NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI NỒNG ĐỘ GLIAL FIBRILLARY ACIDIC PROTEIN HUYẾT THANH TRONG 3 NGÀY ĐẦU Ở BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO NẶNG

NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI NỒNG ĐỘ GLIAL FIBRILLARY ACIDIC PROTEIN HUYẾT THANH TRONG 3 NGÀY ĐẦU Ở BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO NẶNG

NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI NỒNG ĐỘ GLIAL FIBRILLARY ACIDIC PROTEIN HUYẾT THANH TRONG 3 NGÀY ĐẦU Ở BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO NẶNG
Nguyễn Chí Tâm1, Lê Đăng Mạnh1, Nguyễn Thanh Nga1
Phạm Văn Công1, Nguyễn Chí Tuệ1, Nguyễn Quang Huy1
Nguyễn Công Trường2, Bùi Văn Mạnh2, Nguyễn Trung Kiên2
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá sự biến đổi nồng độ glial fibrillary acidic protein (GFAP) huyết thanh trong 3 ngày đầu ở bệnh nhân (BN) chấn thương sọ não (CTSN) nặng. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, tiến cứu trên 39 BN CTSNnặng (Điểm Glasgow khi vào viện ≤ 8 điểm), ≥ 16 tuổi tại Khoa Hồi sức Ngoại, Bệnh viện Quân y 103 từ 1/2021 – 3/2022. BN được lấy mẫu bệnh phẩm máu tại các thời điểm T1, T2, T3, T4, T5 lần lượt là giờ thứ 6, 12, 24, 48, 72 sau nhập viện và đánh giá kết quả sau 28 ngày nhập viện. Kết quả: Ở nhóm sống, nồng độ GFAP giảm dần sau vào viện và xu hướng tăng cao trở lại ở thời điểm 48 giờ, sau đó tiếp tục giảm. Ở nhóm tử vong, nồng độ GFAP tăng cao dần từ khi vào viện đến 72 giờ. Nồng độ GFAP cao hơn có ý nghĩa ở nhóm tử vong cũng như nhóm > 60 tuổi khi so sánh lần lượt với nhóm sống và nhóm < 60 tuổi tại thời điểm từ T1 – T5 với p < 0,05. Nồng độ GFAP ở nhóm sống tại thời điểm trước và sau phẫu thuật khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Nồng độ GFAP ở nhóm sống giảm dần sau vào viện, có xu hướng tăng cao trở lại tại thời điểm 48 giờ và sau đó lại giảm. Ở nhóm tử vong, nồng độ GFAP tăng dần trong 3 ngày đầu vào viện. Nồng độ GFAP ở nhóm tử vong cao hơn so với nhóm sống, ở nhóm > 60 tuổi cao hơn so với nhóm < 60 tuổi tại hầu hết các thời điểm. Ngoài ra, phẫu thuật không làm thay đổi có ý nghĩa nồng độ GFAP huyết thanh.

Chấn thương sọ não là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp, là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh tật, tử vong ở Việt Nam và các nước trên thế giới. CTSN được xác định là nặng khi điểm Glasgow ≤ 8 sau khi được xử trí cấp cứu ban đầu. Theo một nghiên cứu, CTSN nặng chỉ chiếm 12,5% tổng số BN CTSN, nhưng tỷ lệ tử vong cao.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment