầy thất trái cuối tâm trương và thể tích tống máu (LV EDV/ SV). Tỷ lệ E/e’ được sử dụng như một thông số đánh giá áp lực nhĩ trái và áp lực đổ  đầy  cuối  tâm  trương.  Do  đó  Edđược  tính bằng công thức (E/e’)/ SV (1/ml) [1].EesEd là chỉ số đánh giá hoạt động thất trái thì tâm thu và tâm trường, tương đối không phụ thuộc  vào  hậu  gánh.  Tại  Việt  Nam,  chưa  có nhiều  nghiên cứu về độ  đàn hồi thất trái cuối tâm thu và tâm trương ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính cũng như sự biến đổi của nó sau khi can thiệp động mạch vành qua da. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu sự biến đổi độđàn hồi thất tráiở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính”với hai mục tiêu sau:-Khảo sát độ đàn hồi thất trái cuối tâm thu và tâm trương ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính-Tìm  hiểu  mối  liên  quan  giữa  độ  đàn  hồi thất trái với một số đặc điểm lâm sàng và siêu âm tim ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment